trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
21 - 40 / 56 bài
21 - 40 / 56 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Gửi bài này cho bạn bè
29.3.2006
 
Chuẩn bị hành trang cho trẻ em bước vào đời
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 25 – Ngày 29 tháng 3 năm 2006


Tổng thống Bush xử lý một tình huống phức tạp



Bush: Xem nào, ta có tụi Shiites, ta có tụi Sunnis. Ai là phe ta, ai là phe địch nhỉ?

(Chan Lowe)


Trung Quốc quản lý Internet



(Jeff Danzinger)

Chuẩn bị hành trang cho trẻ em bước vào đời

Một học sinh lớp 8 bị giáo viên đánh gãy ngón tay

Vì nghi học sinh Cao Thanh Tùng viết mấy chữ xúc phạm đến một cô giáo, thày Trường đã dùng roi tre rượt đánh em này. Tại Trung tâm y tế huyện, Tùng được chụp X quang, xác định bị gãy đốt 2 ngón 5 bàn tay phải và chỉ định bó bột cẳng bàn tay tại bệnh viện tỉnh.

(http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/03/3B9E7BDD/)

Ở TPHCM có cô giáo bắt học sinh đứng xếp hàng ngoài nắng rồi tự vả vào mặt nhau. Thậm chí có trường hợp cô giáo bắt học sinh liếm ghế ở Trường THCS Liên Hoa (Hà Tĩnh).

Do bực tức vì học sinh không thuộc bài, hay trêu bạn trong lớp mà cô giáo chủ nhiệm lớp 4/1 Trường Tiểu học Bình San (Hà Tiên, Kiên Giang) đã bắt 3 học sinh nam lên bục giảng tụt quần rồi đánh cho chừa.

Có phụ huynh còn phản ánh có học sinh bị cô giáo dùng băng dính dán miệng vì tội hay nói chuyện trong lớp.

Có học sinh đã bị thầy cô giáo coi như tội phạm, bắt đeo bảng to trước ngực ghi rõ lý do phạt rồi bắt học sinh đó "diễu hành" quanh trường. Đó là "sáng kiến" của ba giáo viên gồm Lâm Thị Mông (chủ nhiệm lớp 7A5), Trần Thị Tường Thanh (chủ nhiệm 7A6) và Ngô Huy Tuấn (chủ nhiệm 7A10) - Trường THCS Phước Bửu (Xuyên Mộc, BR-VT).

Một học sinh mới 8 tuổi của Trường Tiểu học Hùng Vương (thị xã Vĩnh Long) đã từng bị cô giáo bắt quỳ gối để cả lớp tát vào mặt chỉ vì em viết chữ xấu.

Một học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học N.T.C (Hà Nội) bị nghi ngờ lấy tiền của bạn. Cô giáo chủ nhiệm nghĩ ra cách điều tra là cho bạn theo dõi, cách ly, tác động bằng những lời lẽ nghi ngờ. Cậu học sinh bé bỏng đã không chịu nổi sự ghẻ lạnh của bạn bè, cuối cùng em bị sang chấn tâm lý, nhìn ai cũng thấy sợ.

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,150697)

Những bài báo trên đây rõ ràng là những lời cảnh tỉnh về tình hình giáo dục của nước ta. Chúng tôi cho rằng đã tới lúc phụ huynh học sinh phải vào cuộc. Các gia đình phải thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình. Trong một cuộc trao đổi với talaCu vào tuần trước, ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp ý: ”Rõ ràng trong những năm gần đây các bậc cha mẹ đã không làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc nuôi dạy nên một thế hệ các em nhỏ đủ cứng cáp để bước vào môi trường mới là mái trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta.”

Học sinh nhà trẻ Vietkids, Hà Nội, đang học cách đỡ đòn cô giáo, chuẩn bị cho năm học 2006-07
Ông Hiển giải thích thêm: “Các em quá được nuông chiều ở nhà và không được chuẩn bị một cách thích đáng để tới trường. Thể chất thì yếu ớt, tinh thần cũng quá non nớt. Mới vụt mấy cái đã gẫy ngón tay. Rất dễ bị hoảng loạn thần kinh khi bị thầy cô trù úm.”

Nghe theo lời kêu gọi của Bộ Giáo dục, nhiều bậc phụ huynh đã chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp để hỗ trợ cho trẻ tới trường. Hiện nay đã xuất hiện nhiều lớp học môn đỡ đòn cô giáo dành cho các lứa tuổi, do phụ huynh tổ chức. Về cơ bản, môn này dạy các cháu kỹ năng khéo léo và dẻo dai chịu đòn và tránh được những chấn thương lớn như gẫy răng hay gẫy chân tay.

