trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 51 bài
  1 - 20 / 51 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
28.10.2008
Nhã Ca
Đêm dậy thì
Truyện
 1   2   3   4 
 
Đường trường xa

Tiếng chân ba tôi bước xuống thang gác. Tôi vội chùi sạch son và cất thỏi sáp môi vào ngăn kéo, ngồi ngay ngắn. Tôi mở cuốn sách, làm như chú ý vào đấy, kỳ thực tôi đang nghe rõ từng bước chân ba tôi lại gần. Ông cúi xuống nhìn vào sách rồi bỏ đi ra hàng hiên. Ông đứng ho một hồi rồi nhổ nước bọt. Ông cất tiếng hát. Đường trường xa… Tiếng hát thật ngô nghê. Ông lại nhổ nước bọt. Tiếng chân ông kéo lê chậm mon lên thang gác lại. Tôi nghe có tiếng mẹ tôi đằng hắng và hai người đối đáp nhau một vài câu nhỏ. Tiếng nước xối rào rào của chị Tiên. Đã đến giờ chị ăn diện để ra phố. Tôi nghĩ đến Kỳ và nhăn mặt. Tôi không muốn nhức đầu về những chuyện đó. Nhưng Kỳ ăn diện chải chuốt thường mỉm cười nhìn tôi, đôi mắt chan chứa cảm tình. Còn chị Tiên, chị ấy chả ghi trong nhật ký: Em yêu anh, Kỳ ạ. Điều đó có gì là xấu hổ đâu. Có điều xấu hổ hơn là em vừa yêu anh vừa yêu đủ loại đàn ông. Em cần có tiền, em cần may mặc, bỏ qua thời thanh xuân uổng lắm. Tôi đã thường khinh bỉ chị Tiên. Đừng làm tàng; chị hơn tôi ở chỗ chị đĩ hơn tôi. Nhưng mình là chị em. Chị Tiên đã tắm xong, mát mẻ trong bộ áo quần màu hồng tươi sáng. Tóc chị đen dài trông đài các lạ. Chị vừa chải tóc vừa nhìn vào cuốn sách để trên bàn: "Mày làm gì đó Hạ?" Tôi ngồi im không trả lời, chị lại nói: "Tắm xong mát mẻ ghê. Trời bức bức là". Tôi mỉm cười vu vơ, chị Tiên đi như nhảy khắp phòng, chị hát, tiếng chị chua như giấm làm tôi nổi gai ốc. Vậy mà cũng ôm mộng làm ca sĩ. Như vậy còn hơn. Tôi nghĩ chị ấy khó mà có một nghề ngỗng ra hồn. Chị ấy biết tôi khinh chị, vậy mà chị coi như không quan trọng. Bao giờ chị cũng làm ra vẻ khoan dung, cái vẻ đó làm tôi càng ghét chị. Chị Tiên mở ngăn bàn phấn của chị lôi ra một nắm kẹo, vứt cho tôi mấy chiếc: "Ăn mày". "Cám ơn chị, tôi không ăn". Tôi gạt mấy chiếc kẹo sang một bên.

"Mày sợ sún răng thì thôi, càng tốt".

Chị Tiên lột kẹo nhai ngỏn ngoẻn, tôi khó chịu và mong chị đi khuất mắt tôi ngay. Nhưng chị vẫn đứng giữa phòng, từng ngón tay lơi lơi mái tóc, lối đứng dạng chân của chị rất khó ngó. Lại kẹo của một thằng nào. Tối qua đi nhảy suốt đêm. Người đâu mà dai thế. Tôi xếp sách đứng dậy, ba tôi lại đi xuống thang gác. Tôi nói:

"Thưa ba cho con năm chục mua cuốn sách".

"Xin chị Tiên mày. Mày cho nó mấy chục".

Tiên dạ một tiếng rất ngoan, kéo khăn bàn lấy xắc tay. Tôi khó chịu nhìn dáng điệu của chị. Phát tiền và làm như một cử chỉ ban ơn, tôi biết tiền này ở đâu ra, tôi phải biết rõ và biết rõ hơn ai hết. Tôi biết nhưng tôi không từ chối. Tôi cũng không xin tiền để mua sách, đã từ lâu tôi không mua một cuốn sách nào, tôi để dành tiền mua son phấn, tôi phải đẹp như chị Tiên hay hơn chị Tiên nhưng tôi sẽ không đĩ như chị Tiên, tôi sẽ phải có chồng giàu, để trả thù? Không, tôi không trả thù ai hết, nhưng tôi trả thù cho tuổi thơ ấu khốn khổ của tôi. Tôi đưa tay cầm tờ giấy trăm của chị:

"Nhiều thế này, để tôi sẽ trả lại chị một nửa".

"Thôi cho mày hết đó, giữ mà đi ciné".

"Cho chi mà nhiều vậy, đem về đưa lại tao năm chục".

"Thôi mà thầy, cho nó, nó lớn nó phải tiêu tiền chứ, con cho nó mà".

"Nứt mắt đã tiêu tiền, tao thấy nó đã phấn sáp lung tung rồi cũng đến hư".

Chị Tiên cười giòn giã:

"Thì cũng tới như con là cùng chứ gì?"

Ba tôi lặng yên bỏ đi lên gác, không bao giờ ông dám nói nặng chị Tiên. Chị đem tiền về cho cả nhà và chị muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, cả đêm ngày cũng được, và càng đi chị càng đem về nhiều tiền.

Có tiếng gõ cửa, chị Tiên chạy ào ra la lớn:

"Ồ Kỳ, vào đây đã".

Tôi bối rối mở cuốn sách vờ chăm chú học, trong tay tôi còn cầm chặt tờ giấy trăm của chị Tiên. Tôi bỗng thấy xấu hổ, từ lâu tôi ăn uống ở đó. Tôi lớn lên bằng những đồng bạc của chị Tiên. Tôi muốn vò nát tờ giấy bạc nhưng không hiểu sao tôi vẫn không vò, bàn tay tôi đã nham nháp mồ hôi, tôi thoáng ngửi mùi tanh của tờ giấy bạc, nhưng mùi nước hoa của Kỳ đã lấp tất cả. Kỳ đứng đằng sau tôi, đứng chỗ ba và Tiên đứng khi nãy, chắc đầu chàng đang cúi xuống sát đầu tôi, tôi thấy những tóc tôi man mác hơi thở của Kỳ:

"Làm gì đó Hạ?"

"Dạ, học bài".

"Em gái anh ngoan ghê!"

Tiên cười, vẫn giọng cười làm tôi ớn lạnh:

"Ngoan hay không thì chưa biết được, nhưng cũng ra gì rồi".

Tôi nóng mặt:

"Ra gì là thế nào, tôi đâu biết đi làm gì như chị".

Tôi tưởng chị Tiên sẽ tím mặt, sẽ phát điên, sẽ tát vào mặt tôi và tôi chờ đợi sự phẫn nộ đó, nhưng không, chị cười nhạt:

"Rồi em cũng phải làm nghề như chị, chúng ta phải có một nghề để sống".

Tôi không bao giờ như chị, tôi bỗng thù ghét cuộc viếng thăm của Kỳ mãi. Chị Tiên yêu Kỳ, sao đời sống những Kỳ, Kỳ, Kỳ mãi. Tôi gấp sách bỏ lên gác, Kỳ gọi lại:

"Ngồi đây chơi đã Hạ".

Tôi quay lại cười xiên xỏ:

"Thôi, để anh chị tự nhiên".

Tôi thấy Kỳ khựng lại, mặt chàng đỏ bừng. Em biết anh đến đây không phải vì Tiên, nhưng lần đầu anh đến với Tiên, em không thể tranh giành với Tiên, không thể so sánh cùng Tiên được. Tôi thấy Kỳ giàu có, điều này quả thật tôi có ham. Nhưng không đời nào tôi có thể để Kỳ coi tôi như Tiên được. Kỳ nói với:

"Tôi tới mời Hạ và Tiên đi ciné".

Tôi muốn trả lời không, nhưng không hiểu sao tôi lại gật đầu. Tiên mặc bộ đồ mới, quần jean và áo tay cánh hở cổ. Tôi mặc áo dài trắng, chiếc áo dài mà tôi đã nhờ chị thợ may bên hàng xóm chít khít eo, tôi thấy những đường cong của tôi không đến nỗi tồi lắm. Ba tôi lại lục đục xuống thang gác:

"Mày dẫn nó đi đâu đó?"

"Cho nó đi chơi đã sao thầy, nó học nó cũng giải trí chớ".

Tôi thấy Kỳ nhìn tôi ái ngại. Ba tôi đứng nhìn theo, tôi biết là ông cũng đang buồn lắm. Mẹ tôi suốt tháng năm ở trên căn gác tối, bà không đi được, thỉnh thoảng thấy chị Tiên khóc với mẹ, tôi không thích nhìn cảnh ấy, tôi nhìn đã chán, đã quen, mọi sự xảy ra trong gia đình không có gì còn lạ lùng với tôi được nữa hết. Mẹ tôi không đi được, mẹ tôi nằm. Con bệnh mẹ tôi không cần phải hỏi han, mà có hỏi han cũng vậy, mẹ tôi khóc cũng đã gần mù mắt. Tôi tàn nhẫn cầu cho mắt mẹ tôi mù, như thế còn hơn, mẹ tôi không nhìn thấy gì hết, không nhìn thấy tôi sống như một bóng ma, chị Tiên đĩ thõa và tôi bất lực. Nhưng nghĩ như vậy thì nghĩ chứ mẹ tôi có mù bà cũng thấy rõ nghe rõ mỗi ngày, tôi không muốn cầu cho mẹ gì nữa hết.

Tiên đi sát vào Kỳ, hàng xóm không buồn nhìn theo cảnh nhàm chán đó, từ ba năm nay tôi mới đi chung với chị Tiên ra đường. Có phải vì Kỳ không? Kỳ vẫn đi im lặng, tôi đi một bên chị Tiên và cố gắng không nghĩ gì hết. Chị Tiên nói:

"Hạ có may áo Tết không? Chị may một đôi cho cả hai đứa nhé".

