trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
5.7.2008
Nguyễn Minh Kiều

Đọc bài của Phong Uyêncác ý kiến ngắn, tôi không thấy ai đề cập đến nguồn gốc xuất xứ của các ý niệm như Ý thức Quốc gia, Tinh thần Dân tộc, Truyền thống Mẫu hệ. Nếu tôi nhớ không lầm thì những ý niệm và phạm trù này là sản phẩm của tư tưởng Tây phương thoát thai từ cái nhìn nhị nguyên phân biệt của Platon và Aristotle. Nếu đó là sự thật thì Phong Uyên chính là người vong bản hay có thể gọi là nô lệ ý thức của người khác, bởi vì ta không thể yêu nước khi ta được nuôi dưỡng bởi ý thức hệ ngoại bang, dù ngoại bang đó có là Tây hay Tầu. Cho nên, “mục tiêu thời sự” mà Lâm Vũ nói hoàn toàn nghịch lý vì chính mình là kẻ nô lệ, vong bản lại đi kêu gọi ý thức quốc gia gì đó… Chắc có lẽ quý vị đều biết không có sự nô lệ nào nguy hiểm cho bằng sự nô lệ về ý thức hệ hoặc nô lệ về tinh thần, nhất là cái ý thức hệ đấy đang ngày càng suy thoái và tận diệt. Nếu tôi đoán sai, xin quý vị vui lòng cho ý kiến.

Thêm một điều nữa mà tôi được biết đó là cái tạm gọi là Tinh thần dân tộc hay ý thức quốc gia chỉ xuất hiện rõ rệt từ thời Lý Trần mà Phật giáo Thiền tông làm ngọn cờ chủ đạo dẫn dắt dân tộc vượt qua bóng tối u minh trong cả hai lãnh vực đời và đạo. Vậy theo thiển ý của tôi, chúng ta không thể nói về cái tạm gọi là tinh thần dân tộc, chủ nghĩa ái quốc, quốc hồn quốc túy gì gì đó (tôi không thích dùng những từ đao to búa lớn như vậy) nếu không đặt nền hay lập cước trên tinh thần Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm của của Thiền tông, đặc biệt là Thiền Trúc Lâm Yên tử của Đức Thánh Trần.