Chị Võ Thị Loan ở quận Đống Đa, Hà Nội, có con trai học lớp 5, cho biết: “Bây giờ gia đình tôi đã yên tâm nhiều về sức chịu đựng của cháu rồi. Cháu có thể chịu đau, bị các bạn cùng tập đánh thâm tím mặt mày nhưng không kêu lấy một tiếng. Ngoài ra, cháu luôn nhớ là khi bị cô vụt thước kẻ thì thu các ngón tay lại. Cháu đang theo học piano nên bảo vệ các ngón tay là hàng đầu.”

Anh Đào Hồng Minh ở Hải Phòng, cha của một bé gái sáu tuổi, tâm sự, anh sẵn sàng cho con mặc quần áo dầy, đeo găng tay kể cả trong mùa hè, và thậm chí đội mũ bảo hiểm trong lớp, để vững vàng chịu đòn từ đầu tới cuối buổi học mà không phải bỏ học giữa giờ. Anh Minh nói thêm: “Quan trọng hơn, để theo được yêu cầu của trường học, chúng tôi đang dạy cháu chịu nhục. Đã thành thói quen, sau mỗi bữa ăn cháu lại liếm bàn ăn sạch trơn. Nếu hôm nào cháu liếm ẩu thì sẽ bị bắt tụt quần đi lại lông nhông trong nhà, kể cả khi có khách tới.” Anh hy vọng cháu sẽ kịp mất lòng tự trọng trước khi cháu bắt đầu lớp 1 vào tháng 9 tới này.

Hiện tại anh Minh cũng có kế hoạch tập cho cháu có thể tát bạn một cách thực thụ. “Tôi hơi lo là nếu cháu bị cô giao việc tát một bạn hư hay viết xấu mà cháu không làm được thì sẽ bị cô ghét.” Mỗi tuần anh lập lịch cho bé và chị bé tát nhau một buổi nhưng tới nay cả hai vẫn đều rất miễn cưỡng.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển hoan nghênh những cố gắng của các gia đình và khuyên các bậc phụ huynh nên kiên trì. Ông cũng khẳng định: “Nhiệm vụ của trường học là chuẩn bị cho các em vào đời. Xã hội Việt Nam hiện đại đòi hỏi những con người phải biết tàn bạo với kẻ yếu, run sợ trước kẻ mạnh, nịnh bợ những kẻ có quyền lực, và luôn luôn thủ đoạn. Do vậy, tát nhau, tụt quần, liếm ghế hay gièm pha nhau là những biện pháp sư phạm hết sức thiết thực để chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời.”

Theo ông Hiển, đề án tăng học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp tới chính là để giúp cho các trường học hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ này của mình. Với lượng học phí cao hơn, các trường có thể tăng giờ học đạo đức lên gấp đôi, giúp các em có nhiều thời gian tập bị làm nhục, cũng như noi gương các thầy cô giáo làm nhục các bạn khác bằng nhiều hình thức phong phú đã được thử nghiệm tại nhiều trường như: treo bảng tố cáo lên người bạn không thuộc bài, lấy kẹp quần áo kẹp miệng các bạn nói chuyện riêng, bắt bạn quên khăn quàng đỏ liếm giày dép v.v… và v.v…

Ông Hiển cũng cho biết Bộ đang làm tờ trình lên UNICEF yêu cầu bổ xung Công ước Quyền trẻ em mà Việt Nam tự hào là một trong những nước đầu tiên tham gia. Theo ông, quyền được bị đánh đập và được bị chà đạp nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản mà trẻ em trên thế giới cũng phải được hưởng như những trẻ em Việt Nam may mắn hiện nay.

Nguồn gốc sự sống



Bỗng nhiên Bob hiểu ra rằng cuộc tranh luận về “Nguồn gốc sự sống” có thể kéo dài hơn dự định rất nhiều

(Wiley Milley)

Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.


Xa xỉ

Thời "bao cấp" ở Liên Xô, một phụ nữ vào cửa hàng GUM ở Moscow.

“Tôi muốn mua một chiếc xu-chiêng.”

“Ở đây chúng tôi không bán bất cứ thứ hàng xa xỉ phẩm nào!”

“Thế áo ngủ có không?”

“Chắc vài tuần nữa.”