Tôi cũng muốn áo mới, tôi nói cám ơn chị. Kỳ hỏi tôi thích màu gì, tôi không biết tôi thích màu gì. Kỳ mỉm cười, Tiên nói: "Nói chuyện với nó thì khó chịu lắm". Kỳ khen tôi nói chuyện hay, tôi tỏ một cử chỉ bất bình. Kỳ có vẻ chú ý tới tôi hơn. Nhưng chị Tiên không biết gì hết, tôi cũng nghĩ là chị giả vờ. Tôi ghét vẻ dối trá của chị. Tôi mơ ước một mình: Áo quần chị Tiên sang trọng quá. Kỳ cũng vậy, chàng ăn mặc đẹp trai ghê. Tôi thèm muốn có được một người chồng như thế. Chị Tiên vẫn đi sát vào Kỳ, chị mặc áo hở cổ rất rộng, mỗi lần Kỳ nói chuyện với chị và nhìn xuống, tôi đỏ mặt: tồi bại, tồi bại quá chừng, nhưng tôi thấy dáng chị Tiên quá đẹp. Kỳ quay sang tôi nói tôi có thích mặc đầm không, tôi lắc đầu và đỏ mặt.

Tôi ngồi trong rạp ciné với Kỳ, đây là lần thứ tư sau ngày cùng Kỳ và chị Tiên đi xem chiếu bóng và mua vải. Bây giờ chị Tiên chắc không thể nghĩ là tôi đang ngồi trong rạp chiếu bóng với Kỳ và hẳn chị đang sung sướng hãnh diện nghĩ là Kỳ đang yêu chị tha thiết. Chị Tiên vẫn thường kiêu ngạo là đàn ông đã mê chị thì khó mà thoát được tay chị trừ khi chị đá lên đá xuống. Vậy thì trường hợp của Kỳ rồi sao đây? Tôi đã hỏi Kỳ khi ngồi trên tắc-xi tới rạp hát: "Anh hết yêu chị Tiên rồi à?" "Yêu, anh chưa nghĩ yêu Tiên, nhưng Hạ có một cô chị hấp dẫn lắm, nhiều lúc Tiên đẹp thần sầu". "Vậy tại sao anh còn yêu em làm gì?" "Em khác Tiên, anh yêu em, nhưng em không cho anh khen chị vợ một câu sao?" Tôi nói: "Hồi trước nghe chị Tiên nói anh định cưới chị phải không?" Kỳ cười: "Có thể anh có nói với Tiên vậy, nhưng anh chưa thích lấy vợ". Tôi nhủ thầm và xấu hổ vì sự tính toán của mình. Rồi lớn lên mày cũng có một nghề để sống. Câu nói của Tiên vẫn làm tôi giận dỗi và thù hằn. Ai cũng có một nghề để sống cả, nhưng tôi không như chị, không bao giờ. Kỳ nói: "Hai chị em Hạ không hợp nhau". Tôi im lặng không trả lời. Buổi tối hôm trước khi từ giã Kỳ trở về, tôi thấy Tiên ôm hôn một gã to béo trong bóng tối và gã đã làm gì chị Tiên, chị Tiên la lên: "Khỉ, khốn nạn thế". Gã cười khả ố, điếu thuốc trên môi gã sáng lóe rồi điểm một chấm tròn. Tôi thấy chị Tiên đứng lặng một lát ở cửa. Lại xấu hổ, biết vậy sao còn làm. Nhưng trong lòng tôi vẫn nao nao một niềm thương xót, niềm thương xót cho chính cả tôi, tôi trót sinh vào gia đình này.

Vòng tay Kỳ ôm chặt lưng tôi, tôi để yên, cảm giác lần đầu được gần một người đàn ông vừa làm tôi thích thú vừa lo ngại và tò mò, người tôi như tê đi. Kỳ ghé sát môi vào má tôi, tôi bỗng rợn cả người. Như một kẻ biết mình mang tội, tôi hốt hoảng co rúm người run rẩy. Kỳ thả tôi ra:

"Em sợ gì, anh yêu em thật mà".

Tôi bỗng hờn dỗi:

"Vậy chị Tiên để cho ai?"

Kỳ vuốt mũi tôi, hơi thở chàng ấm một bên má làm tôi bàng hoàng:

"Nói chi kỳ cục vậy, anh mến Tiên cũng như em mến vậy".

Tôi trả lời bướng bỉnh:

"Em ghét chị ấy".

Kỳ cười, vẻ nghi ngờ. Tôi ngồi bó hai tay lên đầu gối, thu hình trong chiếc ghế rộng, mắt tôi nhìn lên màn ảnh mà không để ý gì hết, đầu óc tôi để đâu đâu. Tiên như một ám ảnh. Tiếng Kỳ: "Em phải thay đổi cách ăn mặc, dáng em vận đầm hay jeans đẹp lắm". Tôi cũng nghĩ tới những chiếc quần bó sát lấy đùi, những chiếc jupe ngắn cũn cỡn. Tôi cũng thường ngắm vuốt thân thể tôi, tôi cũng có một cặp đùi đẹp, tôi có một thân hình không thua sút một cô gái đẹp nào. Nhưng như vậy mình sẽ giống Tiên như hệt. Nếu không có Tiên, Tiên không làm nghề đó thì chuyện ăn mặc của tôi không làm sao hết. Kỳ như hiểu rõ tâm trạng tôi, chàng khuyến khích:

"Em có thấy các cô nữ sinh bây giờ người ta mặc hết, em vừa người, phải hấp dẫn lắm".

Tôi mích lòng, chính Kỳ đã nói với tôi câu trên khi bàn về Tiên, thì ra Kỳ cũng coi tôi như Tiên. Tôi im lặng, thấy vậy Kỳ nói tiếp với tôi về vấn đề ăn mặc, tôi không phát biểu một ý kiến nào. Tôi thầm oán ngầm Tiên đã làm tôi luôn luôn thủ thế, luôn luôn mặc cảm có một người chị hư hỏng, tôi không muốn tìm hiểu Tiên, tôi chưa bước vào đời sống thực, tôi có đủ thành kiến. Nơi chúng tôi ngồi là một góc trong cùng, buổi xuất trưa rất vắng, chỉ vài tốp trẻ con và một vài cặp đưa nhau vào tình tự hơn là xem phim. Một lát tôi nói với Kỳ là tôi muốn về. Kỳ nói: "Về đâu?" Tôi nói về nhà tôi. Kỳ không muốn, tôi theo Kỳ về căn gác trọ của chàng. Nhà Kỳ ở là một villa lớn ở đường Hai Bà Trưng, căn gác nhỏ chàng thuê để thù tiếp bạn bè, lời của Kỳ. Nhưng khi nhìn thấy chiếc giường trải ra trắng phau cùng đôi gối thêu hình loã thể một cô gái, tôi hiểu ngay không phải như lời kỳ nói. Tôi cũng lơ mơ hiểu rằng đây là một cái ổ của bọn nhà giàu, căn gác bày biện sang trọng, bên dưới bỏ trống. Một tủ rượu nhỏ, một chiếc hifi, trên tường treo những lịch đào chiếu bóng hở hang, ngay trên chiếc kệ nhỏ sát đầu giường, một bức tượng bằng thạch cao khỏa thân, tất cả màu sắc đều hoà hợp mát mắt. Hai chiếc sa-lông màu lam nhạt, một cái bàn con nhưng một loài cúc vàng thơm hăng hắc. Tôi ngồi đối diện với Kỳ, để giấu vẻ ngượng ngùng tôi đưa sát mặt vào bình hoa hít hương thơm. Kỳ ngắt một bông hoa cài vào khuy áo tôi, bàn tay chàng thật tự nhiên mà tôi thì run rẩy. Không biết chị Tiên có như tôi không và mỗi lần gặp nhau hai người đã làm gì trong căn phòng này. Nghĩ tới Tiên tự nhiên tôi nóng mặt, tôi nóng mặt và tôi ghen tức, tôi phải được Kỳ. Chị Tiên thường có nụ cười giễu tôi là trẻ con, là chưa hiểu biết, tôi cần phải đi học, phải ngoan như con búp bê. Chị Tiên chắc không thể tưởng tôi đang ngồi trên căn gác này với Kỳ, và nếu nhìn thấy được, thì phải điên, những điều tôi đang làm và tôi cho là ghê gớm lắm, phải vậy, cho chị ấy biết. Nhưng chị ấy không thể nào so với tôi được, và chị ấy lấy sự trong sạch nào để dạy dỗ tôi. Tôi luôn luôn xấu hổ đã sống bằng tiền của chị, tôi không thể thương xót chị… Gia đình tôi, ba má tôi sống thế này thế nọ, nhưng còn Tiên thì sao? Tôi đã giam hãm trong cái nơi mà tôi gọi là căn nhà tiền sử ấy nhiều năm rồi. Con Hồng, con Hạnh, chúng nó sống đầy tự tin, còn tôi; tôi khổ sở và bệnh hoạn. Kỳ vẫn chăm chăm nhìn tôi, đôi mắt tình tứ đa tình, Kỳ cũng đã nhìn chị Tiên như vậy? Tôi bỗng nhiên thấy mình vơi đi một nửa rụt rè, tôi mỉm cười lại với Kỳ và chàng kéo tôi ngồi trên đùi chàng. Tôi không kháng cự, mình được Kỳ trước chị Tiên, tôi để cho Kỳ mơn man tóc tôi, tiếng Kỳ ngọt và ấm:

"Hạ đẹp lắm, anh chỉ muốn ngủ vùi trong tóc em".

