trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
26.3.2008
Trần Văn Tích

Lê Mạnh Thát và khảo cổ học Việt Nam

Tôi không biết gì về các nhân vật lịch sử cổ đại do Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát nêu danh tính trong loạt bài viết được kể là từng xuất hiện trong nước trên mấy số báo Thanh Niên và đang gây chấn động trong giới độc giả. Đã thế, tôi còn lẫn lộn Khương Tăng Hội với Khương Công Phụ; đọc mãi mới thấy rằng đây là hai khuôn mặt khác nhau!

Có một chi tiết mà những người muốn đối thoại cùng Thiền sư thường nêu ra như để trách cứ Thiền sư là sự kiện Thiền sư không hề đan cử các công trình khảo cổ học được tiến hành ở miền Bắc qua sự đào bới thành cũ Cổ loa chẳng hạn. Không rõ Thiền sư Lê Mạnh Thát nghĩ sao về khảo cổ học miền Bắc trong quá khứ, thuở chưa cởi trói, thời chưa mở cửa. Riêng tôi không những nghi ngờ mà còn chống đối một số điều được xem là thành tựu khoa học của nửa nước bên kia vĩ tuyến 17, chẳng hạn sự vận dụng học thuyết Pavlov vào giáo trình sinh lý học, sự quảng bá học thuyết Mitchourine-Lyssenko trong sinh học-nông học, sự sử dụng NT9 trong điều trị sốc v.v.. Qua kinh nghiệm cười không nổi khi nghe và đọc những “công trình“ đồng loại trong một số lĩnh vực, nhiều người ở miền Nam thường tỏ ra nghi ngờ giá trị đích thực của một số công bố khoa học. Vả lại trong một chế độ từng triệt để bế quan tỏa cảng, vào một thời điểm mà ở đâu cũng chỉ thấy mẹ hát con khen hay, thì tính khách quan khoa học, tính luơng thiện trí thức đương nhiên trở thành xa xỉ. Huống chi đã có những “nhà“ sử học được ông Đỗ Hiếu (trong Lạc đường thì phải) tặng cho một tính từ tồi tệ hơn cả tồi tệ. Huống chi có ông Viện trưởng Viện sử học, Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học nhà nước từng thú nhận là mình đã phịa ra chuyện nhi đồng cứu quốc Lê Văn Tám để lừa bịp nhi đồng!

Cho nên tuy chẳng hề biết gì về những chuyện thầy Tuệ Sĩ kể, tôi cũng ngứa tay ngồi gõ máy vi tính lạm bàn về lý do tác giả Lê Mạnh Thát không đan cử khảo cổ học miền Bắc: phải chăng Thầy không tin, có thế thôi!

Ý niệm dân tộc

Ông Phong Uyên trên talawas ngày 24.03.08 cho rằng “ý niệm dân tộc (…) biến thành chủ nghĩa(…) đề cao chủng tộc,(…)từ Đức quốc xã của Hitler(…)“. Ông nói đúng. Tôi có cảm tưởng người Đức ngại ngần khi dùng các chữ Nationalist, Nationalismus. Lúc mới sang Đức và còn được trợ cấp để theo học các khoá Đức ngữ, tôi thỉnh thoảng tự xưng mình là người quốc gia, Ich bin ein Nationalist. Các thầy cô giáo người Đức tìm cách trình bày cho tôi rõ rằng Đức ngữ hiện đại có khuynh hướng gán cho từ ngữ Nationalismus hàm nghĩa xấu (meist abwertend). Phải chăng vì thế mà cơ cấu túc cầu quốc gia Đức mang tên Bundesliga trong khi ở Áo, ở Thụy sĩ nó được gọi là Nationalliga? Tất nhiên cũng có các chữ Nationalmanschaft (đội tuyển quốc gia), Nationalhymne (quốc ca) v.v.. Khi tôi hỏi vậy tôi muốn nói rằng tôi là người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản thì phải tự xưng thế nào, thì mấy ông thầy bà giáo Đức ngữ ờ ờ rồi bảo nên dùng lối diễn tả dài dòng hơn chút chút, thay vì chỉ nói độc một chữ Nationalist, nghe ghê ghê!

Westpreußenstr., 25.03.08