trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
6.7.2004
Zhou Derong
Internet ở Trung Quốc - Gần 1.500 thư tố cáo trong 7 ngày
Xanh Mêlan dịch
 
Thượng Hải - 29.6.2004. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến cực kì vô vọng chống lại kẻ thù hiện nay là Internet. Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Đảng xuất phát từ bản chất hai mặt của vấn đề này: một mặt, Internet là hiện thân của công nghệ tương lai và chính vì thế mà Đảng không thể không cần đến.

Ngược lại, thậm chí Internet cần phải được hỗ trợ phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nó cũng được hỗ trợ tối đa và hiện nay, ngành công nghệ tin học của Trung Quốc có thể sánh ngang với ngành công nghiệp xe hơi đang bùng phát. Nhưng mặt khác, cũng như virus HIV đối với hệ thống đề kháng của cơ thể, Internet là một con virus nguy hiểm khiến hệ thống kiểm duyệt trở nên nực cười. Mạng Internet, xét về độ tuổi của những người sử dụng, quả là đặc biệt nguy hiểm với Đảng.


Vì thế hệ kế tục

Những khảo sát gần đây nhất cho thấy, trên 82% người sử dụng Internet ở Trung Quốc là ở độ tuổi dưới 35, và 53% ở độ tuổi dưới 24. Với họ, Internet đang là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất. Nếu lưu ý rằng những người ở độ tuổi này đặc biệt cả tin, cũng có thể nói là dễ bị ảnh hưởng, thì nỗi lo của Đảng quả là dễ hiểu. "Đảng sẽ huy động mọi lực lượng để chế ngự Internet", Bộ trưởng bộ văn hóa-thông tin Trung Quốc Liu Yunshan đã tuyên bố như vậy hôm 11 tháng 6. Đây là một cuộc đấu tranh vì thế hệ kế tục và cũng vì tương lai của Đảng. Vấn đề là: làm thế nào để thắng trong cuộc chiến này.

Hiện nay, việc kiểm soát Internet ở Trung Quốc được áp dụng khá toàn triệt. Muốn vào một quán cà phê Internet ở Thượng Hải, người ta phải ghi lại số chứng minh thư nhân dân. Bên trong, lúc nào cũng có cảnh sát mạng quan sát từng máy tính. Và những biên bản ghi lại các địa chỉ truy cập phải được lưu giữ trong vòng ít nhất 60 ngày.


Cam kết công khai

Bên cạnh đó, phải kể tới hình thức kiểm duyệt tự nguyện của các website. Chẳng hạn, tháng 5 năm 2002, trang web lớn nhất của Trung Quốc là Sina.com cùng hơn 130 trang web khác đã ký một cam kết công khai, trong đó những người ký tên thỏa thuận "không công bố hoặc truyền tải những nội dung và thông tin suy đồi, mê tín dị đoan, hoặc chống lại luật pháp, gây nguy hại tới an ninh quốc gia và ổn định xã hội".

Ngoài ra, những người ký tên cam kết còn chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm duyệt các diễn đàn trên trang web của mình. Hiện nay, riêng trang Sina.com đã có hàng trăm "dân vệ Internet" mà vai trò của họ tương tự như của những “phụ nữ thính chân" ngày xưa trong ủy ban đường phố, những người chuyên theo dõi việc đi về của hàng xóm láng giềng và báo ngay cho công an mỗi khi phát hiện sai phạm nào đó.

Những trang web như Sina.com còn sử dụng những phần mềm tìm kiếm những từ "nguy hiểm" - ước tính có khoảng 230 từ - và lập tức chặn những bài viết hoặc đường link có liên quan. Những quán cà phê Internet còn lại - kể từ chiến dịch thắt chặt các hoạt động Internet, con số các quán này đã giảm đi một nửa - đều bắt buộc phải cài đặt các phần mềm này.


Công an Internet phải làm việc quá tải

Mặc dù vậy, Internet vẫn có lỗ hổng. Ai muốn biết những điều gì đang diễn ra trên thế giới, đều có kinh nghiệm trong chuyện này. Những phương pháp để chọc thủng hệ thống kiểm duyệt thường đơn giản nhưng luôn hiệu quả. Hoặc là người ta tự tạo một hộp thư điện tử mới, hoặc có thể truy cập vòng qua một trình duyệt khác (Proxy-Server). Bởi kiểm soát mọi con đường là nhiệm vụ bất khả thi của công an mạng và đội ngũ trợ thủ.

Trước tình thế này, Đảng đã phải vận dụng đến một phương pháp kinh điển của mọi chế độ chuyên chế: tố giác. Ngày 10 tháng 6, tại Bắc Kinh, trang web "China Reporting Center of Illegal And Unhealthy Information" (Trung tâm Trung Quốc chỉ dẫn về những thông tin trái phép hoặc thiếu lành mạnh) với địa chỉ net.china.cn đã được khai trương. Theo đó, mỗi công dân sử dụng mạng đều được yêu cầu phải thông báo ngay cho trang web này nếu phát hiện những nội dung "trái phép hoặc thiếu lành mạnh" ở bất kì trang web nào.


Hi vọng vào tố giác

Việc tố giác đem lại kết quả khổng lồ: Tới ngày 17 tháng 6 đã có 1423 thư tố giác mà trong đó, 72 trường hợp được chuyển tới tới công an hoặc các cơ quan chức năng. Những thư tố giác này chủ yếu đề cập đến những trang web có nội dung kích dâm. Nhưng với Đảng, những thông tin khác mới là quan trọng, bởi thực ra, kích dâm, cũng như mại dâm, hiện được công khai „nhắm mắt làm ngơ“ ở Trung Quốc. Điều mà Đảng hy vọng có được là những thư tố giác các nội dung "gây nguy hại tới an ninh quốc gia và ổn định xã hội".

Nhưng đấy chính là điểm vướng mắc. Bởi hiện nay, việc tố giác chính trị là chuyện tối kỵ ở Trung Quốc - nhờ kinh nghiệm tuy cay đắng nhưng đắt giá của Cách Mạng Văn Hóa. Ai muốn làm điều đó thì phải suy nghĩ rất kỹ trước khi hành động. Nếu bị lộ, anh ta sẽ bị tẩy chay toàn diện, trong gia đình cũng như xã hội. Bởi kiểu đấu tố tập thể như thời Cách Mạng Văn Hóa không còn nữa. Ai muốn làm "anh hùng" thì phải „anh hùng“ riêng một mình. Hoàn toàn đơn độc.


Nguồn: Frankfurter Allgemeine Zeitung, 30.06.2004, số 149 / trang 36


© 2004 talawas