trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 124 bài
  1 - 20 / 124 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Tây Tạng, Việt Nam và Thế vận há»™i Bắc Kinh 2008
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28 
29.4.2008
Shai Oster
Các cuộc bạo động tại Lhasa (Lạp Tát) phơi bày một xã hội Tây Tạng bị chia rẽ
Lê Quang Hồ dịch
 
Các cuộc biểu tình đẫm máu khuấy động Tây Tạng phơi bày không chỉ sự phẫn nộ của xã hội này đối với chính phủ Trung Quốc: cuộc nổi loạn cũng hé lộ một sự chia rẽ sâu sắc giữa những thường dân và tầng lớp thượng lưu Tây Tạng, những người hợp tác với nhà nước Trung Quốc thống trị miền đất này.

Sự rạn nứt này thấy rõ vào thứ Năm tại Lhasa, Trung Quốc, khi các viên chức chính phủ cấp giấy phép du lịch đến đền Jokhang (Ðại Chiêu Tự), trung tâm tôn giáo của thủ đô dãy Himalaya, cho nhóm nhà báo ngoại quốc đầu tiên được chấp nhận vào Lhasa sau vụ bạo động nổ ra vào ngày 14 tháng 3.

Trưởng ban hành chính của đền thờ đã bắt đầu nói về tầm quan trọng của việc đoàn kết dân tộc và lịch sử lâu dài của Tây Tạng như một phần của Trung Hoa. Một nhóm khoảng 30 nhà sư trẻ, một số còn khóc, đã tụ họp lại quanh các nhà báo phía trong sân khuôn viên đền thờ và la hét: “Tây Tạng không có tự do! Tây Tạng không có tự do!” Viên chức chính phủ đã xua những nhà báo cố phỏng vấn các nhà sư [đi chỗ khác].

Sự phản đối chống chính phủ không được định sẵn này đã gây lúng túng cho các nhân viên Trung Quốc, những người đã tổ chức cho các nhà báo ghé thăm để chứng tỏ sự yên ổn và đoàn kết đã trở về với Lhasa sau cuộc bạo động nhiều tuần trước. Với Trung Hoa đang là sân khấu điểm quốc tế vì Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đang tới gần, chính phủ nước này cố gắng đưa tin rằng cuộc bạo động tại Lhasa đã bị xúi giục bởi một nhóm nhỏ những người ở bên ngoài – bao gồm những Phật tử Tây Tạng thuộc nhóm của lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma) đang lưu vong.

“Những trường hợp cá biệt kiểu này có ở bất cứ xã hội nào,” Pelma Trilek, chủ tịch ủy ban chấp hành trung ương tỉnh phát biểu. “Lhasa mở cửa với thế giới. Sự việc này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng tôi.”

Các cuộc bạo động tại Lhasa được châm ngòi sau vụ bắt bớ các nhà sư trong các cuộc biểu tình ôn hòa trước đó trong tháng. Các vị sư và dân thường đã xuống đường biểu tình tại Lhasa vì bất mãn do các quyền dân sự và các hoạt động tôn giáo bị chính phủ Trung Quốc hạn chế, và cả thất vọng của người dân trong lãnh vực kinh tế thiếu thành công. Người Tây Tạng tấn công người Hán – tộc dân chiếm ưu thế nhất trên toàn đất nước – và tấn công cả những người tộc Hồi theo Hồi giáo, đốt cháy các cửa hàng và một nhà thờ Hồi giáo. Có thể thấy các khu nhà bị thiêu rụi khắp nơi tại Lhasa. Tình trạng bạo động lan khắp các khu định cư đông dân Tây Tạng dọc phía tây Trung Hoa.

Chính phủ thừa nhận việc bắt giữ hàng trăm người tại Lhasa và đã thành công trong việc quản thúc chùa chiền. Cảnh sát cũng công nhận việc bắn vào người biểu tình khi bạo động gia tăng. Tính toán số lượng thương vong vẫn còn gây tranh cãi và chính quyền đã điều rất đông cảnh sát có vũ trang tới các khu vực dân cư Tây Tạng để dập tắt mọi cuộc biểu tình có thể sẽ xảy ra.

