trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
20.9.2008
Thanh Bình

Đọc bài viết "Còn có một ẩn ngữ" của ông Trương Công Khanh tôi thực sự không hiểu ông muốn biện hộ cho điều gì. Bài của ông tuy dài nhưng tôi vẫn cố đọc lại. Cuối cùng tôi đành phải nhận rằng điều ông muốn nói vẫn còn là một “ẩn ngữ”.

Tuy vậy, có một đoạn ông Trương Công Khanh viết rất rõ ý của mình: Nói đến mong ước của ông Trần Văn Tích, tôi hiểu được phần nào mong ước ấy của ông khi ông đang sống yên trong một xã hội phát triển và nhìn về quê hương với một con mắt khác. Còn tôi vẫn mang trong mình quốc tịch Việt Nam, tôi mong Việt Nam có một sự điều chỉnh lớn hơn trong đối nội cũng như đối ngoại, nhưng tôi không mong một sự thay đổi chế độ. Bởi muốn thay đổi một cái gì đó phải nghĩ kỹ lắm, nghĩ nhiều lắm, và không chỉ nghĩ cho mình thôi đâu mà còn phải nghĩ cho người, cho đồng bào, cho tương lai của dân tộc nữa.

Thưa ông Trương Công Khanh, một chế độ, nhất là một chế độ thuộc loại toàn trị, nếu muốn thay đổi thì phải có những sức bật mạnh mẽ lắm mới có thể nhổ rễ nó được. Những người cầm quyền trong chế độ đó không bao giờ tự thay đổi chế độ của mình. Chắc ông cũng đã chứng kiến tường tận cuộc đổi thay chế độ từ cộng sản sang tự do dân chủ ở Nga và các nước Đông Âu. Ở Việt Nam, nếu có một cuộc thay đổi như vậy cũng phải nhờ sức mạnh của một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Nếu phải suy nghĩ thì người dân Việt đang sống trong đất nước Việt Nam đã suy nghĩ và đã suy nghĩ đến uất ức vì những gì mình và đồng bào mình phải chịu đựng dưới một chế độ toàn trị như hiện nay. Vậy còn gì phải suy nghĩ nữa khi người dân có cơ hội được lựa chọn một chế độ khác hứa hẹn những điều tốt đẹp hơn cho đồng bào mình, cho tương lai của dân tộc mình?