trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
21 - 40 / 3021 bài
21 - 40 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
27.10.2008
Hoà Nguyễn

Trong bài "Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc qua các cuộc xâm lăng nước ta", ông Hồ Bạch Thảo viết: "Nguyên soái Toa Ðô nhà Nguyên đem quân từ Vân Nam [1285] qua nước Lão Qua, thẳng đến Chiêm Thành, hội quân tại Ô, Lý rồi đánh châu Hoan, châu Ái (Thanh, Nghệ Tĩnh). [13] "(Chú thích dưới bài viết số [13]: Ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, trang 55)

Theo bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1993, chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001, ở quyển V trang 193 thấy ghi câu viết giống như trên. Nhưng mục chú thích số 7 cùng trang ghi thêm: "Các sử tịch Trung Quốc đều chép là Toa Đô xuất phát từ Quảng Châu, theo đường biển tiến đánh Chiêm Thành vào tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1282)".

Cũng trong ĐVSKTT bản điện tử trang 187, ở mục chú thích số 6 ghi: "Toa Đô tên Mông Cổ là Sôgatu. Thực ra Toa Đô mang 5000 quân đi đường thủy từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành từ tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1282), còn kẻ chỉ huy 50 vạn quân xâm lược Đại Việt là Thoát Hoan và Lý Hải Nha".

Việt Nam sử lược (VNSL) của Trần Trọng Kim, bản điện tử trang 55 viết: "Quân Nguyên chia làm hai đạo: một do tướng Mông Cổ là Toa Đô đem 10 vạn quân từ Quảng Châu đi hải đạo sang đánh Chiêm Thành; còn Thoát Hoan thì kéo đại binh đến ải quan, sai người đưa thư sang nói mượn đường đi đánh Chiêm Thành".

VNSL trang 57 viết: "Toa Đô là tướng đạo thứ hai quân Nguyên đi đường bể đánh Chiêm Thành, nhưng mà quân Chiêm Thành giữ được các đường hiểm yếu, đánh mãi không được. Nguyên chúa hạ chiếu sai Toa Đô theo đường bộ kéo ra mặt Nghệ An họp với Thoát Hoan đánh An Nam".

VNSL trang 59 cho biết ở trận đánh Tây Kết (Hải Dương) vào tháng 5 năm Ất Dậu (1285), Toa Đô bị quân ta giết.

Như vậy, Toa Đô đã theo đường biển (dù không thể với 10 vạn quân theo VNSL), vì đường bộ từ Vân Nam vượt qua Ai Lao để đến Chiêm Thành có nhiều núi rừng hiểm trở, rất khó cho việc chuyển quân đối với thời xưa và có thể cả với ngày nay.

Ông Hồ Bạch Thảo không nhắc tới lần tiến quân sau cùng của "kẻ thù phương Bắc" xảy ra gần đây, vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người.

Theo bài "Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979", trên Wikipedia tiếng Việt:

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

- Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55
- Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50
- Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14
- Hướng Lai Châu có quân đoàn 11
- Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.