trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
21.7.2008
 
Trung Quốc với cuộc thử nghiệm dân chủ ở Nam Kinh
 
Mới đây, chính quyền thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, khi bầu chọn lãnh đạo cấp cục trưởng thuộc chính quyền thành phố đã thực hiện cách làm mới và được đánh giá là theo đúng trình tự dân chủ. Chính vì vậy được dư luận trong và ngoài Trung Quốc hết sức quan tâm, đồng thời cho rằng đây là bước đi đầu tiên và là điểm sáng về cải cách chế độ chính trị dân chủ của Trung Quốc.

Theo báo Tin nhanh hiện đại của Nam Kinh, để cạnh tranh vào 4 chức cục trưởng thuộc chính quyền thành phố Nam Kinh, 16 người đã tiến hành công khai biện luận, thông qua truyền hình tiến hành diễn thuyết và trả lời câu hỏi, tức công khai cạnh tranh 4 chức cục trưởng. Kết quả là Điêu Nhân Xương, Hồ Vạn Tiến, Tào Vĩnh Lâm và Dương Học Bằng đã giành chiến thắng, lần lượt trở thành ứng viên của chức Cục trưởng Cục Lao động, Cục Giám sát Dược phẩm, Cục Du lịch và Cục Quản lý Công việc Cơ quan cấp thành phố thuộc thành phố Nam Kinh.

Dư luận cho rằng lấy phương thức công khai giới thiệu, công khai cạnh tranh để chọn ra chức cục trưởng thuộc chính quyền thành phố, chính là Nam Kinh đã đi trước cả nước một bước. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng phương thức truyền hình trực tiếp, tổ chức cho các ứng cử viên chức cục trưởng công khai tranh luận, là một sự tiến bộ về xây dựng chế độ dân chủ, là một hiện tượng chính trị mới. Trên thực tế, cuối tháng Hai vừa qua, tại Hội nghị cán bộ lãnh đạo thành phố Nam Kinh, Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô, Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Chu Thiện Lộ nêu rõ khi lựa chọn đề bạt cán bộ, cần phải thực hiện sự thống nhất giữa "tổ chức quyết định" và "quần chúng nhân dân thừa nhận". Đợt diễn thuyết tranh luận của Nam Kinh lần này là con đường quan trọng để quần chúng nhân dân thừa nhận. Còn nói tổ chức quyết định là việc Thường vụ Đảng ủy thành phố Nam Kinh tổng hợp tình hình diễn thuyết và tranh luận của 16 ứng cử viên, kết quả đánh giá lần lượt của 200 đại biểu về các ứng cử viên, cũng như tổ chức khảo sát, đặc điểm chức vụ, thông qua bỏ phiếu quyết định, mỗi chức vụ sẽ đề cử 2 người, sau đó tiếp tục bỏ phiếu để lựa chọn, chọn ra ứng cử viên của chức cục trưởng, cuối cùng trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.

Điều đáng chú ý là trong quá trình diễn thuyết, tranh luận của các ứng cử viên, ban tổ chức đã sắp xếp khâu trả lời câu hỏi của quần chúng, mỗi ứng cử viên trả lời tại chỗ hai câu hỏi. Hơn 200 đại diện của cán bộ lãnh đạo, đại diện của doanh nghiệp và đại diện của quần chúng nhân dân và còn có cả người nước ngoài trú tại Nam Kinh đến tham dự, có điều số này đều được chỉ định. Thời gian diễn thuyết, biện luận và trả lời câu hỏi của mỗi người là 10 phút, trong đó 5 phút dành cho diễn thuyết và 5 phút trả lời câu hỏi tại chỗ. Trong số 16 ứng cử viên có tới 10 người diễn thuyết vo (không văn bản). Mặc dù theo đánh giá của giới chuyên môn, trong lần tổ chức diễn thuyết tranh luận này, các đại biểu diễn thuyết vẫn theo lối mòn, hô hào khẩu hiệu chính trị, còn các câu hỏi được đặt ra chưa thật sâu sắc, nhưng rõ ràng hình thức này chính là một trình tự dân chủ trong lựa chọn lãnh đạo của Nam Kinh.