Nhưng cuộc xung đột cũng đào một hố sâu ngăn cách chính những người dân Tây Tạng với nhau. Nhiều người thuộc tầng lớp tinh túy tại Tây Tạng, bao gồm hàng vạn nhân vật tôn giáo có tên tuổi, doanh nhân và công nhân viên chức chính phủ - kể cả bác sĩ và giáo viên – đã trở nên giàu có và quyền lực nhờ hợp tác với Bắc Kinh. Những sự hợp tác như vậy có thể đòi hỏi những người Tây Tạng này phải thoả hiệp rất nhiều; họ thường bị ghét tại chính quê nhà, trong khi đó vẫn bị Bắc Kinh nghi ngờ.

Mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Tây Tạng đã trải qua nhiều thế kỷ. Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1951, cuối cùng buộc các nhà tu hành rời khỏi tu viện. Các nhà lãnh đạo Tây Tạng sống lưu vong, trong đó có cả Ðạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, tố cáo Trung Quốc tiến hành “diệt chủng văn hóa” chống lại người dân Tây Tạng. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa phản biện rằng trước khi họ chiếm đóng, các lãnh tụ truyền thống của Tây Tạng đã xây dựng một xã hội phong kiến tàn tệ.


Chiếc xe cứu thương bị hư

Chuyến thăm có bài bản của báo giới hôm thứ Năm bao gồm cả phỏng vấn với những người Tây Tạng bị mắc kẹt trong lần bạo động gần đây nhất. Họ đưa ra một thông điệp bất bạo động và đoàn kết với Bắc Kinh, nhưng ngầm bên dưới câu chuyện của những người Tây Tạng tương đối giàu có này là mâu thuẫn giữa chính những người dân Tây Tạng với nhau.

Một y tá người Tây Tạng đứng cạnh một chiếc xe cứu thương bị hư do bị tấn công trong cuộc bạo động ngày 14 tháng 3. Cô y tá tên Ciji - giống như nhiều người Tây Tạng khác, cô dùng tên chỉ một chữ - nói rằng cô đã ở trong chiếc xe cùng với một bé trai 6 tuổi người Hán và cha mẹ của cậu khi chiếc xe bị người Tây Tạng tấn công. Cô cho chúng tôi xem thẻ đảng viên Đảng Cộng sản, và chỉ vào những cửa sổ xe cứu thương bị đập vỡ để nhấn mạnh sự tàn bạo của đám đông biểu tình.

Cô nói chính phủ Trung Quốc đã mang đến y tế và sự thịnh vượng. “Tây Tạng tốt đẹp hơn rất nhiều so với trước kia. Lhasa đã phát triển rất nhiều kể từ thập niên 1970 và 80,” cô kể. Khi được hỏi về niềm tin tôn giáo, cô đáp: “Tôn giáo của tôi là chủ nghĩa Marx.”

Những người biểu tình tại Lhasa hướng một phần cơn giận dữ của họ vào các cơ quan chính phủ có nhân viên là người Tây Tạng, kể cả trường học và bệnh xá. Tại một trạm dừng khác trong chuyến thăm, bác sĩ người Tây Tạng Zhan Dui chỉ cho chúng tôi thấy những hộp tủ rỗng và những mảnh kính vỡ trong phòng đã từng là phòng bào chế thuốc ở tầng trệt trong bệnh xá của ông.

Đám đông đã tụ tập ném đá vào buổi trưa, bác sĩ nói, phá hủy phòng khám bệnh và cướp hết thuốc men. Nhân viên của ông đã lập chướng ngại vật trước mọi cánh cửa dẫn lên tầng trên của bệnh xá để ngăn đám côn đồ vào sâu hơn. “Cuộc bạo loạn này đã được tổ chức từ trước và có chủ đích,” vị bác sĩ nói. Ông ta đã làm việc tại bệnh xá được 40 năm ròng. “Chúng muốn phá hoại sự ổn định và đoàn kết.”

Chuyến viếng thăm vào thứ Năm cho thấy cuộc bạo động tại Lhasa đã không chỉ giới hạn trong khu vực trung tâm lịch sử của thành phố như người ta nghĩ trước đó. Các quan chức thủ đô cho biết có khoảng 190 cửa hàng và 120 ngôi nhà bị phá hủy trong suốt hai ngày trước khi trật tự được lập lại. Xe cảnh sát và xe chữa cháy bị kẹt do chướng ngại vật trên đường và bị ném đá, khiến cho việc cứu trợ bị chậm lại.

