trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 38 bài
  1 - 20 / 38 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcCác giải thưởng văn học
15.10.2002
 
Giải Nobel văn chương 2002
Nhà văn sống sót Lò Thiêu được giải Nobel Văn chương 2002
Jennifer Tran giới thiệu và chú thích
 
Comment diable survivre à ce que l'on a vécu? (1)
Quái quỉ làm sao, làm thế nào mà "sót", điều đã "sống"?

"Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu"
Imre Kertész



Giải thưởng văn học cao quí nhất của nhân loại năm nay đã về tay nhà văn gốc Hung gia lợi, Imre Kertész. Những cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật của ông cho thấy, làm thế nào những cá nhân con người có thể sống sót, khi đụng đầu với những sức mạnh dã man như thế, của xã hội.
Sinh ngày tại tháng 11 năm 1929, tại một gia đình Do Thái ở Budapest. Kertész bị đầy vào lò thiêu Auschwitz khi 15 tuổi, và sau cùng được giải thoát tại lò thiêu Buchenwald vào năm 1945.
Làm ký giả cho một nhật báo Hung, ông bị đuổi ra khỏi tòa báo, khi cộng sản nắm quyền và bị xung vào quân đội trong hai năm. Ông khởi sự viết, từ "căn nhà tù tự nguyện" - một căn hộ chỉ có một phòng, tại Budapest, nơi ông chia sẻ với người bạn đời - trong vòng 35 năm tiếp theo sau đó, tự nuôi thân bằng nghề dịch giả tự do; ông dịch văn học Ðức. Những tác giả ảnh hưởng tới ông như Nietzsche, Hofmannsthal, Schnitzler, hay Freud.

Cuốn sách đầu tiên của ông, Sorstalansag (Fateless: Không Số Kiếp), ấn bản hạn chế xuất hiện năm 1975, sau khi bị một cơ quan xuất bản nhà nước từ chối, là câu chuyện một cậu bé bị tống xuất vào lò thiêu Auschwitz. Cuốn sách là phần đầu của "bộ ba về những con người không có số kiếp", qua đó tác giả vẽ lại quá khứ của ông. Ông đã bỏ ra mười năm trời để viết cuốn sách này. Koves, tên cậu bé, đưa con mắt trẻ con nhìn những chuyện xẩy ra, không hiểu gì hết, và cũng chẳng cảm thấy chúng khác thường, hoặc gây phẫn nộ. Cậu thích nghi và sống sót. Theo Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khả năng thích nghi của tù nhân ở Auschwitz, nếu phải diễn tả, thì nó y chang, của kẻ qui hoạch (régler) cuộc sống thường nhật và cuộc sống xã hội của chúng ta. Khi cuốn sách xuất hiện vào năm 1975, tác giả bị khai trừ bởi nhà cầm quyền cộng sản Hung, bị lãng quên bởi quần chúng, và chỉ khi bức tường Bá Linh sụp đổ, vào năm 1989, mới được công nhận là một nhà văn lớn.

Cuốn sách đầu tay này đã được Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển lọc ra, để vinh danh tác giả. "Với ông ta, Auschwitz không phải là một chuyện hãn hữu". "Nó là sự thực tối hậu về mức độ thoái hóa của con người theo một kinh nghiệm mang tính hiện đại".

Thái độ từ chối, không chịu thỏa hiệp [với cái ác] của tác giả thật là rõ ràng, qua văn phong của ông, làm người ta liên tưởng tới một bờ táo gai rậm rạp, dầy đặc và gai góc đối với những du khách vô tâm (insouciant).

Cuốn thứ nhì của ông, Fiasco (1988), là về một tác giả đã có tuổi, viết một cuốn tiểu thuyết mà ông ta mong rằng nó sẽ bị từ chối. Cuốn sách được xuất bản, và tác giả, sau khi hết ngỡ ngàng, cảm thấy niềm trống rỗng, và mất mát riêng tư.
Fiasco: sự thất bại hoàn toàn và có tính lố bịch. Bản tiếng Pháp dịch là Sự Từ Chối (Le Refus). Nxb Actes Sud. Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, đây là cuốn trung tâm của một bộ gồm ba cuốn (trilogie) về điều mà tác giả gọi là "sự thiếu vắng số mệnh".
Từ chối, thoạt đầu là bởi những nhà xuất bản thời kỳ Stalin ở Hung, họ đã vứt bỏ cuốn "Être sans destin" (Fateless), tức cuốn đầu của bộ ba. Bị ngăn cấm không cho bầy tỏ trước mọi người, toan tính mang chất văn học của ông, về kinh nghiệm trại tập trung, tác giả đã trở nên tê liệt hoàn toàn, giống như một kẻ sống mà là chết rồi (une existence mort-vivante).
Từ chối, tiếp đó, là thái độ của nhà văn, khi từ chối bỏ cuộc, lại cầm viết. Phần thứ nhì của cuốn sách thuật câu chuyện của Koves, trở lại thành phố sau một thời gian dài xa vắng, và đụng đầu với những chủ nhân mới của xứ sở...
Cuốn thứ ba, Unborn Child, hoặc Kaddish For a Child Not Born (1990), một cuốn tiểu thuyết ngắn, thoát thai từ một lời kinh cầu dành cho người chết (the kaddish), của dân Do Thái. Kertész diễn tả kaddish của ông: dành cho một đứa trẻ mà ông ta từ chối mang nó vào đời, một cuộc đời đã dám để xẩy ra một chuyện dã man, là sự hiện hữu của lò thiêu Auschwitz. Nhân vật kể chuyện là một người trung niên, sống sót lò thiêu Auschwitz, trở thành một nhà văn và dịch thuật văn học. Ông ta nhức nhối về những gì đã trải qua trong quá khứ của mình, than van không thể nào nuôi nấng nổi một đứa trẻ, trong một thế giới độc ác như thế, và ngoái nhìn lại cuộc hôn nhân thất bại và một nghề ngỗng chẳng thú vị gì.

Những tác phẩm khác của ông, còn có một số thuộc loại phi giả tưởng như: "Lò Thiêu như là Văn Hóa", "Những Khoảnh Khắc Câm Lặng Trong Khi Ðội Hành Quyết Tái Nạp Ðạn", và "Ngôn Ngữ Bị Lưu Vong" (The Exiled Language).
Trước Nobel, ông đã từng được những giải thưởng văn học như là: Brandenburg Literature Prize in 1995, The Book Prize for European Understanding, Leipzip 1997, The Darmstadt Academy Prize in 1997, The Order "pour le mérite" and the World Literature for 2000. Kertesz là nhà văn Hung gia lợi đầu tiên được giải thưởng Nobel văn chương.

"Phản ứng tức thì của tôi, là vui quá là vui. Nó thật quá có nghĩa đối với tôi." Ông nói với phóng viên hãng thông tấn của Mỹ, AP, tại Berlin, nơi ông hiện đang có một học bổng về giảng dậy.
"Ở Hung chẳng có ai thèm quan tâm tới Holocaust. Chẳng ai dám đối mặt với nó. Biết đâu, nhờ giải thưởng văn học này, họ dám đối diện với nó một cách mạnh bạo hơn, so với trước đây." Ông nói thêm.
"Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu", chính tác giả đã nói như thế, theo Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển.

-----------
Chú thích

(1) JT tôi không nhớ tên tác giả câu trích dẫn.



www.saomai.org/~tinvan