“Còn quần lót?”

“Quần lót thì có, nhưng trước hết đồng chí phải đi xin một giấy chứng nhận là đồng chí làm việc trên cao đã.”

(HL sưu tầm)

*


Mua đậu ở đâu

Vào thời Đệ nhị Thế chiến, mọi người xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng thực phẩm. Ai đó nhỡ phát ra một cú trung tiện. Quá ngượng ngùng, anh ta lẩn ra một góc, nhưng lập tức bị đám đông vây quanh và gạn hỏi:

“Cậu mua đậu ở đâu đấy?”

(HL sưu tầm)

*


Chương trình sang năm

Giữa thập niên 50, vào cuối năm học, thầy giáo dạy sử tổng kết những gì đã học và kiểm tra học sinh:

“Các em hãy liệt kê những kẻ thù chính yếu của nhân dân!”

Học trò thi nhau giơ tay:

“Phú nông.”

“Đúng.”

“Tito.”

“Đúng, nhưng đó là chương trình năm ngoái.”

“Rákosi.” [1]

“Ơ kìa các em, thầy đã bảo đừng học trước chương trình sang năm cơ mà.”

[1] Người đứng đầu Đảng Cộng sản Hung, thủ hạ trung thành nhất của Stalin ở vùng Đông Âu. Bị hạ bệ năm 1956.

(HL sưu tầm)

*


Khó tin và bi thảm

Boris Yeltsin nhào vào văn phòng của Gorbachev ở điện Cẩm Linh.

“Mikhail, tớ có hai tin, một tin khó tưởng tượng và một tin bi thảm.”

“Ta bắt đầu với tin khó tưởng tượng đi!”

“Mẹ Lenin còn sống!”

“Quả là khó tin! Còn tin bi thảm?”

“Bà ta đang mang thai!”

(HL sưu tầm)

Lo-gic phụ nữ

     
  Tôi thấy rồi nhé.Thấy gì? Thấy anh nhìn con gái mà không quay đầu.
Đừng có tưởng tôi không nhận ra nhé. Anh đảo mắt sang một bên… Như thế này này.  
Tôi biết những mẹo vặt của anh đấy… Thế bây giờ anh định nhìn họ thế nào nào?    


(Lynn Johnston)

Trung tâm tranh luận

Một bàn tiếp tân trong một tòa nhà văn phòng.

Lễ tân: Xin chào ông.

Khách: Chào cô, tôi muốn mua một cuộc tranh luận.

Lễ tân: Vâng, được ạ. Ông đã tới đây lần nào chưa ạ?

Khách: Tôi tới đây lần đầu.

Lễ tân: Ông muốn mua một cuộc tranh luận, hay một sê-ri?

Khách: Giá cả thế nào cô nhỉ?

Lễ tân: Một bảng cho một cuộc năm phút, nhưng một sê-ri mười cuộc thì chỉ tám bảng thôi.

Khách: Tôi nghĩ rằng tôi bắt đầu bằng một cuộc hẵng, và xem xem mọi thứ tiến triển thế nào.

Lễ tân: Vâng, thưa ông. Để tôi xem ai đang trống hiện nay nhé. Ông Du-Bakey đang trống, nhưng ông này hay nhượng bộ. Ông thử ông Vibrating nhé – Phòng 12…

Khách: Cám ơn cô.

Khách gõ cửa

Ông Vibrating (vọng từ bên trong): Mời vào.

Khách bước vào phòng. Ông Vibrating ngồi sau một cái bàn.

Khách: Đây có phải là phòng cho tranh luận không ạ?

Ông V.: Tôi đã nói với ông rồi đấy.

Khách: Không, ông chưa nói.

Ông V.: Tôi nói rồi.

Khách: Khi nào?

Ông V.: Vừa xong!

Khách: Không, ông chưa nói.

Ông V.: Tôi nói rồi.

Khách: Chưa.

Ông V.: Rồi.

Khách: Chưa.

Ông V.: Tôi nói với ông là tôi đã nói rồi mà.

Khách: Ông chưa nói.

Ông V.: Xin lỗi, ông mua một cuộc tranh luận năm phút, hay là tròn nửa tiếng nhỉ?

Khách: Chỉ một cuộc năm phút thôi, ông ạ.

Ông V.: Tốt. (ghi chép; khách ngồi xuống ghế) Cám ơn ông. Dù sao thì tôi cũng đã nói với ông rồi.

Khách: Chắc chắn là ông chưa nói.