Ngoài sự kiện [các vị sư tố cáo] tại đền Jokhang ra, cũng có những dấu hiệu khác cho thấy tình hình yên ắng do cưỡng ép ở Lhasa chỉ là tạm thời tạm thời. Ông Pelma, quan chức Tây Tạng, xác nhận báo cáo của các nhà hoạt động về việc chính phủ đã phong tỏa ba ngôi đền thờ lớn nhất với các thầy tu bị [giam] giữ bên trong.

Những nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu tăng cường chỉ trích phản ứng của Trung Quốc về cuộc bạo động. Tổng thống Bush bày tỏ sự quan ngại của ông về cách Trung Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào hôm thứ Tư. Những nhà lãnh đạo khác trên thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã nói rằng họ sẽ xem xét việc tẩy chay một phần Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng Tám này.


“Quay lưng đi”

Tây Tạng vẫn là một trong những vùng nghèo nhất ở Trung Quốc mặc dù thu nhập của tầng lớp thượng lưu Tây Tạng ngày càng cao hơn. Sự tức giận của những người dân thường bị bỏ lại sau lưng trong cuộc đầu tư lớn của Trung Quốc vào các thành phố Tây Tạng với tầng lớp thượng lưu người Tây Tạng, cũng như với những người Hán (dận tộc chiếm đa số ở Trung Hoa) đang tràn vào khắp Tây Tạng trong những năm gần đây, ngày càng gia tăng.

“Tôi không ghét tất cả mọi cán bộ và quan chức chính phủ người Tây Tạng. Nhưng tôi ghê tởm những kẻ được dạy dỗ trong hệ thống giáo dục của người Hán và sau đó quay lưng lại với chúng tôi,” một chủ cửa hàng người Tây Tạng tại Lhasa đã nói với chúng tôi như vậy. Người này yêu cầu không công khai danh tính vì sợ bị trả thù. “Họ phải nhớ họ là Phật tử đầu tiên và trước nhất. Điều đó có nghĩa là họ nên chia sẻ của cải với những người dân nghèo, dù là người Hán hay người Tây Tạng.”

Trong nửa thế kỷ chiếm đóng Tây Tạng vừa qua, sự tin tưởng của chính quyền Bắc Kinh vào lòng trung thành của các quan chức người Tây Tạng thường thay đổi. Chính phủ Trung Quốc từ lâu nay đã khai thác sự chia rẽ giữa người Tây Tạng bằng cách đề bạt các quan chức thuộc những khu vực hoặc giáo phái được cho là không thân thiện với Ðạt Lai Lạt Ma. Lãnh đạo chính trị cao nhất tại Tây Tạng, bí thư Đảng Cộng sản - có quyền cao hơn thủ hiến, là một người Hán, tuy rằng rất nhiều những người bên dưới ông là người Tây Tạng.

“Họ (chính phủ Trung Quốc) tìm ra những người chịu làm việc cho họ,” Robert Barnett, giám đốc trung tâm nghiên cứu Tây Tạng hiện đại tại Đại học Columbia ở New York cho biết. “Nhưng mặc dầu vậy, các dấu hiệu tăng lên trong những năm gần đây cho thấy họ vẫn không tin những người Tây Tạng này.”

Ông Barnett nói những thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu, và thực tế là người dân ở mọi tầng lớp trong xã hội Tây Tạng, cảm thấy bị buộc phải nói và làm những điều họ không tin để có thể tồn tại và, trong một số trường hợp, làm giàu dưới quyền của chính phủ Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, ông nói, các cuộc kiểm tra lòng trung thành mà Bắc Kinh thực hiện có nhiều đòi hỏi hơn, bao gồm việc buộc phải lên án Ðạt Lai Lạt Ma, người đã lưu vong sau cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của Trung Quốc vào năm 1959, và hiện nay đang sống tại Ấn Độ, nơi ngài là cố vấn của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Các thông điệp đầu tiên từ chính phủ Trung Quốc sau khi biểu tình biến thành các cuộc bạo động vào ngày 14 tháng 3 được phát ngôn từ những viên chức chính phủ và những lãnh tụ tôn giáo người Tây Tạng. “Chúng tôi cương quyết chống lại mọi hoạt động chia rẽ đất nước và gây nguy hại đến tình đoàn kết dân tộc,” Ban Thiền Lạt Ma Gyaincain Norbu nói. Địa vị của Ban Thiền Lạt Ma thuộc hàng cao nhất trong Phật giáo Tây Tạng [1] , nhưng tính hợp pháp của Gyancain Norbu vẫn đang gây tranh cãi: ông ta nhận được sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, [trong khi] chính phủ này bác bỏ vị Ban Thiền Lạt Ma mà các lãnh tụ Phật giáo được Ðạt Lai Lạt Ma hậu thuẫn đã chọn ra.