Câu nói đó tôi chưa nghe ai nói với mình bao giờ: khi nghe Kỳ khen tự nhiên tôi thấy hãnh diện, tôi cho tôi đẹp, đẹp hơn chị Tiên nhiều lắm. Bởi vậy Kỳ mới yêu tôi. Tôi nói lơ sang chuyện khác:

"Sao anh không đi học nữa?"

Kỳ nhếch môi, dáng kiêu ngạo:

"Anh mới lấy một chứng chỉ, chán lắm. Anh ghét bằng cấp. Ba anh cả hàng chục dinh cơ, anh không ham làm giàu nữa".

Tôi mơ ước:

"Anh sung sướng quá nhỉ!"

"Không, anh sẽ không bao giờ sung sướng khi em bỏ anh".

Tôi biết giọng này Kỳ đã thuộc lòng và biết bao cô đã nghe, nhưng tôi vẫn hài lòng, tự ái tôi được vuốt ve quá đáng, nhưng liệu tôi có yêu Kỳ không, hay cố được Kỳ để thỏa lòng ghen ghét. Từ nhỏ sống trong xóm nhà lá, tôi vẫn tưởng tượng, bày xếp một tương lai thật huy hoàng, nhưng tôi vẫn không tưởng tượng nổi sự giàu có nó làm cho người ta sung sướng đến đâu. Khi gặp Kỳ, nhìn sự rạng rỡ trên khuôn mặt, vẻ bóng lộn trên quần áo, sự thèm thuồng của tôi càng phì nhiêu thêm. Tôi nói với Kỳ: "Nếu em bỏ anh thì như thế nào?" "Anh sẽ tự tử hoặc đi lấy vợ". Câu nói đùa bỡn của Kỳ như một nhát dao chém vào đầu tôi nhức buốt. Tôi vẫn nhìn thấy Kỳ cười rất điệu với chị Tiên, tôi đã thấy Kỳ kéo phẹc-mơ-tuya sau lưng chị. Mỗi lần Kỳ tới hai người vẫn xoắn lấy nhau. Tôi tỏ vẻ khó chịu thì chị Tiên nói: "Con bé nó ngượng". Nhưng Kỳ thì đưa mắt nháy tôi và mỉm cười. Kỳ khen Tiên đẹp trước mặt tôi, Kỳ nói Tiên có bộ ngực rất đẹp, có cái co ác ôn, có cặp đùi tuyệt trần, có đôi môi ưa hôn và hai người đụng chạm nhau, đánh đùa nhau tự nhiên, nhiều lần tôi muốn hét lên, muốn túm lấy chị Tiên hay tống cổ Kỳ ra khỏi nhà. Nhưng tôi đã không làm gì hết, tôi ngồi im cố nén. Khi Kỳ về tôi trút hằn học lên đầu chị Tiên, chị ấy cười: "Con ranh, lớn lên mày cố mà giữ, sao lắm chuyện thế?" Tôi bảo chính chị mới lắm chuyện, chị không đứng đắn. Chị bỏ đi và chị không hề giận tôi, chị mua cho tôi một món quà khi về, chị nói: "Em cố gắng hiểu chị". Rồi thôi, tôi cũng không thèm cố gắng hiểu chị.

Kỳ đẩy tôi xuống ghế: Đợi anh tí cưng. Chàng đi lại quanh phòng, một lát chàng kéo tấm màn cửa. Tôi bối rối đưa tay vuốt nhẹ những bông hoa. Kỳ đi đến, chàng bế tôi trên tay như bế một cô bé con rồi chàng đặt tôi xuống giường và hôn tôi dữ dội. Tôi bỗng thấy sợ hãi cùng độ. Cố hết sức, tôi đẩy Kỳ ra và ngồi dậy ngay ngắn. Kỳ ôm vai tôi: "Anh xin lỗi, đừng sợ, tại anh yêu em quá". Câu nói của chàng làm tôi tỉnh lại, tôi tưởng như tôi sẽ ngất đi. Kỳ vẫn ôm lấy vai tôi, tôi ngã hẳn vào trong vòng tay Kỳ và khóc. Kỳ hôn nhẹ nhàng lên má, lên môi tôi, Kỳ vuốt về mơn trớn làm tôi như tê dại đi, trong cảm xúc. Kỳ quỳ hẳn xuống sàn, gục mặt vào đùi tôi: "Hạ ơi". Tôi ôm lấy đầu Kỳ, tôi im lặng khóc. "Đừng khóc nữa, Hạ ạ, anh hiểu Hạ khổ và buồn lắm, Hạ không hợp với chị Tiên". Tôi lắc đầu, chàng nói tôi phải lấy chồng, tôi phải lấy chàng, chàng sẽ cưới tôi trong mùa xuân. Tôi quên hết mọi hoài nghi, tôi sẽ lấy chồng? Có tin được như vậy không?

Em phải ăn mặc thay đổi lại hết, câu nói của Kỳ làm tôi ngượng ngùng, tôi thấy tôi thật nhà quê. Ừ, dại gì mình không ăn mặc, mình phải hơn Tiên, miễn đừng như Tiên là được. Tôi cười vui vẻ: "Em muốn đi chơi". Kỳ cười. "Đi chơi em phải sửa soạn, vợ chưa cưới của anh không được luộm thuộm thế, ở nhà với anh đi". Kỳ mở tủ rót hai ly nước cam, tôi nhất định đòi về. Kỳ mở ngăn kéo lấy ra một hộp nhỏ: "Anh tặng Hạ món quà này".

Tôi hồi hợp chờ đợi, Kỳ mở nắp, một chiếc đồng hồ xinh xắn mạ vàng. Tôi choáng váng giây lâu. Kỳ cầm tay tôi đeo đồng hồ vào cổ tay. "Ồ anh". Ky hôn bàn tay tôi. "Tay em đẹp lắm". Tôi cười vừa sung sướng vừa hổ thẹn, món quà đối với tôi to lớn và thật bất ngờ, đến độ tôi không còn kịp ngạc nhiên. Tôi cảm động đến phát khóc, tôi đứng lặng, tiếng Kỳ thanh như một dòng nước reo: "Em bằng lòng không?" Tôi gật đầu và nói cảm ơn anh. Kỳ đưa ly nước lên môi bắt tôi uống cạn, cử chỉ âu yếm của Kỳ làm tôi mềm lòng, tôi để yên Kỳ ôm tôi hôn: "Rồi anh đưa em về". "Vâng, anh cho em về". "Ngồi với anh tí đã. Khi cưới nhau rồi anh sẽ bắt em vận đầm, nào đưa anh xem cặp đùi". Tôi náo nức và ân hận khoe thân thể mình ra trước mắt Kỳ, chàng sẽ khinh mình, tôi nguyền rủa cử chỉ hớ hênh của tôi, người tôi choáng váng trong ân hận và đầy mặc cảm. Chiếc đồng hồ chói sáng trên cổ tay tôi, chiếc đồng hồ mạ vàng, chưa bao giờ tôi có một quà tặng quý giá thế. Mắt tôi bỗng nhìn thấy những nếp nhăn của tấm giường, tôi bỗng hoảng hốt và bỗng thấy mình sắp rơi vào tội lỗi, tôi đứng lên, chải tóc và soi mặt mình trong tấm gương lớn. Tôi thấy mặt mình như vừa thay đổi hẳn, ánh mắt làn môi, tất cả đều mang một vẻ dối trá, một vẻ dối trá làm tôi lớn bổng và già dặn. Cái gì làm tôi thay đổi? Tình yêu chăng? Tôi vẫn nghi ngờ chuyện ái tình này. Cùng lúc đôi mắt mẹ tôi như một niềm van lơn rộng lớn, tôi cắn môi và phát khóc lên được, Kỳ tiến tới bên tôi:

"Em về à?"

"Dạ, em phải về".

Kỳ vui vẻ đưa tôi xuống, chàng gọi xe đưa tôi tới tận ngõ. Tôi giấu chiếc đồng hồ vào xắc tay. Ba tôi đang đứng trước hiên nhà, đang ho, tôi cúi đầu đi thẳng vào nhà. Chị Tiên đang ngồi trang điểm, chị sắp đi, tôi nói mái tóc chị đánh rối phía đằng sau hỏng. Chị đưa tay xổ tung tóc nói: "Đi đâu về đó?" Tôi nói đi ciné và sợ chị hỏi. Chị lại cho tôi hay là Tết này chị đi Đà Lạt bốn hôm. Tôi đoán chị sẽ đi với một gã nhân tình mới, tôi nói: "Ghê quá". Chị cười: "Mày chửi tao hoài, con ranh, mày có muốn ăn ngon không?" Ăn ngon thì ai không muốn nhưng đừng ăn tởm, tôi kinh nụ cười của chị. Tôi bĩu môi bỏ lên gác. Má tôi nằm trên võng, bà nhướng mắt nhìn tôi một thoáng rồi nhắm mắt lại. Tôi tới kéo tấm màn cửa, nhìn xuống đường. Chị Tiên đang đi ra ngõ. Ba tôi nhìn theo, bậm môi, một lát ho sặc sụa. Tôi mở sắc nhìn chiếc đồng hồ, tôi nghĩ tới Kỳ, tới những buổi hẹn hò sắp tới, lòng tôi bỗng nao nao. Tiếng ba tôi hát ê a dưới nhà, má tôi trở mình: Hát với hỏng suốt ngày, trời ơi. Tôi nói má kêu gì vậy. Bà hằn học nhìn tôi và đôi mắt bỗng hung dữ, bà nói tôi nói gì, tôi trả lời là không nói gì hết và tôi mỉm cười, tôi bịt tai, tiếng hát bài tây pha mùi cải lương của ba tôi vẫn xoáy nhức óc. Tôi muốn đập vỡ tấm gương nơi bàn phấn của Tiên: Mày là một thảm cảnh, tôi là một thảm cảnh. Tôi không muốn khóc đâu, tôi lục ngăn kéo của Tiên tìm cuốn nhật ký: "Tôi biết Hạ nó đi với Kỳ, phải để nó nhìn thấy sự thật, phải để nó mở mắt, Hạ ơi, em khinh chị, nhưng chị vẫn đặt hết hy vọng vào em, em phải tránh chị, phải khác chị". Tôi bồi hồi cảm động, chỉ một thoáng thôi, tôi lại vẫn ghét Tiên. Mở mắt, mở mắt, tôi không cần mở mắt cũng đủ nhìn thấy hết, bạn bè tôi, chị em tôi, gia đình tôi. Tôi đóng mạnh ngăn kéo, mẹ tôi lừ đừ nhìn tôi, con khỉ. Tôi nằm vật xuống giường, hai chân tôi gác lên cửa sổ, ở đó gió mát lòng chân, tôi đang nghĩ cách để được sung sướng, tôi sẽ thoát.

