Nhà báo Hồ Thu Hồng viết về Osin Huy Đức
12/09/2009 | 5:17 chiều | 6 Comments
Tác giả: talawas blog
Category: Chưa được phân loại
Chủ nhân của blog Beo, nhà báo Hồ Thu Hồng, cựu phó Tổng biên tập báo Thể thao – Văn hóa, vừa có một bài viết về Osin Huy Đức, với những cáo buộc như “nói dối và nói nửa sự thật”, “dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể”, “làm Osin cho triều đình”, “chơi trò hai mang”… Tác giả của bài viết này cũng thông báo rằng trong bài sau “sẽ chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao” và thông báo sẽ “viết riêng một entry về minh chủ và các đầy tớ”, liên quan đến “một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức…”
Trong mục giới thiệu bài viết và thông tin trên mạng này, chúng tôi cũng đã giới thiệu ý kiến của nhà báo Hồ Thu Hồng về trang Bauxite Việt Nam.
Bình luận
6 Comments (bài “Nhà báo Hồ Thu Hồng viết về Osin Huy Đức”)
-
talawas - Lời tạm biệt
Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam... đọc tiếp >>>
tác giả talawas
Bài mới nhất
- talawas – Thông báo cuối cùng
- Alec Holcombe – Văn kiện Đảng toàn tập: Lắng nghe tiếng nói nội bộ chính thức của Đảng (bài cuối)
- Alec Holcombe – Văn kiện Đảng toàn tập: Lắng nghe tiếng nói nội bộ chính thức của Đảng (bài cuối)
- Alec Holcombe – Văn kiện Đảng toàn tập: Lắng nghe tiếng nói nội bộ chính thức của Đảng (bài cuối)
- Pierre Asselin – Sử dụng Văn Kiện Đảng để hiểu chiến lược cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975 (bài 3)
- Pierre Asselin – Sử dụng Văn Kiện Đảng để hiểu chiến lược cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975 (bài 3)
- Pierre Asselin – Sử dụng Văn Kiện Đảng để hiểu chiến lược cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975 (bài 3)
- Pierre Asselin – Sử dụng Văn Kiện Đảng để hiểu chiến lược cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975 (bài 3)
- Ken MacLean – Văn kiện Đảng: Những khả năng và giới hạn trong thể hiện chính thức của một chính đảng đương quyền (bài 2)
- Ken MacLean – Văn kiện Đảng: Những khả năng và giới hạn trong thể hiện chính thức của một chính đảng đương quyền (bài 2)
- Ken MacLean – Văn kiện Đảng: Những khả năng và giới hạn trong thể hiện chính thức của một chính đảng đương quyền (bài 2)
- Vũ Tường – Văn kiện Đảng Toàn tập: Ván bài của chế độ và món hời của các nhà nghiên cứu (bài 1)
- Vũ Tường – Văn kiện Đảng Toàn tập: Ván bài của chế độ và món hời của các nhà nghiên cứu (bài 1)
- Vũ Tường – Văn kiện Đảng Toàn tập: Ván bài của chế độ và món hời của các nhà nghiên cứu (bài 1)
- La Thành – Nền độc tài của một ý thức hệ đã chết
- La Thành – Nền độc tài của một ý thức hệ đã chết
- Đinh Bá Anh – Độc tài sáng suốt
- Đinh Bá Anh – Độc tài sáng suốt
- Võ Thị Hảo – Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!
- Võ Thị Hảo – Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!
- Võ Thị Hảo – Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!
