trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Kinh tế
  1 - 20 / 135 bài
  1 - 20 / 135 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiKinh tế
14.3.2007
Hà Thư Sinh
Trước ngày tận thế, nhất định Việt Nam sẽ đuổi kịp Singapore
(Vài ý trao đổi với anh Phong Uyên)
 
1.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, trước ngày tận thế, Việt Nam nhất định sẽ đuổi kịp Singapore về con số GDP đầu người. Cách tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam trong 5 năm 2001-2005 là (6.9%+7.1+7.3+7.8+8.4)/5=7.5%

(Nguồn: http://www.adb.org/Documents/Books/ADO/2006/vie.asp).

Tương tự, cùng thời gian tăng trưởng của Sing là (-2.3%+4+2.9+8.7+6.4)/5= 3.94%. (Nguồn: http://www.adb.org/Documents/Books/ADO/2006/sin.asp).

Tại điểm xuất phát 2005, GDP đầu người Việt Nam là $618, GDP đầu người Sing là $26,836. Giả sử tốc độ tăng trưởng mỗi năm của Việt Nam và Sing 7.5% và 3.94%, giữ cố định trong tương lai. Ta có:

Sau n năm, GDP đầu người của Việt Nam là 618 * (1.075)n = A, của Sing là 26,836 * (1.0394)n = B. Khi A=B thu nhập hai bên bằng nhau, ta có: 618 * (1.075)n = 26,836 * (1.0394)n

n chính là số năm để thu nhập hai bên bằng nhau. Giải phương trình này như sau:


Dùng máy tính bỏ túi Casio fx-570MS bấm ln43.4239=3.771 và ln1.0342=0.0336, ta được n=112, như vậy trong vòng 112 năm nữa (4 thế hệ sau) chúng ta sẽ có thu nhập bằng Sing. (Có lẽ Ông IL Houng Lee - Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam lấy tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm 1996-2005 nên phải cần đến 197 năm để Việt Nam đuổi kịp Sing. Theo tôi lấy trung bình 5 năm gần đây thì tốt hơn. Đỡ tủi tí, ngắn hơn 85 năm còn gì). Khi đó thu nhập GDP bình quân đầu người Việt Nam là hơn 2 triệu đô Mỹ một năm (theo mức giá 2005, đã loại trừ lạm phát).

Giả sử, GDP đầu người của Sing đứng yên đợi Việt Nam ở mức $26,836 năm 2005, ta sẽ cần 52 năm để đuổi kịp Sing. n= (ln43.4239)/ln1.075 =52.

Tính giống vậy cho Thái, tăng trưởng trung bình 2001-2005 là 5.04%. GDP đầu người Thái năm 2005 là $2,659. Việt Nam sẽ cần 63 năm để đuổi kịp Thái.

Dùng cách lấy loge (ln) này cũng tính được, với tốc độ tăng trưởng cho trước cần bao nhiêu năm để tăng gấp đôi GDP. Giả sử Việt Nam giữ vững tăng trưởng 8% hàng năm, thu nhập 2005 đầu người là $618, cần bao nhiêu năm để tăng gấp đôi thu nhập? Cách tính gần đúng là lấy 70/8 = 9 năm. Tính như sau: 618* (1.08)n = 618*2 => n= ln2/ln1.08= 69.3/7.7= 9 năm. Nếu Việt Nam tăng trưởng 10% năm, cần 70/10= 7 năm để tăng thu nhập gấp đôi. Đây là qui luật 70 quen thuộc trong kinh tế học.


2.

Theo qui ước chung, GDP của một năm sẽ được tính bằng giá thị trường của năm đó mà không quan tâm đến lạm phát. GDP của Việt Nam năm 2006 sẽ được tính bằng giá thị trường năm 2006 bằng đồng Việt Nam. Sau đó chia cho tỷ giá hiện hành giữa đồng Việt Nam và đô Mỹ của năm 2006 (=15,964) ta sẽ được con số tổng GDP của Việt Nam năm 2006 bằng đô Mỹ (là con số danh nghĩa-nominal, chưa trừ lạm phát). Nếu chia tiếp cho số dân ta sẽ được số GDP đầu người của năm (cũng là danh nghĩa). Như vậy tổng GDP của Việt Nam 2006 là 973,788 tỷ đồng, gần bằng 61 tỷ USD, dân số 83.1 triệu nên GDP đầu người là 725 USD, đều theo giá thị trường năm 2006 (danh nghĩa). Nguồn: Vietnam Economic Time- Feb 2007.


3.

Khi cục thống kê các nước công bố tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, con số đó luôn luôn là tăng trưởng thực (đã loại trừ lạm phát, do đã quy GDP của các năm khác nhau về cùng một mức giá để so sánh. Việt Nam hiện nay dùng mức giá 1994.) Đa số sách báo cũng chỉ viết tốc độ tăng trưởng (growth rate) là đủ. Các kinh tế gia cũng như chúng ta không cần phải bàn đến nó đã trừ lạm phát chưa, có phải là “tăng trưởng thực sự” không. Chuyện đó là đương nhiên. Không ai lại công bố tốc độ tăng trưởng GDP mà không phải là thực cả. Để thêm phần cẩn thận, sợ người ta nhầm cũng có những nguồn ghi rõ “tăng trưởng thực” (GDP-real growth rate) như CIA factbook chẳng hạn. Chúng ta sẽ không tìm được một nguồn nào công bố “growth rate” mà chưa thực cả. Các kinh tế gia thường bàn chất lượng tăng trưởng như thế nào, chi phí ra sao (ICOR, huỷ hoại môi trường…), có khả năng bền vững không mà thôi.



Phụ lục:



(Nguồn: http://www.adb.org/Documents/Books/ADO/2006/vie.asp)

13/03/2007

© 2007 talawas