Ba tôi và chị Tiên cãi nhau, chưa bao giờ có cuộc cãi vã gay go đến thế. Chị Tiên khóc.

"Thầy chửi tôi làm đĩ, tôi làm đĩ để nuôi ai thầy biết chứ? Tôi lớn lên trong một gia đình như thế này, mười sáu tuổi tôi đã đứng đường nuôi tôi, ba đã làm gì cho chúng tôi chưa?"

"À, mà dạy khôn tao đấy hả, tao đẻ ra mày chứ mày đục lỗ nẻ mà ra đấy à? Trời ơi, con với chả con. Mày làm đĩ là tại mày muốn làm đĩ, sao mày không đi làm như mọi người?"

"Làm như mọi người là làm thế nào? Không làm đĩ thì chết, thầy cho tôi đi học tới đệ lục, thầy tống tôi ra đường, thời buổi này kiếm việc làm đâu phải dễ, làm đĩ còn khó hơn, thứ tôi là thứ đắt tiền, may mà tôi không sứt môi, lé mắt chứ nếu thế thì đói từ khuya. Thầy coi dễ sao thầy không đi làm, thầy ở nhà chi vậy?"

Ba tôi quắc mắt:

"Con đĩ, mày chết tiệt cho chúng tao yên".

Chị Tiên cười gằn:

"Bộ thầy hãnh diện lắm sao mà nhắc con đĩ hoài, sợ tôi đi khỏi đây nó không yên mới khốn nạn chứ".

"Mày còn tập cho con Hạ nó theo gót chân của mày nữa chứ. Làm gì tao không biết nó thoa trộm phấn sáp, nó bỏ học, nó ao ước áo quần đẹp như mày. Mày đẹp như thế mà mày tàn tật, ba mày đói khát, mày sướng thân mày với trai, hừ…"

Tôi ngồi yên lặng ở bàn học nghe ba tôi và chị Tiên đối đáp, tôi không còn đủ sức để tức giận, tức chị Tiên hay tức ba tôi. Ba tôi cũng quá đáng mà chị Tiên cũng quá đáng. Giá tôi có bị kéo vào cơn lốc đó thì tôi cũng sẽ quá đáng như vậy. Giọng chị Tiên giận dữ gần như líu lại:

"Có ăn mặc như vậy người ta mới ham, mới có tiền, bộ sung sướng lắm sao, thầy không thương thì thôi, tôi cũng chẳng cần ai thương xót tôi hết, tôi biết Hạ nó cũng thù ghét tôi, vì tôi, tôi làm hại nhiều ít lòng tin của nó, nhưng đâu phải tôi muốn, nó là trẻ con nó nghĩ vậy được, chứ thầy, thầy cũng… Tôi hy sinh hết đời tôi cho nó không tiếc, tôi còn muốn nó hư hỏng sao. Nhưng nó có thế là tại chúng ta, tại thầy, tại mẹ, tại tôi và tại cả nó. Nay nó như thế cũng không phải cho thầy ngạc nhiên kia mà. Hạ, có phải chị đưa em vào đường cùng của chị không?"

Tôi đứng dậy:

"Thôi can cả thầy cả chị, khổ lắm, hay ho gì đâu".

Chị Tiên bật khóc:

"Tôi tưởng thầy hiểu tôi, tôi đâu ngờ, thân tôi như thế này trách nhiệm ở thầy chứ, tôi nuôi cả nhà, tôi còn có cách nào ra tiền nữa".

Ba tôi đánh chát tay xuống bàn:

"Tao đếch cần ai nuôi, tao sẽ đi làm. Tao sẽ đi ngay bây giờ".

Ba tôi đùng đùng lên gác, mặc quần áo, bỏ đi.

Chị Tiên oà khóc nức nở: "Ba, ba đừng giận con". Tôi nghe chị nói rất nhỏ. Nhưng chị không gọi ba tôi lại. Chị ngồi ở đi-văng ôm mặt khóc. Tôi đứng dậy nhìn chị rất lâu, chưa lần nào tôi nhìn kỹ chị như thế. Khuôn mặt chị Tiên khi khóc biến hết mọi nét kiêu ngạo hằng ngày, chị trở lại chị Tiên của tôi năm sáu năm về trước. Hồi trước hai đứa đi học chung chị Tiên ao ước sau này trở thành một y tá, chị thích bộ áo trắng và dấu thập đỏ. Chị say mê như sau đó chị say mê làm ca sĩ vậy. Tôi bỗng thấy vơi thù hằn chị. Tôi cố giấu vẻ mềm yếu:

"Việc gì chị phải khóc thế, chết ai đâu".

"Hạ ạ, em đừng tỏ vẻ khinh chị quá thế, chị cũng biết chị và chị chịu phận mà. Hạ ạ, em gắng học đi, chị sẽ cố gắng cho em sung sướng".

Sung sướng kiểu gì? Tôi cố giấu vẻ khó chịu, tôi nói bâng quơ:

"Khỏi ai lo cho tôi hết".

Chị Tiên vừa khóc vừa đi lên gác, tôi đi theo, má tôi vẫn nằm ở võng, mắt bà đỏ hoe:

"Bố con chúng mày lại cãi nhau, Tiên ơi, sao con không chịu nhịn một tí, để má chết đi đã".

"Việc gì phải rên thế, chị Tiên làm đĩ ai không biết mà tố cáo nhau, chị ấy sống được là tốt, thầy nhục mạ chị ấy mãi".

Tôi nói xong bỏ đứng ở cửa sổ, tôi muốn lao ra ngoài, bay trong khoảng không và rơi xuống. Má tôi và chị Tiên ôm nhau khóc, chị nói: "Má cần bao nhiêu tiền thuốc tháng này?" "Năm ngàn". "Năm ngàn làm sao có kịp, để Tết con đi Đà Lạt với lão này thế nào cũng có trên mười ghim, con lo thuốc thang cho má, má cố gắng đi". Má tôi khóc ròng: "Chỉ tại má mà các con khổ, Hạ ơi, con đừng thù hằn nó nữa, sao con khóc thế". Má tôi cố nhấc một cánh tay lên. Chị Tiên reo: "Được rồi, được rồi", chị vừa khóc vừa cười. Má tôi cố gắng đưa tay lên cao nữa, vuốt tóc chị Tiên. Tôi bỗng bàng hoàng cả người, đôi mắt mẹ tôi từ lâu đã mờ đi vì thù hằn, nóng nảy, nay sáng rực lại: "Con, con". Má tôi kêu lên, chị Tiên ôm cứng mẹ. Nước mắt tôi bỗng trào ra, tôi giấu mặt chùi lệ rất nhanh. Tôi vẫn bướng bỉnh không muốn ai nhìn thấy sự mềm yếu của mình, tôi đã không khóc được từ lâu. Nhưng hình ảnh má tôi thật cảm động, tôi muốn ôm mẹ tôi, muốn khóc và được bàn tay má tôi vuốt về, nhưng tôi biết là chưa xứng đáng, chị Tiên đáng được niềm âu yếm đó hơn. "Làm thế nào mà có năm ngàn, chắc mẹ sẽ đỡ nhiều lắm, lão bác sĩ đó đòi tiền hả mẹ?" Chị Tiên hỏi, má tôi gật đầu. Tôi biết trong đầu chị Tiên đang nghĩ tới Kỳ, thế nào chị cũng tới Kỳ. Tôi mở xắc tay, lấy chiếc đồng hồ của Kỳ tặng đưa cho chị Tiên. Mẹ tôi ngạc nhiên đến há hốc mồm. Tiên bình tĩnh hỏi:

"Ai cho mày?"

"Kỳ, chị đi cầm đỡ lo thuốc cho má".

Tôi thấy mắt chị Tiên rắn lại rồi chị nhìn tôi, đôi mắt làm tôi bất khóc, tôi gắng gượng:

"Chị yên trí, tôi không hư hỏng đâu".

Tiên thở phào:

"Thật chứ em, thật chưa gì chứ, nhưng sao hắn tặng em vật này?"

"Tại hắn yêu em".

"Hạ".

"Chị ngạc nhiên à, có thể hắn chưa yêu em nhưng rồi hắn sẽ yêu".

"Em biết không, hắn đã dụ dỗ bao người, em còn dại…"

Tôi đưa tay phác một cử chỉ bất cần:

"Chị cứ lo cho chị đi, mặc tôi".

Tiên ném chiếc đồng hồ trả tôi:

"Giữ lấy, chị van em, em đừng theo chị".

"Theo chị, theo chị để làm đĩ, không bao giờ".

"Hạ".

Má tôi la lên, mặt tím ngắt. Lẽ dĩ nhiên tôi không muốn nói thế, ngay lúc này tôi đã thấy thương chị Tiên, nhưng tôi không muốn chị biết như thế. Tôi bỏ xuống nhà. Tôi ngạc nhiên khi biết chắc chắn chị Tiên không hề ghen với tôi khi biết Kỳ tặng tôi đồng hồ. Nhưng liệu Kỳ có thể như Tiên nói. Dù có thế tôi vẫn cần Kỳ, tôi thèm muốn đời sống của Kỳ, không phải vì chị Tiên, tôi vì tôi, sống cho tôi. Chị ấy có đời sống của chị ấy.

