trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
23.10.2008
Nghiêm Quang

Đọc bài của ông Hoàng Ngọc-Tuấn và một số ý kiến phụ họa miệt thị nặng nề hai ông Trịnh Lữ - Hoàng Ngọc Hiến, tôi cho là các vị mang sẵn một định kiến trong đầu, nên triển khai lan man đến tư cách cá nhân của người bị phê bình, thay vì tập trung đến vấn đề cần bàn là nguồn gốc và thời điểm xuất hiện cụm từ "hậu hiện đại".

Ngay ở điểm mấu chốt này, là lý do dẫn đến bài viết nóng giận với những lời lẽ đao to búa lớn, ông Hoàng Ngọc-Tuấn đã có chút nhầm lẫn về phương pháp. Ông xét đến cái vỏ của từ postmodern và thao tác thủ công liệt kê các tài liệu có chứa từ nầy trước 1977. Cái sai nằm ở chỗ, khi bàn đến một trào lưu triết học, mỹ học, nghệ thuật, điều quan trọng không phải là vỏ từ mà chính là nội hàm của nó. Định nghĩa của postmodern những năm đầu thế kỷ 20 làm sao giống với định nghĩa hiện tại. Để so sánh, tiếng Việt của 2000 năm trước cũng là tiếng Việt nhưng không phải là thứ tiếng Việt mà chúng ta đang nói năm 2008.

Vả lại, trích một bài của Umberto Eco qua bản dịch Vũ Ngọc Thăng cũng trên talawas: "’Hậu hiện đại’, không may, là một thuật ngữ xài đâu cũng được. Tôi có cảm tưởng là hôm nay người ta áp dụng nó cho mọi chuyện mà người sử dụng thích. Mặt khác, hình như có một ý đồ làm thuật ngữ này trượt lùi: trước tiên nó có vẻ thích nghi cho một vài nhà văn hoặc nghệ sĩ hoạt động trong hai mươi năm vừa qua, rồi dần dà kéo lại tới đầu thế kỉ, rồi lùi lại nữa, và cuộc đi vẫn tiếp tục, chắc không lâu nữa phạm trù hậu hiện đại sẽ tới Homer.

Theo cách làm của ông Tuấn thì quả thực "chắc không lâu nữa phạm trù hậu hiện đại sẽ tới Homer".

Do vậy, nếu nói khái niệm postmodern xuất hiện lần đầu (với nội hàm/định nghĩa gần với những gì được hiểu hiện nay) trong sách của Charles Jencks hay trong sách của Jean-François Lyotard thì không phải là sai, đừng nói tới "quái trạng văn hóa", "sai khủng khiếp / lố bịch" để rồi "lan ra nhanh chóng như hai cái chân lý bằng dầu phộng". "Hậu hiện đại là một khuynh hướng không thể được diễn tả một cách lịch đại", cho nên việc xác định cha đẻ trực tiếp của định nghĩa postmodern chỉ có tánh cách tương đối. Không thể khẳng định chính xác tuyệt đối chỉ người này (là cha đẻ) và không là người kia như trong sinh vật học.

Những trích dẫn dưới đây cho thấy hai ông Hoàng Ngọc Hiến - Trịnh Lữ không cô đơn với các xác định thời điểm xuất hiện khái niệm hậu hiện đại trong các bài viết của họ. Hoặc tác giả những trích dẫn nầy cũng viết xằng bậy, và hứng chịu cùng một loại phê bình với hai ông, hoặc ông Hoàng Ngọc-Tuấn (có thể nào chăng) chưa chính xác. Trong trường hợp đó, những lời lẽ ông đã viết sẽ là phản đòn gởi trả lại ông.

Xin lỗi vì đây không phải là chuyên môn của tôi, nên tôi không tự tiện dịch ra tiếng Việt phần này, quý vị nào có thể, xin giúp cho. Và cũng rất tiếc vì tôi quý mến ông Hoàng Ngọc-Tuấn và trang Tiền Vệ do ông chủ trương, cũng như tôi dành sự kính trọng cho các ông Trịnh Lữ, Hoàng Ngọc Hiến. Cả ba vị đều có những đóng góp không nhỏ cho văn hóa văn nghệ.

1. "C´est alors un critique d´architecture, Charles Jencks, qui utilisa sans doute pour la première fois le terme ‘postmoderne’ dans un ouvrage publié en 1978 intitulé L´Architecture postmoderne." (Trang philo.fr của nhà odile jacob chủ trương, Bộ Quốc gia Giáo dục và Đại học Pháp hỗ trợ)

2. "The term ‘postmodernism’ first entered the philosophical lexicon in 1979, with the publication of The Postmodern Condition by Jean-François Lyotard.”

"The term ‘postmodern’ came into the philosophical lexicon with the publication of Jean-François Lyotard's La Condition Postmoderne in 1979.” (Stanford Encyclopedia of Philosophy)

3. "Le post-modernisme désigne un mouvement artistique, initié et théorisé par Charles Jencks."

"Le terme post-modernisme a été utilisé aussitôt par des philosophes de la déconstruction comme Jean-François Lyotard pour désigner un courant de l'histoire des idées et de la littérature de la Post-modernité."

"Il serait d'ailleurs problématique de voir en Lyotard le père de ce que les Américains appellent les postmodern studies."

"Les premiers philosophes ayant influencés la philosophie postmoderne ont été Michel Foucault, Jean-François Lyotard et Jacques Derrida." (Wikipedia tiếng Pháp)

4. "Lyotard occupies a significant position in postmodern educational thinking primarily because his (1984) book The Postmodern Condition: A Report on Knowledge (first published in 1979) was for many British readers their first introduction to the links between education and the postmodern condition.”

"For those interested in researching issues in the postcompulsory education sectors (higher, further, adult, community), there is no better starting point as guide to the emergence of the 'postmodern condition' than Lyotard's The Postmodern Condition: A Report on Knowledge." (Website trường Plymouth)

5. "Le terme de ' post-moderne’ fit son apparition dans un premier temps au niveau artistique, et plus particulièrement en architecture sous la plume de Charles Jencks." (Tiểu luận của một sinh viên khoa chánh trị trường Đại học Jean Moulin Lyon 3)

Chú ý phụ chú số 58 của quyển nầy:

"Même le livre de Lyotard, La condition postmoderne, qui est considéré aujourd'hui comme la clef de voûte de toute définition du mouvement postmoderne,..."