trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiKinh tế
7.4.2008
 
Đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia
 
Thủ tướng Campuchia Hun Xen đã cho biết năm 2007 thu chi tài chính của Campuchia tăng trưởng ổn định, tổng dự toán tài chính năm 2007 là 1,1 tỷ US$, tăng 22% so với năm 2006, mức vốn đầu tư thực tế năm 2007 là 425 triệu US$. Trong đó khoản thu tài chính kế hoạch là 826 triệu US$ chiếm 10,18% GDP của năm 2007, cho nên Campuchia phải tiếp tục dựa vào viện trợ của cộng đồng quốc tế. Tại diễn đàn hợp tác phát triển Campuchia lần đầu tiên tháng 6 năm 2007, cộng đồng quốc tế đã cam kết viện trợ cho Campuchia 689 triệu US$, tăng 15% so với nửa năm trước. Trong đó, Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia 91 triệu US$, Ngân hàng Thế giới đồng ý cung cấp 360 triệu US$ để giúp Campuchia cải thiện xây dựng và quản lý hành chính địa phương. Có thể nói năm 2007, quan hệ hợp tác Trung Quốc - Campuchia vẫn giữ được phát triển toàn diện trên các lĩnh vực và giành được "Phát triển lâu dài mới".


1. Về quan hệ hợp tác kinh tế mậu dịch song phương

Những năm gần đây, hai nước Trung Quốc và Campuchia vẫn duy trì quan hệ mậu dịch và hợp tác cùng có lợi, thương mại song phương luôn trong trạng thái tăng trưởng liên tục nhanh. Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương đạt 563 triệu US$, tăng 16% so với năm 2004. Từ năm 2003 -2005, Trung Quốc liên tục 3 năm trở thành nước đầu tư số một vào Campuchia. Năm 2006, các xí nghiệp của Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 31 hạng mục, tổng vốn các hiệp định đầu tư là 717 [triệu] US$, tăng 54% so với năm 2005. Khi đó, Trung Quốc đã trở thành nước có vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 ở Campuchia. Từ năm 1994-12/2006, có hơn 230 xí nghiệp của Trung Quốc đầu tư ở Campuchia, trong các lĩnh vực như may mặc, điện lực, khoáng sản, khách sạn, hàng nông sản và thực phẩm gia công, vật liệu xây dựng, thương mại. Năm 2006, tổng kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc - Campuchia đạt 733 triệu US$, tăng 30,1% so với năm 2005. Kim ngạch mậu dịch năm 2007 của hai nước đạt 1 tỷ US$.

Theo thống kệ của hải quan Trung Quốc, trong vòng 14 năm từ 1992 đến 2006, kim ngạch thương mại song phương hai nước đã tăng từ 12,95 triệu US$ lên 730 triệu US$, tăng trưởng 57 lần. Đến năm 2007, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia hơn 1 tỷ US$, trở thành nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn thứ 2 vào Campuchia. Chính phủ Trung Quốc luôn dốc sức giúp Campuchia phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh. Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia khoản tiền không hoàn lại là 260 triệu NDT để Campuchia xây dựng toà nhà Văn phòng Thủ tướng cao 9 tầng, tổng diện tích xây dựng là 33.970 m2, năm 2007 đã xây dựng xong, hiện nay đang hoàn thiện bên trong và lắp đặt các trang thiết bị, đến tháng 7/2008 sẽ bàn giao sử dụng.

Trong xuất khẩu, Chính phủ Trung Quốc khích lệ xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia và đã cung cấp cho Campuchia 418 loại hàng hóa đãi ngộ với mức thuế quan bằng không. Ngoài ra, các xí nghiệp dân doanh của Trung Quốc tích cực tham gia đầu tư vào thị trường Campuchia. Tập đoàn Hồng Đậu của U [Vô?] Tích, Trung Quốc có kế hoạch từ 2007 đến 2015 đầu tư vào Shihanoukville để phát triển đặc khu kinh tế rộng 10 km2, chia làm 3 giai đoạn đầu tư, coi ngành dệt may, ngành công nghiệp nhẹ và ngành cơ giới là chính, tổng mức vốn đầu tư là 1,5 tỷ US$, sau khi xây dựng xong có thể tạo ra 8 đến 10 vạn cơ hội việc làm.


2. Về lĩnh vực giao thông

Ngày 12/7/2007, hãng hàng không Phương Nam Trung Quốc đã khai thông tuyến bay từ Quảng Châu tới Angkor [Siem Reap], Campuchia và ngày 1/10/2007 công ty nhánh Vân Nam của hãng hàng không Phương Đông Trung Quốc đã khai thông tuyến bay từ Nam Ninh tới Phnom Penh, thủ đô Campuchia.

Năm 2007, chính phủ Trung Quốc còn cung cấp khoản tiền ưu đãi 300 triệu US$ cho Campuchia để xây dựng 2 cây cầu và 4 tuyến đường quốc gia, trong đó tuyến đường số 7 đã cơ bản hoàn thành, dự án sửa chữa tuyến đường số 76 cũng chính thức được triển khai; tập đoàn xây dựng thủy điện Trung Quốc đã xây đựng cây cầu lớn qua biển nối liền Shihanoukville với đảo Koh Puos, cây cầu dài 930m, dự kiến đến ngày 30/3/2010 hoàn thành. Ngoài ra, Trung Quốc giúp xây dựng đoạn của Campuchia trong "Xa lộ thông tin" khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Chính phủ Trung Quốc đầu tư 280 triệu US$ xây dựng trạm thủy điện Kamchay (Kangdan) và trạm thủy điện Xidengwodai [?] và đầu tư 350 triệu US$ cho hạng mục BOT truyền tải điện. Các bộ ngành liên quan của Trung Quốc cũng không quên tặng Campuchia 30 xe cứu hỏa, 104 xe mô tô cảnh sát, 50 xe tham quan bằng động cơ điện.