- Võ Thị Hảo – Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần cuối)
- Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần 5)
Thư mục
- Tháng Mười Một 2010
- Tháng Mười 2010
- Tháng Chín 2010
- Tháng Tám 2010
- Tháng Bảy 2010
- Tháng Sáu 2010
- Tháng Năm 2010
- Tháng Tư 2010
- Tháng Ba 2010
- Tháng Hai 2010
- Tháng Mười Hai 2009
- Tháng Mười Một 2009
- Tháng Mười 2009
- Tháng Chín 2009
- Tháng Tám 2009
- Tháng Bảy 2009
- Tháng Sáu 2009
- Tháng Năm 2009
- Tháng Tư 2009
- Tháng Ba 2009
- Trang Anh Ba Sàm bị tin tặc chiếm quyền điều khiển
- Hà Nội – Manila kêu gọi Miến Điện trả tự do cho Aung San Suu Kyi
- Xung quanh việc blogger “Cô gái Đồ Long” bị bắt khẩn cấp
- Từ “you inside me after class” đến Liên hoan phim quốc tế Lại Văn Sâm
- Việt Nam đứng thứ 165/178 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới 2010
- Tuần Việt Nam đưa tin “Hàng loạt nhân sĩ kiến nghị tạm ngừng khai thác bô-xít”
- Big Brother is watching you – “Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi”
- Blogger Điếu Cày vẫn chưa được trả tự do
- “Một thử nghiệm mới của sinh hoạt văn học nghệ thuật ‘dưới đất’: Tạp chí Thư Quán Bản Thảo kỷ niệm 10 năm”
- Blogger Điếu Cày – Ngày Blogger Việt Nam Các bài đã đăng trong mục này »
Thời sự / Spectrum
Phản hồi mới nhất của độc giả
Thẻ
30 tháng Tư Bầu cử Cuba Cải cách ruộng đất cộng sản DÂN CHỦ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam Giải Nobel Hoà bình Hai mươi năm Bức tường Berlin sụp đổ Hoàng Sa-Trường Sa Hồ Chí Minh Iran Loạt bài về mô hình Trung Quốc Lê Công Định Lưu Hiểu Ba Lịch sử Nguyễn Hữu Đang Nguyễn Mạnh Tường Người Việt gốc Hoa người Việt hải ngoại Người Việt tại Mỹ Người Việt ở Anh Nước Nga Obama Philadelphia Phật giáo quan hệ Mỹ-Trung Quan hệ Việt-Trung Stalin tham nhũng Thuyền Nhân Thêm thẻ mới thơ Thơ đến từ đâu thời hậu chiến Tin tặc Trung Quốc tù cải tạo Tự do ngôn luận Vai trò của trí thức Vụ bauxite Vụ Bát Nhã Đại hội Nhà văn Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Ải Nam Quan© talawas 2009
Qua bài viết Osin Huy Đức của bà Hồ Thu Hồng trên Beo blog, cho thấy lực lượng “ông chủ” của Huy Đức khá hùng hậu: từ Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Trương Tấn Sang…đến một ông chủ nữa, cũng là minh chủ của nhóm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, mà bà Hồng hứa hẹn sẽ bật mí trong kỳ tiếp, sau khi câu độ được một số người đọc tò mò chú ý đến phần một ly kỳ này (chiêu này sao giống truyện kiếm hiệp thế!)
Chưa biết chi tiết này thực hư thế nào, nhưng nếu một mình Osin Huy Đức mà tạo được uy tín để có nhiều “ông chủ” như thế đúng là tài giỏi lắm. Người đời kiếm được một ông chủ đã khó, huống chi Osin lại có đến mấy ông chủ xịn thế kia, thì bà Hồng có ghen hờn cũng phải đạo thôi.
Nhân tiện đang tiết lộ các ông chủ của Osin Huy Đức, rất mong bà Hồng thật thà khai báo luôn các “ông chủ, bà chủ” xịn của mình. Và nhất là bà nhận mệnh lệnh từ minh chủ nào để đánh tới tấp Osin như thế. Mong lắm, hy vọng bà tổng biên tập báo Thể thao TPHCM có đủ dũng khí và văn hoá nói ra sự thật của chính mình, vậy nhé!
Tư cách của nhà báo nữ Hồ Thu Hồng ra sao thì chúng ta có thể đánh giá qua đoạn văn này: “Vào trang mạng bauxite, lần đầu tiên ngó cái bảng ký tên phản đối việc khai thác bauxite tại Việt Nam. Trừ các vị đang ở nước ngoài chỉ có ý nghĩa đông tay vỗ nên kêu, đa số những người ký tên trong nước đều rất già và chiếm một con số kha khá là… văn nghệ sĩ. Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm (lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt.”
1) Số người trong nước ký tên trong đợt đầu khá đông, và có mặt trên khắp cả nước, sau đó tăng lên đến con số ngàn. Bà Hồ Thu Hồng viết: “Tớ quen một số trong con số kha khá trên…”. Con số kha khá là bao nhiêu? Trong số hàng ngàn người ký tên, giỏi lắm bà ta chỉ quen vài chục người, sao dám lớn lối “vơ đũa cả nắm”, dám dựa vào số ít mà bà ta biết để đánh giá giá trị của bản kiến nghị và tất cả những người ký kiến nghị?
