trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
2.11.2008
Minh Ngọc

Phản hồi của Trần Ngọc Vương khiến tôi phì cười. Phì cười ngay ở câu đầu, có đoạn:“bác Hiến không bày sẵn tư liệu trước mặt. Đuổi bắt ý tưởng, bắt được rồi thì ‘diễn’ nó ra.”

Nếu thế thì bác Hiến còn vướng thêm một thói xấu là chủ quan, không cần kiểm chứng cho kỹ trước khi viết xuống, trước khi phát biểu, trước khi “diễn nó ra”. Một nhà nghiên cứu có uy tín, có tiếng tăm mà còn cẩu thả, lười lĩnh như thế thì việc ông Hoàng Ngọc-Tuấn phê bình ông Hoàng Ngọc Hiến như thế còn gì để chống chế.

Đọc phản hồi của Giang về chuyện dịch thuật, tôi trố mắt kinh ngạc vì không thể tưởng tượng có người lại “dũng cảm” đến thế. Discourse mà dịch thành giáo trình thì muốn dịch thế nào lại không được nhỉ?

Discourse
theo Merriam-Webster:

1 archaic : the capacity of orderly thought or procedure : rationality
2: verbal interchange of ideas ; especially : conversation
3. a: formal and orderly and usually extended expression of thought on a subject; b: connected speech or writing c: a linguistic unit (as a conversation or a story) larger than a sentence
4 obsolete: social familiarity
5: a mode of organizing knowledge, ideas, or experience that is rooted in language and its concrete contexts (as history or institutions) discourse>

Theo Oxford:

noun /diskorss/ 1. written or spoken communication or debate. 2. a formal discussion of a topic in speech or writing.
verb /diskorss/ 1. speak or write authoritatively about a topic. 2. engage in conversation.
— ORIGIN Latin discursus ‘running to and fro’, from discurrere ‘run away’.

Nguyên bản: The antitheoretical polemic is one of the characteristic genres of theoretical discourse... an inevitable dialectical moment within theoretical discourse, the moment when theory's constructive, positive tendency generates its own negation.

Được ông/bà Giang dịch thành: Các luận điểm phản lý thuyết là một trong những thể loại đặc biệt của các giáo trình lý thuyết… một yếu tính biện chứng không tránh được trong giáo trình lý thuyết, cái yếu tính mà khi lý thuyết có đặc tính thiết đặt, khuynh hướng xác định lại sinh ra sự phủ định của chính nó.

Characteristic
là gì mà biến thành “đặc biệt”? Ở đâu mà ra “có đặc tính thiết đặt” thế? Chẳng nhẽ “theory’s constructive” là “đặc tính thiết đặt”?

Characteristic
lại là “đặc biệt” nhưng không hề có characteristic thì lại thành “đặc tính”?

Quả đáng để kinh ngạc.

Tôi thấy thất vọng khi có khá nhiều ý kiến mang tính “tung hỏa mù”, cố tình bẻ mạch chuyện ông Hoàng Ngọc-Tuấn phê bình ông Lữ và ông Hiến sang chuyện bới móc cá nhân, than phiền “khó hiểu”, chặt xẻ ngôn từ, “biến chín làm mười”. Tôi tin ngoài cái “quái trạng” mà ông Tuấn đưa ra còn có vô số “quái trạng” lớn nhỏ xung quanh cái gọi là “văn hoá thảo luận”.