Có tiếng gõ cửa, tôi giật bắn người. Kỳ, chắc Kỳ tới. Tôi sửa vội tóc, đứng một lát cho tỉnh người rồi mở cửa. Không phải Kỳ, một gã đàn ông trên bốn mươi phục phịch, chải chuốt, hắn nhìn từ đầu tới chân tôi:

"Có cô Tiên ở nhà không?"

Tôi định bảo không, nhưng nghĩ đến chị Tiên đang khóc ở trên gác, tôi nói có và gọi. Gã tự nhiên kéo ghế ngồi, bộ ria mép như con sâu bò thụt lui thụt tới mỗi lần gã nhúc nhích miệng:

"Cô em mấy tuổi rồi".

Tôi phát sùng. Lão già ạ, đừng lầm, đồ đểu.

Tôi nói:

"Thưa bác, cháu còn nhỏ lắm".

Tôi nhấn mạnh chữ cháu, vẻ hằn học của tôi không làm gã mích lòng, gã mỉm cười rồi gã hút thuốc. Một lát chị Tiên xuống, tôi biết chị trang điểm vội vàng mắt chị còn đỏ. Gã kêu lên:

"Em ốm chăng?"

Chị Tiên gật đầu, tôi định đi xuống nhà cầu, nhưng tôi đứng ở nhà ngang ngó lên, qua khe màn tôi thấy chị Tiên đã ngồi gọn trên đùi gã, hai chiếc đùi bề sề một đống làm tôi tởm. Tôi nghe lão nói với Tiên là Tiên có một cô em ngon lành. Rồi lão cười hề hề. Chị Tiên cau mày: "Anh đừng nói bậy, nó khác tôi". Lão nói: "Thì ai đã làm gì đâu, trông mặt con bé lầm lì hay quá. Cưng đi chơi với anh đi, anh mang xe tận nơi đón đó, chúng mình đi Thủ Đức ăn nem rồi nghỉ trưa ở trại riêng của anh, vắng lắm, chỉ hai đứa mình thôi. Sửa soạn nhanh lên". Tôi trông thấy khuôn mặt khả ố của lão chăm chăm nhìn phía cửa nơi tôi vừa xuống, chị Tiên lên gác, một lát chị xuống, tay xách túi nhỏ, chị gọi tôi. Tôi khó chịu nhưng cũng trở lên. Chị dặn tôi săn sóc má, chị nói: "Hạ nhớ gọi ông chích sang chích thuốc cho má, ba có về xin lỗi hộ chị". Tôi hỏi chị đi bao giờ về, lão già cười nói em có muốn đi không, tôi quay phắt lại nhìn gã và bĩu môi. Tiên đấu dịu: "Hạ, em lên đi". Tôi nổi sùng nói lớn: "Tôi không lên, coi thử lão già này làm gì". Lão cười khè khè: "Trời, Tiên có cô em ác ôn". Chị Tiên kéo gã đi. Tôi hối hận tôi thật tàn ác, táng tận lương tâm, tôi không còn biết thương xót ai hết. Tôi nghĩ là khi gặp lại, tôi xin lỗi chị ấy, tôi xin lỗi và chị sẽ sung sướng. Xin lỗi chị, xin lỗi chị Tiên, tôi đứng lặng giữa nhà, tôi nghe tiếng mẹ tôi gọi nhưng tôi không lên. Có tiếng xe rồ máy ngoài cổng, cơn giận của tôi lại sùng sục, tôi đưa tay dánh mạnh lên trán.

Ba tôi và chị Tiên đi thế đã hai hôm, hai hôm qua rồi ba hôm. Đến ngày thứ tư mẹ tôi hoảng hốt năn nỉ tôi đi tìm. Tôi mặc áo ra đường và không biết phải tìm ở đâu. Tôi tới Kỳ. Chàng ở nhà, mặc chiếc quần đùi may bó sát. Tôi hơi ngượng khi nhìn thấy vậy, Kỳ đón tôi và mừng tôi bằng chiếc hôn dài. Tôi nói chuyện cho Kỳ nghe là bốn hôm chị Tiên và cả ba tôi không về. Kỳ cười, cho tôi hay là chị Tiên đang sống với gã Phúc Thịnh, thương gia, hai người tối nào cũng đi chơi, đưa nhau ăn cháo khuya ở chợ Cũ. Kết quả nói Kỳ sẽ đưa tôi đi tìm, tôi giục chàng đi ngay. Kỳ hỏi tôi sao lâu không tới, tôi nói tôi buồn chuyện gia đình. Kỳ chặt lưỡi: "Gia đình em thì buồn mấy cho hết". Kỳ hỏi tôi có muốn chàng giúp gì không, tôi nói là tôi cần tìm gặp hai người, ba tôi và chị Tiên. Kỳ vui vẻ dẫn tôi xuống, lúc này tôi mới nhìn thấy chiếc xe hơi mới tinh, bóng lộn đậu trong sân. Kỳ khoe với tôi chàng mới mua xe, người ngồi bên chàng đầu tiên là tôi đó. Kỳ mở rộng cổng rồi mở cửa mời tôi lên, chiếc xe Huê Kỳ đỏ óng, to lớn chiếm gần hết khoảng sân. Tôi ngượng nghịu bước lên xe, lòng phập phồng niềm vui khó tả. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ có ngày tôi thật sự ngồi trên chiếc xe thế này, sự thật làm tôi tưởng như mơ. Kỳ cho xe ra cổng, bàn tay chàng đặt trên tay lái trông thật đằm thắm, dịu dàng. Tôi ngồi nép vào phía Kỳ, dựa lưng sau nệm xe làm điểm tựa, tôi cố kìm giữ sự bối rối, tay chân không biết để đâu. Chiếc xe chạy êm ái quá nhiều ngả đường, có lúc Kỳ thả hẳn một tay quàng vai tôi, tôi lo sợ mọi người nhìn thấy, Kỳ cười: "Em sợ hoài, chúng mình sắp lấy nhau tới nơi, làm gì mà tránh anh dữ vậy?" "Anh thả tay nguy hiểm quá, em sợ lắm". Câu nói của tôi làm Kỳ cười lớn: "Cô bé lọ lem của anh nói cái gì cũng buồn cười cả". Kỳ hôn phớt lên má tôi, tôi đẩy tay Kỳ ra: "Anh kỳ". Kỳ nói: "Em tìm Tiên làm gì vậy?" "Má em bảo đi, cả ba em cũng đi mất tiêu". "Ông cụ thì anh không biết chứ Tiên anh gặp ngày một. Tiên đang sống với một lão xấp xỉ tuổi ông cụ đấy, nó giàu có hạng ở đây. Hôm qua Tiên cũng tới tìm anh". Tôi chột dạ: "Tìm làm gì vậy?" Kỳ cười hơi đểu, chàng nhìn tôi, chậm rãi: "Em không đoán được ư?" "Chắc nhớ anh mà đau đớn chứ gì, chị ấy mà yêu ai". "Em lầm, Tiên có một tình yêu, mối tình rất dữ dội, những người như Tiên không yêu thì thôi, yêu thì say mê tột độ". "Chắc mối tình đó với anh?" "Hạ nói vậy với ý nghĩ nào? Trước kia Tiên có đi lại với anh, nhưng anh chưa có chiếc xe này và Tiên đã leo lên chiếc xe khác". Tôi cắn môi: "Bởi vậy để trả thù, anh cám dỗ em chứ gì?" Tôi thấy nụ cười vẫn đậu trên môi Kỳ: "Anh yêu Hạ ngay khi gặp, đừng ngờ oan anh". Tôi cười mỉa mai: "Chắc anh cũng đã nói vậy với Tiên bao lần rồi chứ?" Xe dừng lại ở một con đường nhỏ thông ra chợ cũ, Kỳ xuống trước và mở xe cho tôi, tôi nhìn thấy một cô gái nhìn chúng tôi với con mắt mơ ước, chúng nó cũng ao ước được như tôi đấy chứ, vậy mình dại gì trốn bỏ. Tôi bạo dạn đi sát vào Kỳ, đi bộ một đoạn đường ngắn, Kỳ dẫn tôi vào một quán nước, chàng nói:

"Quán này trông có vẻ không sang nhưng có món gà đút lò ngon tuyệt, chúng mình dùng qua quít ở đây rồi anh đưa em đi phòng trà, thế nào Tiên cũng ở những nơi đó tối nay". Tôi nhìn đồng hồ, chiếc đồng hồ Kỳ tặng, thấy sáu giờ, tôi giục:

"Đi ngay có được không, em phải về không mẹ em mong".

"Phòng trà chín giờ mười mới bắt đầu mà em, thôi chịu khó, mẹ không mắng đâu, em đi công chuyện mà".

Tôi cười:

"Công chuyện thế này à".

Kỳ bỗng hỏi:

"Hạ này, anh hỏi thật: tại sao em yêu anh?"

Tôi nói không suy nghĩ:

"Hồi trước tại chị Tiên, em không bao giờ hiểu được chị ấy".

"Em không sợ anh sẽ bỏ em sao?"

"Có chứ, nhưng nếu việc xảy ra đâu có lạ với những người như anh, em đi với anh tại chiếc xe của anh đó".

