trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
26.9.2007
Phạm Minh Ngọc

 

Ông Lữ Phương cho biết: "Căn cứ vào chú thích trên đây để tìm nhưng không tìm được câu của Marx mà Pipes đã dẫn, dù trong bản tiếng Việt của nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, (Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850, Tuyển tập 2, 1981) hay trong bản tiếng Pháp (La lutte des classes en France, 1848-1850 trên mạng “Les classiques des sciences humaines”), rồi đưa ra kết luận: "Nếu có thì giờ rà soát lại một số tư liệu mà Pipes đã dẫn ra để viết nên cuốn “lịch sử” về chủ nghĩa cộng sản như trên, không chừng người ta có thể sẽ tìm thấy nhiều điều bôi bác tương tự, nhất là những đoạn nói về Lenin". Tiếc rằng đó là một kết luận hồ đồ. Tôi xin cung cấp cho bạn đọc và cả ông Lữ Phương nguyên văn câu ấy bằng tiếng Nga như sau:

Нынешнее поколение напоминает тех евреев, которых Моисей вел через пустыню. Оно должно не только завоевать новый мир, но и сойти со сцены, чтобы дать место людям, созревшим для нового мира.

Độc giả có thể paste trực tiếp câu này vào website: ramler.ru để tìm và sẽ được kết quả: К. МАРКС. КЛАССОВАЯ ВОЙНА ВО ФРАНЦИИ С 1848 ПО 1850гг. III. ПОСЛЕДСТВИЯ 13 ИЮНЯ 1849г. (Karl Marx. Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850. Phần III: "Hậu quả của ngày 13 tháng 6 năm 1849"). Câu dẫn bên trên nằm ở khoảng giữa đọan văn này. Nhưng không cần tìm cũng có thể thấy kết luận của Lữ Phương là hồ đồ vì rằng người dịch ra bản tiếng Nga đã chú thích các trích dẫn từ các tập sách tiếng Nga (có cả nhà và năm xuất bản) chứ không phải từ bản tiếng Anh (mà Pipes đã sử dụng). Những người làm việc nghiêm túc có lẽ đều như thế cả. Nếu sau này có nhà xuất bản nào đồng ý in cuốn sách này thì tôi cũng sẽ tìm cho được cuốn Communism nguyên gốc tiếng Anh, nhuận sắc lại và đến thư viện để tìm tất cả các trích dẫn đã được dịch trước để ghép vào bản dịch của mình.

Theo tôi, Tố Hữu, một đại đệ tử Annamite của Marx, đã “diễn nôm” ý ấy thành:

Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu
Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng.

Tố Hữu viết những câu “thơ” như thế ngay từ khi “Mặt trời chân lí chiếu qua tim”, chứ nếu ông ta viết lúc bế con trong một khu biệt thự trên phố Phan Đình Phùng:

Hoa ơi con gái của ba
Ba ôm con nhé làm hoa tặng Người

thì chắc chắn đã bị kết tội kêu gọi diệt chủng rồi. Nhưng dù viết ở đâu, viết khi nào thì việc dùng đầu lâu, xương dóng (kể cả của chính mình) làm “nhịp cầu” cũng là một việc có thể gọi là cuồng tín, nếu không nói là bất nhân.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Simon Sebag Montefiore khi ông viết: “Vâng, Marx không chịu trách nhiệm nhiệm trực tiếp về những vụ giết người. Đấy là tội của những kẻ đã ra lệnh và đã bóp cò. Nhưng như thế không có nghĩa rằng ta có thể tha thứ cho chủ nghĩa không tưởng, thái độ bất dung, chế độ chuyên chế phi luân cũng như việc dứt khoát khẳng định rằng tư tưởng của Marx là khoa học mà người ta đã dùng để biện hộ cho những hành động khủng khiếp nhất trong thế kỉ XX”.