Mọi người đều biết, thói xấu trên quan trường Trung Quốc là ở chỗ chế độ dùng người không minh bạch, quy tắc ngầm vẫn đang phát huy tác dụng. Điều kiện tiên quyết của tác phong và thành tích chính trị của quan chức địa phương chính là chế độ hóa và minh bạch hóa trong bổ nhiệm và bãi miễn, nhất là thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, để dân chúng tìm hiểu được ứng cử viên quan chức đồng thời thông qua phương thức như Nam Kinh công khai giới thiệu, công khai bầu cử để lựa chọn. Đây cần phải là một phương diện trong xây dựng nền chính trị dân chủ của Trung Quốc. Đợt lựa chọn cán bộ cấp cục của Nam Kinh lần này, nhìn về trình tự còn tồn tại không ít khiếm khuyết. Theo báo Tin nhanh hiện đại của Nam Kinh, nhằm không tạo ra áp lực lớn đối với các ứng cử viên, công tác bảo mật của cơ quan tổ chức đã phát huy tối đa khả năng. Ví như trước đó, có phóng viên liên hệ với cơ quan tổ chức để tìm hiểu 16 người được chọn sẽ cạnh tranh vào 4 chức cục trưởng là những cục trưởng nào? Mỗi người diễn thuyết thời gian bao lâu? Chủ đề diễn thuyết có được biết trước không? Chấm điểm sẽ công bố ngay tại hiện trường hay không v.v... đều không được tiết lộ.

Thế nhưng dư luận cho rằng đúng ra phóng viên muốn thông qua cơ quan tổ chức tìm hiểu tình hình, ban tổ chức cần thông qua con đường này công bố trình tự tương ứng với dân chúng. Bởi vì đây chính là quyền được biết của người dân, mặc dù là công khai giới thiệu và công khai lựa chọn, vẫn cần để cho dân chủng biết được tình hình một cách đầy đủ và toàn diện. Nhìn lại, tại Hongkong, chúng ta tìm hiểu một chút về hai ứng cử viên trong bầu cử trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hồng Công năm 2007, tức biện luận giữa Tăng Âm Quyền với Lương Gia Kiệt của Đảng Công dân. Buổi tranh luận này do ủy ban bầu cử chính dân có ý đến hiện trường, có thể trong thời gian nhất định và đến địa điểm đã quy định để nhận vé vào. Chủ trì buổi tranh luận này là nhân viên của đài truyền hình. Sau khi hai người tự giới thiệu đơn giản về mình, do người chủ trì đặt câu hỏi với đối tượng biện luận hoặc do những người tham dự đặt câu hỏi, hai đối tượng cũng có thể hỏi trực tiếp người chủ trì và những người tham dự, các câu hỏi đều khá sâu sắc những người tham dự sẽ đưa ra phản ứng bằng cách hoan hô ủng hộ hoặc phản đối.

Vẫn biết, cách làm của Hongkong là theo chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng nói từ góc độ biện luận của ứng cử viên quan chức trước dân chúng, bản thân trình tự của nó chỉ là một dạng quy tắc, Nam Kinh cũng có thể học hỏi. Ngoài ra, các hình thức biện luận mang tính chính trị của Đài Loan cũng khá phổ biến. Đương nhiên công khai giới thiệu và công khai lựa chọn quan chức của Nam Kinh khác với tính chất tranh cử ở bên ngoài, có điều cải tiến trên phương diện trình tự thì hoàn toàn có thể thực hiện như bên ngoài, lấy đó làm bài học cho bổ nhiệm quan chức địa phương của Trung Quốc. Trung Quốc có văn hóa quan trường hàng nghìn năm, trong đó bao gồm cả văn hóa thi cử và cấp trên bổ nhiệm quan chức cấp dưới, truyền thống này không phù hợp với nền chính trị dân chủ hiện đại trên toàn cầu hiện nay, cũng không thể đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng.

Do vậy, có thể nói Nam Kinh tổ chức diễn thuyết tranh luận, bất kể là gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa quan trường Trung Quốc, nhưng một điều chắc chắn rằng nếu như cấp tỉnh, bao gồm cả bổ nhiệm quan chức chính quyền cấp tỉnh, thông qua tranh luận công khai, chắc chắn sẽ giành được sự ủng hộ của dân chúng hơn là cấp trên chỉ định. Hơn thế, làm như vậy càng thể hiện hơn chế độ dân chủ, mà dân chủ là một khâu không thể thiếu của xã hội hài hòa và chế độ pháp trị mà Trung Quốc đang theo đuổi hiện nay.

Phải thừa nhận rằng cách làm công khai cạnh tranh để chọn ra cán bộ lãnh đạo cơ quan trực thuộc chính quyền thành phố của Nam Kinh là chưa từng xảy ra ở Trung Quốc. Đây có thể coi là một hiện tượng chính trị mới của Trung Quốc. Rất có thể đây là bước đi thử nghiệm cải cách chế độ chính trị dân chủ đầu tiên của Trung Quốc.
Nguồn: Tổng hợp từ Đại công báo và ThÆ°Æ¡ng báo Hongkong ngày 22/4/08. Bản tiếng Việt của Thông tấn Xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 129-TTX, thứ Bảy ngày 7/6/08, tr. 15-17.