Tôi không ngờ tôi có thể nói được những câu như vậy. Kỳ nhìn tôi vừa tò mò vừa ngạc nhiên. "Tại chiếc xe của anh?" Tôi gật đầu, đôi mắt của Kỳ thay đổi như một điều giễu cợt. Người bồi bàn đem thức ăn đến, Kỳ lịch sự lau chén đũa cho tôi, cái gì Kỳ làm cũng mới mẻ với tôi cả. Kỳ gắp từng miếng thịt vào chén cho tôi. Tôi lúng túng và rất vụng về cầm chén lên nhưng khi tôi vừa gắp miếng thịt thứ nhất đưa lên miệng, cả đôi đũa và miếng thịt trên tay tôi cùng rơi xuống đất. Tôi lặng cả người, tôi muốn ngất đi, bao nhiêu máu trong người tôi như đông lại và tôi tím ngắt, tôi muốn tắt thở và tôi muốn chết. Ba tôi đang lững thững từ ngoài vào, tay ông mang cái đờn, ông đứng giữa quán và hát, tiếng hát ngô nghê nửa tân nhạc nửa cổ nhạc. Ba tôi ăn mặc bẩn thỉu, đeo đôi kính đen to tướng. Ông vừa đàn vừa hát: Đường trường xa muôn vó câu bay chập chùng, đoàn hùng binh trong sương gió… Ba tôi hát rồi ba tôi ca vọng cổ. Có thật ba tôi đó không. Có thật ba tôi già nua, nghèo hèn. Ba tôi lì lợm, trời ơi, tôi thấy ba tôi cười và đi từng bàn chìa tay. Hình như trăm con mắt đều đổ dồn về tôi, như mọi người đều biết tôi là con của người đàn ông khốn khó ấy. Đó, ba tôi đang đi. Từng bàn, từng bàn. Ba tôi sắp tới bàn Kỳ và tôi ngồi. Đôi mắt Kỳ nhìn tôi vừa sợ hãi vừa ngạc nhiên: "Chuyện gì thế Hạ?" Tôi bật khóc và lắc đầu, cùng lúc bàn tay ba tôi vừa chìa tới mép bàn. Bàn tay ba tôi quen thuộc từng đường gân một, tôi nhìn rõ cả nốt ruồi nhỏ, đen, cả móng tay vàng ngầu khói thuốc. Tôi là con của người đàn ông này đây, ông đứng trước mặt tôi, đây, ông chìa tay… Không thể tưởng tượng nổi. Kỳ cũng kêu lên một tiếng gì đó. Ba tôi ngẩng mặt nhìn. Qua cặp kính giả mù ba tôi đã nhìn thấy, nhưng tại sao ba tôi vẫn đứng im, bàn tay ba tôi vẫn chìa ra, xòe rộng. Tôi không kìm hãm được nữa, tôi đứng phắt dậy và vùng chạy. Choang. Hình như cả một bàn ly chén vỡ đằng sau lưng tôi. Thì ra trong lúc vội vàng tôi đã không thả bàn tay của tôi đang nắm chặt góc khăn trải bàn và đã kéo cả bàn ăn đổ xuống. Tôi nghe thấy tiếng cười của ba tôi đuổi đằng sau và tiếng cười xô tôi chạy tới mãi. Tôi chạy như điên. Tôi băng qua đường rồi tôi chạy thẳng. Tôi nghe thấy Kỳ gọi rồi Kỳ chụp được tay tôi, kéo tôi lên xe. Lúc này tôi mới bật khóc được. Kỳ vẫn một tay lái, một tay ôm vai tôi: "Bây giờ có đi tìm Tiên không?" Tôi lắc đầu. Tôi không mong tìm Tiên và cũng không muốn trở về nhà nữa. Nhưng ba tôi sẽ về, Tiên sẽ về. Tôi không thể sống mãi trong thảm kịch. Vậy tôi phải làm gì, đầu tôi như một tảng đá, nặng dần, nặng dần. Tiếng Kỳ ngay bên tai mà tôi nghe như xa vời lắm: "Hạ, anh đưa em về". "Đừng. Đừng đưa tôi về đó", tôi gục vào vai Kỳ: "Anh đưa em về nhà anh đi, về nhà anh". Tôi ôm lấy mặt, muốn khóc mà nước mắt không thể chảy. Hãy đưa em về, đưa em về nhà anh, tôi rùng mình, tôi rồi cũng sẽ sa ngã, tôi cũng như chị Tiên. Chị Tiên ơi, em hiểu tại sao chị như thế. Rồi em cũng như thế và rồi em cũng trở về nhà… tôi cũng sẽ sa ngã, tôi cũng sẽ…

Đường trường xa muôn vó câu bay chập chùng.

Bàn tay của ba tôi xòe rộng, bàn tay đi tới từng bàn, từng bàn, bàn tay trong những quán ăn. Rồi bàn tay của má tôi giơ lên. Được rồi, a được rồi, má, má, tiếng chị Tiên reo vỡ niềm vui, reo trong đầu tôi. Và tiếng hát: Đường trường xa, đường trường xa, đường trường xa… xa… Chiếc xe lao trong bóng đêm vun vút, đường trường xa…

*


Đêm bi thương

Thoa trở mình, cuốn tiểu thuyết úp trên ngực lệch nghiêng chợt rơi. Nàng xô nó xuống nệm rồi với tay tắt đèn. Tiếng giày Học bước những bước thật nặng. Khi Học đứng ở cuối giường, Thoa nghe nực mùi rượu, nàng thở dài. Đừng buồn anh mà. Mai anh đi rồi. Biết có qua mà về với em. Học cúi xuống và nói. Thoa nhắm mắt. Năm nay Thoa 17 tuổi, nàng bỗng nhớ ngày sinh nhật thật rõ ràng. Giấy khai sanh ghi: Đỗ Thị Ngân Thoa. Mẹ Thoa tên Ngân và nàng mang họ mẹ.

"Mấy giờ rồi anh?"

Thạch nhìn đồng hồ, tay chàng đưa lên ngang mặt trịnh trọng, miệng chàng hơi chu lại, thói quen mà Thạch thích nhất. Trông Thạch như một con chuột chù. Một con chuột chù, ồ đáng yêu biết mấy.

"Dễ thường hơn mười giờ, đồng hồ anh chết lúc 9 giờ kém 25".

Bạch kéo Thạch xuống:

"Nằm chơi một lát đã cưng, rồi mình vào Chợ Lớn nghe".

"Chợ Lớn có quái gì trong đó mà vô, anh chỉ muốn ở nhà với em thôi".

"Hứ, chung tình dữ hông".

Bạch cười rúc rích, Thạch vói tay:

"Đèn chói mắt quá".

"Thây kệ nó, làm bộ hoài. Bạch kéo tay Thạch lại. Nằm yên một lát có được không, anh thì cứ lúc nào cũng nhúc nhích cục cựa à".

Thạch nhìn môi Bạch như muốn uống hết giọng nói miền Nam đặc biệt của tình nhân. Khuôn mặt Bạch còn non choẹt nhưng quyến rũ lắm. Nhất là đôi môi dày, trẻ, ướt mọng. Thạch chăm chăm nhìn, Bạch không ngượng tí nào hết, nàng cũng ngẫm về Thạch. Thạch kể ra quá lớn tuổi đối với nàng, trên dưới bốn mươi chứ không ít. Khuôn mặt chàng vuông, mắt sáng, gò má phẳng, đôi mày rậm hơi xếch. Nhất là cái cười nhếch mép của Thạch, nửa mỉa mai, gợi tình, hàm râu lún phún đen, mỏng. Dáng chàng cao, to, trông đằng sau lưng, Thạch che hết mọi vật phía trước, lưng chàng rộng, vững chãi. Bạch vừa yêu Thạch vừa yêu cái giàu, cái đểu của Thạch. Chàng có hàng tá nhân tình non, cô nào cũng hãnh diện được gần chàng. Nhưng chắc chắn chàng cưng Bạch nhất. Bạch nằm nghiêng tránh tia mắt tình nhân. Nàng bỗng bật cười:

"Đừng nhìn con dữ vậy, ba à".

Thạch vuốt mớ tóc chực rũ xuống trán, ôm Bạch như một đứa bé con:

"Ừ. Đôi lúc anh cũng có cảm tưởng anh có con gái lớn bằng em, ừ, ngày xưa…"

"Anh kể cho em nghe mối tình đầu của anh đi".

Thạch cười, hàm râu dễ yêu hết sức.

"Làm gì có tình đầu, tình đuôi, nhưng anh biết yêu sớm lắm, năm mười sáu, mười bảy gì đó. Hồi ấy anh nghèo xác xơ, đâu được như bây chừ".

"Bây chừ anh giàu dữ há?"

"Không giàu nhưng cũng đủ bao em suốt đời".

"Dữ hông!"

"Thiệt mà".

Bạch đưa tay sờ lên tóc, lên râu Thạch.

"Tin được không đó. Thôi, mặc, tin đại đi".

"Anh buồn ngủ quá, ngủ nhé?"

Bạch nũng nịu:

"Hổng ngủ đâu, anh hứa đi Chợ Lớn mà".

"Hứa bao giờ, chỉ giỏi bày chuyện, hư lắm". Đôi mắt Bạch ngước lên, vòi vĩnh:

"Đi thì đi, không đi thì thôi. Hổng lôi thôi gì hết trơn à. Còn bao nhiêu cô xinh đẹp chờ mà, anh ngủ đi, em lấy xe đi quanh một vòng vậy". Thạch ôm chặt Bạch, Bạch giẫy nẫy làm bộ như khổ sở lắm, Thạch phì cười, siết chặt cánh tay trần nõn nàng của nàng, thì thầm:

"Đi thì đi, không đi thì không đi, hu hu… Nào anh đền, đi không".