2) Tại sao nhà báo nữ ăn nói ngang tàng này chỉ dám đánh giá “những người ký tên trong nước” mà lại trừ ra “các vị đang ở nước ngoài”? Bà ta coi khinh hàng nội và sính hàng ngoại hay sao? Hay bởi vì “các vị đang ở nước ngoài” thì không thuộc quyền kiểm soát của ngành công an, còn “những người ký tên trong nước” thì mới nhìn qua, bà ta cũng thừa biết là rất dễ dàng sử dụng chiếc còng số 8?
3) Một đặc điểm khác của nhà báo nữ, blogger “dũng cảm” này là: chỉ tấn công vào những người đang bị ngành an ninh để ý hoặc những người đang thất thế. Nếu bà thật sự dũng cảm, trong sáng, sao bà không tố nhà báo Huy Đức khi ông Võ Văn Kiệt còn sống?
4) Câu hỏi cuối cùng: Tại sao sau khi nhà báo Huy Đức bị đuổi việc thì lập tức blogger Trương Thái Du viết bài nói xấu; kế hoạch này không thành công thì ngay lập tức, blogger Hồ Thu Hồng ra tay? Đây là sự ngẫu nhiên hay có sự sắp xếp?
Được biết gần đây trong làng báo ở Việt Nam đang kháo nhau về chiến thuật mới của ngành an ninh: cùng với việc dùng còng số 8 để bắt bớ nhà báo và các blogger, người ta đang “dùng nhà báo đánh nhà báo”, “dùng blogger đánh blogger”. Nếu dùng nhà báo – công an hay blogger-công an để đánh thì quá lộ liễu và nhiều khi bị lỗ vốn (như năm xưa đại tá Nguyễn Như Phong bị các cụ hưu trí ở Hà Nội đánh cho một trận tơi bời) cho nên ngành an ninh ngày nay thích sử dụng các “cộng tác viên”. Không biết tin đồn này có đúng hay không, nhưng cũng đáng lưu ý, vì lúc này Cục tình báo Hoa Nam của Trung Quốc hoạt động khá mạnh mẽ trong lãnh thổ của nước ta. Cẩn tắc vô…áy náy!
Có lẽ đã đến lúc các phe phái cung đình phải lộ mặt ra chơi nhau sát ván, không thể còn chơi kín trong hậu cung như trước nữa. Hứa hẹn nhiều hấp dẫn.
Nhiều người coi bà Hồng thuộc giới thạo tin và thạo tin bằng nhiều phương tiện được truyền tụng khá li kỳ. Cương vị làm báo ở cấp khá cao của bà ấy khiến bà ấy phải thạo tin là chuyện dễ hiểu. Những lời cáo buộc của bà ấy với anh Huy Đức thì bà ấy phải chịu trách nhiệm. Nếu không chứng minh được mà chỉ tung ra làm đòn chí mạng đối với một nhà báo được yêu mến nhiều trong cả giới đồng nghiệp như Huy Đức thì đòn của bà Hồng là đòn tự sát. Còn nếu bà ấy đưa ra các chứng minh thì anh Huy Đức, dù không bị bắt buộc, nên trực diện có ý kiến đáp lại. Được một số độc giả và đồng nghiệp rất đông coi là lương tâm của nghề báo, tôi nghĩ anh Huy Đức không nên im lặng về việc này. Bà Hồng không phải là một nhân vật vô danh nào đó, mà là một người đã từng có ảnh hưởng và cả chút quyền lực trong làng báo XHCN đổi mới ở Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra cho tôi là bà Hồng đưa ra những thông tin này làm gì trong tình hình hiện nay? Hay bà cũng thuộc một phe nhóm nào đó trong bộ máy quyền lực cực kỳ phức tạp đang đấu đá nhau trong hậu trường?
@”…dùng ngòi bút làm chính trị”
Chính trị ấy chính trị nào
Chính trị của những xu, hào leng keng
của phường nhân cách thấp hèn
“nhìn trăng phun bọt” người hiền đó chăng
của phường bút mực điếm đàng
lê la kiếm cháo nhà quan cửa quyền
của phường viết lách quàng xiên
nhãn quan qua lỗ đồng tiền hôi tanh
của phường chọn miếng cơm canh
đi bên “lề phải” còn vênh mặt dầy.
Tôi đã đọc bài của bà Hồng. Được (bị?) Talawas giới thiệu thế này, ko rõ tác giả ấy sẽ có viết tiếp các bài sau hay ko, hay sẽ đánh bài ‘lờ’? Blog của bà Hồng là ví dụ, có lẽ rõ nhất, của việc dùng ngòi bút làm chính trị. Mỗi bài viết của bà ấy đều có dụng ý, và hẳn suy nghĩ rất kỹ trước khi đưa lên.