trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
21 - 40 / 3021 bài
21 - 40 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
28.10.2008
Nghiêm Quang

Chia hoa tặng ông Nguyễn Đăng Thường

“Trong tranh luận học thuật chớ nên chơi khôn”. Hoa đẹp nầy nếu có duyên được nhận, tôi xin chừa lại một phần tặng Nguyễn Đăng Thường. Chỉ muốn nhắc ông, nếu có nhã ý tặng hoa hãy chạy ra chợ Bến Thành. Thay mặt độc giả là… “khôn” lắm.

Postmodern/Postmodernism vốn dĩ ghép từ hai chữ có sẵn, postmodern/modernism, không phải là danh từ độc sáng kiểu google, talawas nên có vận dụng khoa khảo cổ [1] để truy tìm dấu vết xuất xứ, cũng khó lòng đưa ra giải đáp tuyệt đối chính xác. Và cứ tiếp tục như vầy, rất có khả năng sẽ phát hiện thấy thời Homer người ta đã từng ghép hậu với hiện đại, post với modern, thậm chí after với modern. Nói đùa cũng nên được phép biến tấu, không ai bắt buộc phải theo Eco 100%.

Đùa thêm chút nữa, Nguyễn Đăng Thường có khả năng biết chắc ông sanh vào ngày nào, năm nào, nhưng ông có thể biết loài người sanh vào thế kỷ, thiên niên kỷ nào không? Nếu không gắn cái vỏ từ loài người vào một định nghĩa cụ thể.

Các bài viết của Trịnh Lữ và Hoàng Ngọc Hiến không nhằm mục đích khảo cổ kể trên, cho nên câu khẳng định về lần xuất hiện đầu tiên trong sách của Jencks hay Lyotard là phù hợp chuẩn mực. Thay vì tốn hơi [2] soạn mười trang giấy rưỡi [3] , ông Hoàng Ngọc-Tuấn chịu khó google thì sẽ thấy ngay tự điển và tiểu luận đại học Âu Mỹ họ nói gì, và đương nhiên không kèm mấy chữ có lẽ, có thể. Thay vì châm biếm, Nguyễn Đăng Thường chịu khó đọc kỹ ý kiến, cũng sẽ không mất thời giờ khẳng định đó là một chỗ sai rất căn bản.

Hơn nữa, thay vì chọc quê ông Trịnh Lữ vì trót được long trọng giới thiệu trên Thể thao-Văn hóa, ông Hoàng Ngọc-Tuấn nên tìm cách nói trước cho rõ bản “tiểu sử”không do chính ông viết ra” trên VnExpress. Nhờ đó, ông cũng không buộc phải gấp gáp trả lời thắc mắc của ông Tôn Thất Quỳnh Du. [4] Ông Tuấn “chỉ nói tổng quát là còn rất nhiều cái sai khác” nhưng chưa điểm mặt đặt tên. Thế nên, Trịnh Lữ (và một vài người) không nhứt thiết phải đề cập đến một điều mặt chưa thấy, tên chưa biết. Lập lờ chuyện nầy để xác quyết người khác “làm ra vẻ” chuyện nọ là cách phê bình… “thông minh” (xem Nguyễn Đăng Thường).

Lập luận rằng bài viết của ông Nguyên Đầu Bạc “chìm lỉm” vì ông sử dụng ngôn ngữ ôn tồn hơn ông Hoàng Ngọc-Tuấn là một phép đánh tráo vấn đề. Nếu vô ý làm thế thì xin lưu ý. Nhưng nếu cố tình làm thế, tôi sẽ tặng bông đầu tiên. Cần biết ông Tuấn viết trên talawas, là một tờ báo, ông Nguyên viết trên blog cá nhân, ít người biết (xem Nguyễn Đăng Thường).

Nói tóm lại, trước tiên và chung cuộc thì cái chính vẫn là chủ nghĩa hậu hiện đại.” Riêng ở điểm nầy, tôi hoàn toàn đồng với các ông Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Đăng Thường rằng nên ủng hộ khuynh hướng hậu hiện đại cũng như các khuynh hướng mới mẻ khác có đất phát triển (post-postmodernism/ after-postmodernism?). Và cuối cùng là một quyển sách cũ, tin rằng bổ ích với những bạn đọc phổ thông như tôi, muốn tìm hiểu về postmodernismspostmodernities : Hans Bertens, The Idea of the Postmodern: A History, Routledge, New York, 1995.





[1]“Archaeology of the Postmodern”, mục 1.1, chương 1 "In Search of the Postmodern", quyển Postmodern Theory, Critical Interrogations của Steven Best và Douglas Kellner, Macmillan, London, 1991. Ông Nguyễn Hưng Quốc có tham khảo quyển nầy trong bài Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam.
[2]Chữ dùng của Nguyễn Đăng Thường
[3]Bản đăng trên Tiền Vệ có những câu không xuất hiện trên talawas.
[4]“Bản tiểu sử” không do chính ông Tuấn viết ra, nhưng nếu ông không đề cập thì liệu VnExpressvietnhac.org có biết tới The Binderman Essay 2000, giải thưởng do một hội văn nghệ ít người trao. Sẽ không ai nghi ngờ chất lượng bản luận văn, nhưng một khi đã được “long trọng giới thiệu” trên mặt báo [với độc giả trong nước] thì người ta được phép thắc mắc về uy tín của giải thưởng nầy. Chung quy, giải thưởng cũng là một chữ “danh”.