O.K. Bạch nhảy vọt khỏi lòng Thạch, nàng dang hai tay vừa đi vừa ưỡn ẹo, con mèo đen nhảy vọt lên vai nàng. Bạch xách ngược con vật ném mạnh về phía Thạch, Thạch hoảng hốt nhảy tránh, con mèo kêu meo meo, nhảy vọt qua người Thạch. Lúc đó Thạch đã ngồi xuống đất. Bạch cười sằng sặc, nàng hát tiếp theo một điệu nhạc đặc biệt do chính nàng sáng tác. Trên gương mặt Thạch chưa tan hết nỗi kinh sợ, tuy nhiên chàng vẫn mỉm cười vuốt lại áo. Bây giờ con mèo đen ngồi chễm chệ trên tủ áo của Bạch. Khi Thạch kéo phẹc-mơ-tuya lưng áo cho nàng, con mèo đen vẫn gườm gườm nhìn chàng. Thạch bỗng sợ hãi, linh tính báo cho chàng một điều bất thường nhưng chàng trấn tĩnh lại ngay. Chẳng có gì đâu, hôm nay trời mưa đấy. Nghĩ đến cơn mưa bất chợt, đến hơi thở của Bạch, Thạch mỉm cười, Bạch vừa chúm chím vừa gọi:

"Ly Ly, mày cắn ông khách hộ tao một miếng đi".

Và Bạch quay lại cắn vào vai Thạch.

Đồng hồ vừa gõ. Thoa giật mình tỉnh dậy, nàng dụi mắt nhìn bóng tối cho quen và lần mò đứng dậy. Học vẫn ngủ say. Có tiếng lá va chạm ngoài cửa sổ và ánh điện nhà bên bật sáng, Thoa quay vào, cúi xuống. Hơi rượu còn xông lên nồng nực. Tay Thoa bỗng chạm vào một vật sắc. Đó là con dao găm sáng bóng không hiểu Học lấy ở đâu. Nàng ôm lấy con dao vuốt ve: Đây, cái mình tìm và ao ước bao nhiêu năm rồi. Mẹ, mẹ Thoa bỗng đi quanh một vòng trong căn phòng, nàng yên lặng mỉm cười, đầu nghiêng nghiêng. Đôi mắt Thoa mở lớn và hiền vô cùng. Đỗ Thị Ngân Thoa, 17 tuổi, mày nhớ chưa con. Thoa chợt thấy đau nhói ở tay, nàng đưa con dao lên miệng cắn, hơi thép nguội ngắt làm Thoa rùng mình, con dao như đang phì phào thở.

"Mấy giờ rồi anh?"

Thạch đưa đồng hồ lên ngang mắt:

"Đồng hồ lại đứng mất lúc 11 giờ 20 phút".

"Đồng hồ gì mà kỳ vậy, anh lấy lại cho đúng đi".

Bạch nheo mắt nhìn lên tường. Chữ "Nigth Club” kết bằng những cuộn đèn nhỏ, tắt sáng tắt sáng, luồng ánh điện màu đỏ tía ra khắp bàn ghế. Đèn cuối phòng rọi màu tím nhợt nhạt nên nàng nhìn hơi khó lại. Mười hai giờ mười lăm phút đó anh.

"Em đã mệt chưa?"

"Chưa anh ạ. Khiếp, sao em uống hoài vẫn thấy khát, anh gọi cho em một soda chanh đi".

Thạch nhún vai chế giễu rồi quay gọi:

"Ê, anh Chín, cho một soda chanh gấp".

"Uống thứ này quê một cục há anh".

Bạch vừa nói vừa nhìn qua các bàn bên cạnh.

Một gã cao gầy ở đằng xa vẫy Bạch. Bạch cười hớn hở khiến Thạch khó chịu. Vài tiếng huýt sáo: "Bạch hoa hậu nửa khuya đó".

"Tiếc thằng cha già quá".

"Hứ, tiền mà".

Thạch thấy chóng mặt quá, tụi nhóc con lúc nào cũng háo thắng. Các con còn lâu mới theo kịp ba. Và Thạch hỏi Bạch:

"Em có được bao nhiêu loại nhóc đó?"

Bạch chím miệng huýt một tiếng sáo nhỏ:

"Vài tá".

Thạch cười:

"Em hãnh diện lắm sao? Này em, em có cô bạn gái nào giới thiệu với anh đi, hôm nay ở đây nhiều em trông được quá".

"Em giới thiệu cho anh cô này được hông?"

Thạch nhìn lên bục gỗ, nữ ca sĩ Chim Xanh trong bộ cánh màu lơ duyên dáng. Nàng đứng sát máy vi âm quá và giọng chưa được tự nhiên.

Bạch cười:

"Lính mới đó".

"Coi được lắm".

Bạch nhăn mặt. Thạch biết nếu ở nhà Bạch đã nằm lăn ra khóc hoặc bì bì cái mặt hàng giờ. Thạch định trêu thêm, chàng chăm chú nhìn ngắm Chim Xanh gật gù, nhưng Bạch không giận và hình như nàng đang nháy mắt với một gã lính thủy ở bàn bên.

Thạch phát cáu:

"Về, về đi".

"Chưa mà".

Bạch cầm ly soda chanh uống một hơi và như chưa đã khát, nàng liếm môi. Màu son nhạt, non mọng trên đôi môi bóng nhẫy làm Thạch dịu dàng trở lại. Quá khuya dàn nhạc chơi một bản valse cổ điển. Mắt Thạch cũng vừa ríu lại. Chàng thèm được nằm vật ra giường, ôm Bạch trong tay và quên hết mọi sự trên đời. Bao năm rồi, Thạch chỉ tìm được quên lãng ở đó. Lương tâm chàng phẳng rộng, trống trải và chàng cũng không bỏ trốn. Bàn chân Bạch chạm nhẹ vào chân chàng. Thạch ngã người thở ra một hơi dài, tiếng nhạc dật dờ, mọi người cũng quên hẳn sự có mặt của nhau. Lúc này Bạch cũng mất hết vẻ tinh nghịch, nỗi buồn thiếu niên chìm trong đôi mắt. Nàng như một đứa trẻ cô đơn, lạc lõng, vô vọng. Đó, chính lúc đó, Thạch cảm thấy mình già lão, đặc quánh: Sống đi thôi kẻo hết. À, thì ra mình đã già thật rồi, chẳng còn bao lâu nữa.

"Ngủ đấy à cưng?" Tiếng Bạch vang bên tai chàng.

Chiếc xe lao vùn vụt trong đêm tối, Thoa cắn môi ghì chặt tay lái. Cầu trời cho Học ngủ say. Tôi sẽ không làm gì hết đâu, nhưng đêm tối quyến rũ. Tôi cần phải bỏ gian phòng tù túng tìm ra với đêm. Bầu trời đen phủ trong mắt Thoa muôn vẻ êm đềm. Tôi sẽ đi chơi, đi chơi trong đêm tối, nhưng Thoa biết rất rõ là mình có mang trong người con dao của Học. Thoa muốn ném xuống đường, mình không đủ can đảm đâu. Đồ hèn. Thoa cười gằn, nàng sang số, xe vọt.

"Mấy giờ rồi anh?"

Thạch giơ tay lên ngang mặt:

"Đồng hồ lại đứng nữa".

"Hứ, hà tiện dữ hông, ném cha nó đi cho rồi, hỏng hoài hỏng hoài à". Thạch bỏ tay xuống. Chiếc đồng hồ còn in đậm trong mắt, tự nhiên chàng ngẩn ngơ. Xui xẻo rồi, nhất định thế, chiếc đồng hồ này chưa bao giờ trở chứng.

Bạch ngạp:

"Mệt thấy mồ".

Thạch nói:

"Mệt thì về".

"Không, em chưa về".

Thạch kiên nhẫn:

"Em hư hỏng lắm".

Bạch gác cả hai chân lên ghế đối diện, hai vai thun lại như con mèo con. Lại con mèo con, đêm nay sao Thạch nhiều ám ảnh thế. Thạch khó chịu. Hai mắt Thạch buồn ngủ nhừ, người ngất ngây. Thạch nghĩ giá chàng thiếp đi một lúc. Sự chán chường bao vây thân thể và Thạch nhìn đâu cũng thấy dửng dưng. Tiếng hát loãng vào tai chàng những âm thanh quái gở và bỗng nhiên hình ảnh còn mèo hiện rõ rệt, Thạch nghe cả tiếng meo meo và tiếng Bạch cười. Dấu cắn của con mèo ở vai Thạch nhức buốt: "Ly Ly, mày cắn ông khách đi". Meo meo. Thạch giật nẩy mình bàng hoàng.

"Gì vậy anh?"

"Anh vừa mơ thấy dữ quá".

Bạch cười giòn giã:

"Mở mắt thế kia mà bảo mơ, anh thiệt điên".

"Chắc điên thật".

Người Bạch rũ ra ghế. Vậy mà nó nhất định không chịu về. Thạch tự cười cho mình và cho Bạch. Hai người như thế này rồi chẳng tới đâu hết. Bỗng dưng chàng thèm khát một đứa con. Miệng sẽ cười giống miệng nó. Thạch muốn cắn vào đứa bé. Đứa bé không rời tưởng tượng chàng.

"Anh mệt, anh ngủ một tí nhé".

Thạch nhắm mắt ngồi tựa vào ghế thật yên, chàng thiếp đi được một lát trong muôn tiếng ồn ào xa vắng. "Uống một ly nữa đi em, uống đi mà. Đừng anh. Không, anh yêu em biết mấy. Đừng anh. Em sợ à, ai mà chẳng vậy. Cưng ơi. Thế nào, em vẫn mạnh chứ? Chủ nhật nhé".

"Anh đợi, anh đợi em mãi mãi. Bây giờ làm thế nào anh? Em có thai. Làm thế nào? Đồ đểu, đồ sở khanh, tao sẽ giết mày như giết một con thú".

"Mày cười à? Cho mày cười. Giết nó ư, đồ dã man, tao sẽ nuôi nó, dù nó là con của một thằng nhơ nhớp như mày, nó sẽ thành người, nó sẽ nhìn mày. Em ơi! Cưng của anh, anh yêu lắm. Anh là người sở khanh mà. Con Lan, con Cúc, con Kim chúng nó mang bầu và anh quất ngựa phải không? Thôi chèque đây cầm đi. Em cần nhiều lắm cơ".