3. Về lĩnh vực thăm dò khai thác đầu khí

Năm 2007, triển khai toàn diện công tác thăm dò dầu khí đáy biển của Campuchia, các công ty dầu khí nước ngoài của khu vực và các quốc gia đã đến Campuchia tham gia khảo sát thăm dò, trong đó có công ty của Trung Quốc, Hồng Công. Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã tiến hành thăm dò kết cấu địa chất ở vùng biển phía Nam của Campuchia theo đề nghị của Campuchia và họ đã thu được một số dữ liệu có giá trị ở vùng biển này. Theo thoả thuận của hai bên, sau khi Trung Quốc thăm dò có kết quả thì phía Trung Quốc sẽ cung cấp kết quả dữ liệu thăm dò cho phía Campuchia, được biết phía Trung Quốc đã cung cấp tư liệu địa chất thăm dò được cho Chính phủ Campuchia. Theo kết luận ban đầu về kết quả thăm dò, kết cấu địa chất ở vùng biển của Campuchia được cho là có dầu.

Từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về dầu của Trung Quốc ngày càng gia tăng, trong khi nguồn sản xuất dầu trong nước ngày càng khan hiếm, dự tính trong nhiều năm tới, Trung Quốc vẫn phải dựa vào nhập khẩu dầu của nước ngoài. Để giảm thiểu nhập dầu ở khu vực Trung Đông, xây đựng cung ứng dầu ngoài biển ổn định hơn, an toàn hơn, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược năng lượng mới, trong đó có một bộ phận thăm dò khai thác nguồn năng lượng dầu mỏ ở Campuchia. Hiện nay, các công ty dầu của Trung Quốc như công ty dầu Hồng Công và công ty dầu Trung Quốc đã đến Campuchia để tìm kiếm cơ hội đầu tư thăm dò khai thác dầu. Do Trung Quốc là nước có tiền vốn hùng hậu, có thiết bị và kỹ thuật thăm dò khai thác dầu tiên tiến, nên những năm vừa qua Campuchia đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dầu mỏ của Trung Quốc trọng cuộc tranh giành thăm đò khai thác nguồn năng lượng dầu khí ở Campuchia. Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn dầu mỏ Thần Châu đã giành được quyền thăm dò khai thác dầu. Ở lô D trên biển của Campuchia. Là một công ty dầu dân doanh của Trung Quốc, công ty này đã hoàn thành công tác phân tích và thu thập số liệu địa chấn tầng thứ 3 của lô D với vùng biển rộng 360 km2.

Tháng 4/2007, tại Singapore công ty này của Trung Quốc đã công bố kết quả đánh giá thăm dò bước đầu về trữ lượng dầu khí ở lô D. Quả việc thăm dò lô D có trữ lượng 226.880.000 thùng dầu và có trữ lượng khí thiên nhiên là 140.500.000 nghìn m3, Thần Châu trở thành công ty sở hữu lô đó, kế tiếp sau Công ty Chevron của Mỹ.

Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã giành được quyền thăm dò khảo sát lô F, nhưng tiến độ thăm dò khảo sát của họ chậm hơn nhiều so với các công ty của nước ngoài và hiện Công ty này của Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn phân tích và thu thập các cứ liệu địa chấn. Theo kinh nghiệm tác nghiệp tại lô A của Công ty Chevron Mỹ, thì thăm dò khảo sát lô F của Trung Quốc còn phải mất vài năm nữa, sớm nhất vào năm 2010 mới có thể đưa ra được kết luận về thăm dò khảo sát lô này ở vùng biển Campuchia.


4. Về đào tạo nguồn nhân lực

Trung Quốc đã giúp Campuchia đào tạo hàng loạt nhân tài cần thiết cho xây dựng kinh tế. Từ năm 1993 đến nửa đầu năm 2007, Trung Quốc đã giúp Campuchia đào tạo 364 quan chức Chính phủ và nhân viên kinh tế, kỹ thuật, đồng thời phái 35 chuyên gia tới Campuchia tiến hành chỉ đạo và bồi dưỡng công nghệ. Lĩnh vực đào tạo bao gồm y tế, thể thao, ngoại giao, tiền tệ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đối tượng đào tạo gồm cán bộ trẻ cấp phòng, vụ của các bộ ngành chính phủ Campuchia và nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Hiện nay, những cán bộ từng được đào tạo tại Trung Quốc đã phát huy vai trò tích cực trên từng cương vị công tác, có những người đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các bộ ngành. Năm vừa qua, phía Trung Quốc lại tăng cường mức độ đào tạo về nguồn nhân lực cho Campuchia, có 8 lớp với khoảng hơn 30 lượt người được đưa đến Trung Quốc đào tạo. Điều này nâng cao tố chất nhân viên của Campuchia, bồi dưỡng nhân tài cần gấp cho xây dựng kinh tế Camphuchia, hiểu Trung Quốc, xây dựng tình hữu nghị mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế Campuchia, tích lũy nguồn sinh lực phát triển ổn định lâu dài cho hợp tác kinh tế mậu dịch Trung Quốc - Campuchia.
Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 075-TTX, thứ TÆ°, ngày 2/4/08, tr.1-5, theo Tạp chí Đông Nam Á Tung hoành số tháng 2/2008