trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 80 bài
  1 - 20 / 80 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
7.6.2002
Nguyá»…n Anh CÆ¡
Ðồng tính luyến ái và Khế ước xã hội
 
Ðồng tính luyến ái (ÐTLA), hay là Kê dâm, là một vấn đề xã hội tồn tại từ cổ xưa, cho đến nay mới có những hướng giải quyết với những cảm thông nhất định. Trên diễn đàn TALAWAS rõ ràng ÐTLA dường như được hầu hết các diễn giả chia sẻ thiện cảm.

Bản thân tôi, một người có rất ít kinh nghiệm trực tiếp với ÐTLA, hoàn toàn không có một chủ kiến rõ rệt về vấn đề này. Tôi hoàn toàn dễ dàng chia sẻ với các ý kiến cảm thông đó. Trên bình diện nguyên tắc, tôi hoàn toàn tán thành một thiểu số bao giờ cũng phải có quyền được sống, tìm hạnh phúc và thoả mãn cá nhân nếu như không ảnh hưởng tới người khác. Tôi cũng cực lực phản đối đồng lõa của số đông để tước đoạt quyền sống của một thiểu số. Hơn thế nữa, tôi cũng có thể cho rằng đối với đa số người ÐTLA cũng có thể có nhiều nét thơ mộng, khoái cảm và tập nhiễm được nếu như không phải từ bỏ sự quan tâm tới phái kia.

Nhưng dường như vấn đề không phải chỉ giản đơn có vậy.
Một vấn đề tranh cãi hàng ngàn năm chưa ngã ngũ, ắt hẳn phải có những gì đáng để ta suy nghĩ. Tôi không tin rằng những người chống ÐTLA đều là những tên phát xít, phân biệt chủng tộc, cổ hủ, cuồng dâm. Phải suy nghĩ ở một tầng sâu hơn một chút thì chúng ta mới thấy được bản chất của vấn đề để giải quyết chứ không chỉ hô hào bày tỏ thiện cản chung chung. Xê một định kiến xã hội dù chỉ một li, cũng đã tốn kém bao nhiêu số phận của nhiều thế hệ. Nếu vấn đề được đặt ra ở tầng này, tôi có thể chia sẻ một vài ý kiến nhỏ.

Xã hội loài người của chúng ta có rất nhiều quy ước. Tham gia vào cộng đồng xã hội này, hoặc một cộng đồng con của nó, chúng ta đã phải ký một kế ước mà chúng ta chưa được biết hết các điều khoản của nó. Chúng ta thường rất chủ quan khi hy vọng rằng đa số các quy ước trong một xã hội văn minh hiện đại đều cho mỗi con người quyền tự do miễn là “không động chạm tới ai”. “Không động chạm tới ai” - chính là cái điểm lờ mờ chủ quan không định nghĩa rõ ràng, gây nên sự tranh cãi bất tận.

Nói cho đến cùng kỳ lý ra thì thế giới mà chúng ta đang sống có một sự liên hệ phổ quát (may hay không may thay!) giữa mọi sự vật và hiện tượng. Vì vậy, cái gì tôi làm, ông hàng xóm "sắc mắc" đều có thể lý luận là ảnh hưởng tới giấc ngủ của ông ta. Và cũng nực cười thay, rất nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội ràng buộc con người không được hành động theo cách này hay cách khác nhằm ngăn cấm họ không được làm những việc chẳng hề ảnh hưởng đến ai theo một nghĩa mà lương năng cho phép. Pháp luật, một thiết chế xã hội cao cấp hơn, không thể thoát khỏi ảnh hưởng của các quy ước đạo đức. Thành thử xã hội loài người vẫn đang còn phải vật lộn với những vấn đề do tự mình gây nên, và người ta đã phải thốt lên một cách chua cay: “Sự ngu dốt của Con người thì Chúa Trời cũng phải vật lộn với nó một cách vô vọng”.

Giải pháp tạm thời là tạm đặt một ranh giới giữa các ước lệ đã lạc hậu và những cái chúng ta vẫn còn phải tạm công nhận cho tới một ngày có một “đứa con hoang” của thời đại đủ dũng cảm quăng chúng vào sọt rác. Anatole France đã là một đứa con hoang như vậy. Dù sao đi nữa chũng ta vẫn phải thừa nhận với nhau rằng các ước lệ xã hội, bất kể nội dung như thế nào cũng tạo nên sự ổn định và cân bằng nào đó trong một thời điểm. Và cái ranh giới nói trên dù là sẽ xê dịch theo thời gian, nhưng lịch sử đã cho thấy rằng sự xê dịch quá nhanh thường cũng dẫn tới nhưng tai biến không nhỏ.

Nếu chỉ lấy tiêu chuẩn “Không ảnh hưởng tới ai” thì câu chuyện trở nên quá giản đơn và chúng ta sẽ trở thành hồ đồ khi coi những chuyện văng tục, ngoại tình, loạn luân... cũng nằm trong phạm trù tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trở lại hiện tượng ÐTLA, có ai đã nghĩ rằng đã đến lúc xã hội loài người đã hội tụ đủ điều kiện để có thể đẩy cái ranh giới từ ác cảm qua thiện cảm. Các điều kiện đó là gì? Bởi vì, nói cho cùng, một cuộc vận động xã hội, bao giờ cũng phải có cơ sở vật chất của nó. Ðáng buồn thay, nhưng là sự thật, các cuộc vận động cách mạng về nhận thức ít khi xuất phát đơn thuần chỉ vì sự tự do mưu cầu hạnh phúc của một nhóm thiểu số.