Một con mèo đen chặn phía trước, giơ móng chân móc vào mặt chàng. Thạch muốn kêu to lên, hét to mà cổ họng như tắc tịt. Thạch mở choàng mắt. Bạch vẫn ngồi im lặng nhìn chàng. Thạch lau mồ hôi, người chàng nóng như lên cơn sốt.

Bạch đứng dậy:

"Ngủ ngon dữ? Thôi dìa chứ cha".

Thạch đưa tay vỗ vào trán:

"Anh mệt lắm, để anh nghỉ một chút đã".

Bạch lặng lẽ. Đưa tay xoay cái ly. Thạch thấy chóng mặt, đầu óc Thạch nặng như búa bổ. Thạch muốn hét lên: Thôi im đi. Nhưng tiếng nhạc càng về khuya, càng giòn giã. Phòng trà huyên náo như vỡ. Các nhạc công coi bộ đã mệt phờ nhưng cứ gân cổ thổi, giang tay nện trống. Tất cả đều hỗn độn, khô cứng, khiến Thạch muốn khùng. Hình ảnh trong cơn mơ lại bao quanh lấy chàng và Thạch sống hoài trong ám ảnh tội ác.

"Mày là đồ đểu, sở khanh. Nó sẽ nhìn mặt mày".

Mình đã đi quá nhiều và hình như đã hai ba vòng quanh thành phố. Thoa hãm xe chạy chậm chậm. Mãi đến lúc này nàng mới thấy đầu óc đau nhừ, mỏi mệt. Cổ họng Thoa nóng bỏng khô rát.

"A, đây rồi", Thoa nhìn lên, hàng chữ Nigth Club chớp đỏ, chớp đỏ trên khung trời xám xịt. Thoa nghĩ:

"Mình vào đây, kệ, hút một điếu thuốc, uống một chút cà-phê cái đã. Một điếu thuốc lúc này cần thiết bao nhiêu". Thoa đậu xe lại tắt máy bước xuống. Nàng nhận ra mình mang một bộ đồ đen.

Mấy giờ rồi anh?

Mấy giờ. Thạch choàng tỉnh, hốt hoảng. Chàng giơ vội tay lên định xem đồng hồ, nhưng rồi chợt sợ hãi, bỏ rơi cánh tay xuống, kinh hoàng, chàng muốn tháo chiếc đồng hồ ném đi, nhưng không dám. Chiếc đồng hồ vẫn đứng. Nó đã đứng lại. Tôi cũng thế. Một chiếc bóng đen sẫm ở đâu đó đang nhìn Bạch. Đúng thật mà. Người con gái mặc bộ đồ đen, khuôn mặt quen thuộc, gần gũi với Thạch nhưng chàng nghĩ mãi không ra, quen thuộc trong lúc nào, gần gũi như thế nào. Dễ chừng những đứa con của chàng lớn lên đều bằng thế hết. Vậy mà bây giờ tôi mới ao ước có được một đứa con. Tim Thạch đau nhói như bị ai cào xé. Tôi tưởng tôi hạnh phúc, nhưng chính tôi chỉ đuổi theo cái ảo ảnh của hạnh phúc. Sống phung phí ném tiền qua cửa sổ đâu phải là một cách để lãng quên. Từng khuôn mặt đàn bà đến rồi đi, rồi nguyền rủa. Bây giờ mày lại cặp kè với một đứa bé con. Đồ khốn.

"Anh chịu không nổi đâu Bạch". Thạch rên khẽ.

"Anh mệt rồi, Thạch, mình về ngủ chứ?"

Thạch ngồi dậy, nhìn Bạch đang mở lớn mắt nhìn chàng. Thạch cố tươi tỉnh:

"Anh mệt, em có thương anh không?"

"Không thương".

"Anh sắp chết rồi đây, thương anh đi bé, thương anh, anh khổ sở lắm".

"Anh khổ sở vì tiền tiêu mãi không hết phải không, để đó em tiêu giùm cho".

"Không, anh chết thật mà".

Bạch cười chế giễu, nhưng Thạch không thể cười. Thạch chăm chú nhìn Bạch. Nó còn trẻ quá, anh sẽ cho em cả gia tài. Anh sẽ cho em hết cả anh. Nhưng anh không thể sống với em được nữa. Thạch nói với Bạch mà như nhắc nhở mình, như nguyền rủa mình: Quên thằng chó điếm này đi.

"Bạch, anh cho em hết đó".

"Thật không?"

"Thật mà".

Thạch tháo cái đồng hồ ném vào xắc Bạch. Trước sự ngạc nhiên của Bạch, Thạch thở dài khoan khoái, chàng như trút hết được mọi ám ảnh. Đầu óc Thạch như bớt căng thẳng hơn và chàng khám phá ra một điều mới mẻ:

"Tại sao ta không cho hết Bạch?"

Thạch nghĩ tới những khuôn mặt thất vọng của người người đàn bà bị Thạch bỏ rơi. Anh tàn ác hơn súc vật? Bạch sẽ không nói mình thế. Thạch vẫn biết Bạch theo chàng không hề vì tình yêu. Bạch còn trẻ đẹp mà chàng thì quá già, Thạch vuốt về bàn tay Bạch:

"Con gái anh bây giờ chắc bằng em".

"Vớ vẩn hoài, con gái con giếc gì, ai mà thích nghe chuyện con gái anh".

"Sao vậy?"

"Tại em không muốn so sánh".

Thạch cười dễ dãi:

"Anh sẽ cho em hết gia tài khi nào em bằng lòng chịu làm con gái anh".

"Hứ, nói nghe được không? Lại có thứ con gái vậy à?"

Thạch nghe Bạch nói mà như có ai vả vào mặt mình. Nhìn khuôn mặt non choẹt của Bạch, Thạch bỗng nghe ghê tởm mình quá đổi. Mày thật tán tận lương tâm. Phải thay đổi lại hết, Chàng phải có một đứa con, chỉ cần một đứa con thôi cũng đủ cho chàng chuộc hết tội ác. Ý nghĩ đó làm Thạch bỗng nhìn Bạch như nhìn một đứa em gái, một đứa con:

"Anh đưa em về".

"Còn anh không về?"

"Anh không về, tối nay anh có việc".

"Lôi thôi quá, về rồi không về. Thế món anh hứa với em thì sao?"

"Được, em muốn vậy chứ nhiều mấy anh cũng cho. Sáng mai anh đem lại".

"Chắc nhé".

"Ừ, mình về. Nào, dậy".

Hắn là ai. Hắn bao nhiêu tuổi. Không biết nhưng đúng là nó. Vệt râu mép đen nháy. Đúng nó. Đúng là một thằng điếm. Thoa quăng điếu thuốc xuống, dí mạnh lên tàn lửa đứng dậy. Người đàn ông đang dìu đứa con gái kia xuống thang. Hãy chạy theo hắn. Thoa bước vội vàng, nhảy hai bực thang một. Hãy giữ hắn lại. Cha mày đấy. Tại sao hắn không thể là cha mày. Đỗ Thị Ngân Thoa. Mày hãy đứng trước mặt hắn rồi gọi: Ba. Chân tay Thoa run lẩy bẩy. Đừng để hắn đi mất. Cha tôi đó. Chào ba. Tôi phải làm gì đây nhỉ. Người đàn ông sắp đưa đứa con gái ra đến xe rồi. Phải giữ hắn lại. Thoa nhẹ nhàng lẫn mình vào bóng đêm, vượt lên, nép vào thành xe.

"Anh về với em chứ".

"Không. Anh không về".

"Kỳ dữ. Chuyện chi vậy?"

"Đêm nay anh bận".

"Nè, lại định giở trò Sở Khanh với em đó hả. Đừng giỡn với con này à nghe. Cắn à".

Đứa con gái cười rúc rích, đu lấy vai người đàn ông. Họ đã đến bên thành xe. Đúng rồi. Đúng một tên sở khanh. Những cuộn đèn chữ trên bảng hiệu Nigth Club tắt sáng, tắt sáng. Hình ảnh người đàn ông trước mắt Thoa lung linh, tan vỡ. Coi chừng. Hắn sắp biến mất đấy. Thoa lạnh lùng hiện ra. Người đàn ông giật mình sững người lại. Gã đứng yên. Dụi mắt nhìn Thoa. Thoa muốn kêu: Ba. Nhưng tiếng nói bỗng khô cứng không sao chuyển động được. Đứa con gái nhỏ bên vai người đàn ông mấp máy môi, hình như nói gì đó với Thoa, nhưng sao cũng không thấy một tiếng nào nói ra cả. Sao thế nhỉ? Sao lặng lẽ thế nhỉ? Thoa ngơ ngác, bước từng bước lại phía người đàn ông. Sao thế nhỉ? Sao yên lặng thế nhỉ? Thoa vung tay lên. Một ánh sáng trong đầu và một ánh sáng trong tay Thoa lóe lên một lúc. Đây rồi. Thoa nghe thấy một tiếng rú thảm thiết. "Anh Thạch. Thạch". Đó là tiếng đứa con gái kêu. Người đàn ông ngã xuống kéo theo đứa con gái. Môi người đàn ông cũng mấp máy và Thoa nghe mấy tiếng rời rạc: hình như gã thì thào: "Con mèo, con mèo". Thoa thụp người xuống, khóc như một đứa trẻ. Đêm mênh mông. Đêm buồn bã vây quanh ba người. Tiếng rú vừa thốt ra đã bị đêm tối nuốt chửng.

Từ bao giờ, con dao đã rời khỏi tay Thoa và tiếp tục thở trên ngực người đàn ông tên Thạch.
Nguồn: Đêm dậy thì, truyện của Nhã Ca, mẫu bìa và phụ bản của Nguyá»…n Trung, An Tiêm ấn hành lần thứ nhất 4.000 bản. Ngoài những bản thường còn in thêm 50 bản đặc biệt dành riêng cho tác giả và nhà xuất bản. Giấy phép số 186 TBTTCH/BC3/XB Sài Gòn, ngày 17-1-1967. Giá: 80Ä‘. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.