Ông V.: Bây giờ ta khẳng định thật rõ ràng nào… Tôi chắc chắn đã nói với ông!

Khách: Ông chưa nói.

Ông V.: Tôi đã nói.

Khách: Ông chưa nói.

Ông V.: Đã nói.

Khách: Chưa nói.

Ông V.: Đã nói!

Khách: Ông này, đây không phải là một cuộc tranh luận.

Ông V.: Phải chứ.

Khách: Không phải, đây chỉ là một cuộc cãi cọ thôi.

Ông V.: Không phải vậy.

Khách: Phải vậy.

Ông V.: Không phải vậy

Khách: Chính là vậy. Ông chỉ nói ngược lại với tôi mà thôi.

Ông V.: Không phải vậy.

Khách: Ồ, ồ, đúng là như vậy.

Ông V.: Không, không, không, không.

Khách: Đúng vậy, lại vừa như thế xong.

Ông V.: Vớ vẩn!

Khách: Thật là vô nghĩa.

Ông V.: Không phải vậy.

Khách: Tôi tới đây để có một cuộc tranh luận hay.

Ông V.: Không, ông tới đây để có một cuộc tranh luận.

Khách: Nhưng một cuộc tranh luận không phải là một cuộc cãi cọ.

Ông V.: Có thể chứ.

Khách: Không thể. Một cuộc tranh luận là một chuỗi những lý lẽ để thiết lập một vị trí nhất định.

Ông V.: Không phải vậy.

Khách: Phải chứ. Nó không thể chỉ là cãi nhau.

Ông V.: Ông xem này, nếu như tôi tranh cãi với ông thì tôi phải có một chỗ đứng đối ngịch.

Khách: Nhưng ông không thể chỉ nói “Không phải vậy.”

Ông V.: Có thể chứ.

Khách: Không được. Một cuộc tranh luận là một quá trình trí thức… Còn cãi cọ chỉ là vứt bỏ tất cả những gì đối phương phát biểu.

Ông V.: Không phải vậy.

Khách: Phải vậy.

Ông V.: Hoàn toàn không đúng.

Khách: Bây giờ ông nghe này…

Ông V.: (ấn chuông trên bàn) Cám ơn ông, xin chào ông.

Khách: Sao cơ?

Ông V.: Ta xong rồi. Xin chào ông.

Khách: Nhưng tôi vừa mới khởi động.

Ông V.: Xin lỗi, hết năm phút rồi.

Khách: Không đời nào hết năm phút được!

Ông V.: Đáng tiếc là hết rồi ông ạ.

Khách: Chưa hết.

Ông V.: Xin lỗi, tôi không được phép tranh cãi nữa.

Khách: Gì cơ?

Ông V.: Nếu ông muốn tôi tiếp tục tranh cãi với ông, ông phải trả thêm năm phút nữa.

Khách: Nhưng chắc chắn là chưa hết năm phút… Thôi đi ông! (ông V. nhìn quanh như thể không có ông khách trong phòng) Thật là ngớ ngẩn.

Ông V.: Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng tôi đã nói là tôi không được phép tiếp tục tranh luận nếu như ông không trả thêm tiền.

Khách: Thôi được. (trả tiền) Đây nhé.

Ông V.: Cám ơn ông.

Khách: Bây giờ thì sao đây?

Ông V.: Sao thế nào?

Khách: Chắc chắn là chưa hết năm phút.

Ông V.: Tôi đã nói là tôi không được phép tranh luận tiếp nếu như ông không trả thêm tiền.

Khách: Tôi vừa trả xong.

Ông V.: Không, ông chưa trả.

Khách: Tôi trả rồi, tôi trả rồi.

Ông V.: Ông chưa trả.

Khách: Thôi, tôi không muốn tranh luận về chuyện này nữa.

Ông V.: Thưa ông, rất đáng tiếc là ông chưa trả.

Khách: A, nếu như tôi chưa trả thì tại sao ông lại đang tranh luận với tôi… Tôi tóm được ông rồi nhé.

Ông V.: Không, ông chưa trả.

Khách: Tôi trả rồi… Nếu như ông đang tranh luận với tôi thì có nghĩa là tôi đã trả rồi.

Ông V.: Không nhất thiết. Có thể tôi đang tranh luận với ông trong thời gian rỗi của tôi.

Khách: Thôi, đủ lắm rồi.

Ông V.: Chưa đủ.

(Nguồn: Monty Python's Flying Circus: Just the Words, Volume 2", episode 29)