Nhiều quan chức người Tây Tạng đã đổ lỗi cuộc bạo động cho những người ly khai và những người lưu vong. Ðạt Lai Lạt Ma bác bỏ mọi cáo buộc rằng ngài đã tán thành bạo lực.

Nhưng những lời cáo buộc vẫn tiếp tục. “Sự kiện này do Ðạt Lai Lạt Ma lãnh đạo,” Ge San nói. Ge San là người Tây Tạng; ông quản lý một nhà khách chính phủ dành cho những người Tây Tạng hải ngoại trở về để đầu tư. Toà nhà chính (của nhà khách) đã bị tàn phá trong cuộc bạo động. “Sự phục hồi của chúng tôi đang thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.”

Nền kinh tế Trung Hoa đã phát triển nhanh chóng hơn một thập kỷ nay, nâng cao đời sống nghèo khổ của hàng trăm triệu người Trung Quốc và tạo ra một tầng lớp trung lưu mới. Những người dân Trung Quốc có học hoặc có tiền đã hưởng lợi rất nhiều từ những thay đổi này. Nhưng những người khác thì không được như thế.


Lỗ hổng của sự giàu có

Lỗ hổng ngăn cách giữa giàu và nghèo đặc biệt nghiêm trọng tại Tây Tạng. Tại đây, những nỗ lực của chính phủ trong việc hội nhập vùng đất rộng lớn, thưa thớt dân cư, và có tầm chiến lược quan trọng này, vào nền kinh tế hiện đại Trung Quốc đã tạo ra một xã hội của những kẻ giàu người nghèo. Ðầu tư thường có xu hướng rót vào các khu vực thành thị, hơn là vào các vùng đồng cỏ dân cư thưa thớt tại cao nguyên Tây Tạng, nơi sinh sống của phần lớn dân Tây Tạng, những người làm ruộng và chăn nuôi bò Tây Tạng.

Thu nhập trung bình của người Tây Tạng thấp dưới trung bình của cả nước khá nhiều, và khoảng cách thu nhập (giữa kẻ giàu người nghèo) tại Tây Tạng lại lớn hơn bất kì vùng nào khác ở Trung Hoa. Thu nhập hàng năm tính theo bình quân đầu người tại nông thôn Tây Tạng là $350 một năm, theo thống kê của chính phủ Trung Quốc. Người dân thành thị có thu nhập trung bình tính theo đầu người vào khoảng $1,300 mỗi năm.

Sự giàu có tương đối của đô thị đã thu hút nhiều thanh niên Tây Tạng từ nông thôn. Nhưng rồi họ thường thất vọng khi đến thành thị, nơi họ thấy rằng họ thiếu học vấn hoặc các mối quan hệ để tìm việc. Làm trầm trọng thêm vấn đề: chính sách của Trung Hoa khuyến khích người Hán từ những khu vực phát triển hơn ở trong nước di cư đến Tây Tạng. Những người dân mới này thường có kĩ năng cần có để (làm ăn) phát đạt, và thường có xu hướng thuê tuyển (nhân viên) người Hán hơn là người Tây Tạng.

Những cuộc va chạm này đã hình thành nên nguyên nhân chính cho cơn giận dữ gần đây của những người biểu tình. Tại ngoại ô Lhasa, một người Tây Tạng tên Luoya đã từng tham gia với một nhóm người đốt phá một cửa hàng bán xe máy do người Hán làm chủ. Chính phủ đã thu xếp cho người đàn ông này được phỏng vấn tại nơi ông ta bị giam giữ. Thông qua một cảnh sát làm thông dịch, Luoya nói anh đang nói chuyện một cách tự do và hối hận về hành động của mình. Câu chuyện anh ta kể về vụ bạo động ngược lại với tuyên bố của chính phủ là cuộc xung đột bạo lực này có tổ chức.

“Việc này đã không được tổ chức trước,” anh ta nói trong khi đang ngồi trên một băng ghế cứng phía sau song sắt. “Mọi việc xảy ra một cách hoàn toàn bất ngờ.”

Bản tiếng Việt © 2008 talawas


[1]Chỉ đứng sau Ðạt Lai Lạt Ma.