trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
21 - 40 / 56 bài
21 - 40 / 56 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Gửi bài này cho bạn bè
15.3.2006
 
"Sẽ rà soát lại đội ngũ thanh tra"
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 23 – Ngày 15 tháng 3 năm 2006


Vũ khí nguy hiểm nhất của Iran là gì?

Nguyên tử Sinh học Tôn giáo


(Jack Ohman)

Đô-la Mỹ



(Mike Keefe)

"Sẽ rà soát lại đội ngũ thanh tra"

talaCu phỏng vấn Phó Tổng thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình

Thưa ông Mai Quốc Bình, trong thời gian qua, liên tục có những cán bộ thanh tra dính dáng đến tiêu cực, vậy nguyên nhân là do đâu?

Trong quá trình thực thi công vụ, bản thân anh em đã không chuẩn bị "sức đề kháng" để vượt qua cám dỗ, để đối phó với các tình huống phát sinh nên nhiều khi xảy đến tiêu cực. Tuy nhiên, ai cũng biết "mía sâu có đốt, nhà dột có nơi". Mới có hai ông vụ phó bị bắt. Chúng tôi còn hàng chục vụ phó và vụ trưởng khác có bị làm sao đâu. Đa số cán bộ thanh tra không bị phát hiện là có tiêu cực, chỉ một số nhỏ là bị phát hiện tham nhũng mà thôi.

Ông có thể nói rõ hơn những cám dỗ mà ngành thanh tra gặp phải không?

Hiểu một cách đơn giản là đừng vì đồng tiền mà phải trả giá cho công việc của mình, hay nói rõ hơn: đã có gan lấy tiền thì cũng phải có trí để người ta không thể nào tra xét ra được. Tôi rất buồn vì trình độ của đội ngũ thanh tra quá kém nên đã để lộ ra nhiều bằng chứng bất lợi khi bị điều tra.

Về nghiệp vụ thanh tra, chúng ta đều biết rằng, kết luận thanh tra không buộc phải cứng nhắc mà hoàn toàn có thể thay đổi. Vậy căn cứ vào đâu mà người đứng đầu có thể phân biệt được sự thay đổi kết luận do có chứng cứ khác và thay đổi kết luận do tiêu cực?

Nguyên tắc của chúng tôi là: Minh bạch, công khai và sẵn sàng nghe đối tượng được thanh tra. Việc tăng hay giảm nhẹ tình tiết đều được công khai. Tất nhiên công khai ở đây phải hiểu là công khai trong một nhóm nào đó thôi, dân chủ phải tập trung chứ không phải lúc nào cũng mang ra công khai cho báo chí là hay đâu.

Trước đây, thanh tra độc lập trách nhiệm. Nhưng nay, từ kết luận của thanh tra chính phủ cho đến kết luận của toàn ngành thanh tra chỉ là ý kiến đề xuất, nên dẫn đến việc thanh tra đã dễ dãi với quyết định của mình?

Thanh tra chỉ là giúp việc cho Chính phủ thôi. Quyền hạn trong khuôn khổ là đi xem xét, tập hợp lại và kiến nghị. Vấn đề là cứ làm đúng trách nhiệm, làm đúng với lương tâm của mình thôi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung vào giáo dục cái Tâm cho đội ngũ thanh tra. Các cán bộ thanh tra phải viết cam kết là mình có cái Tâm trong sáng mới được đi thanh tra.

Giữa cơ chế quản lý dựa vào đạo đức cá nhân với cơ chế giám sát chặt chẽ thì điều gì có tác dụng hơn? Có rất nhiều cám dỗ trong xã hội và chúng ta không thể chỉ giám sát cán bộ thực hiện bằng niềm tin. Sắp tới, chúng ta có nên hoàn thiện cơ chế nữa không?

Đó là điều chúng tôi đang làm và sẽ hoàn thiện. Nhưng theo tôi niềm tin là rất quan trọng chứ. Chẳng hạn chúng ta đều phải tin là chủ nghĩa xã hội sẽ thành công dù có ai biết chủ nghĩa xã hội là cái gì đâu. Hồi xưa học triết học tôi nhớ là một ông thày tu nào đó có nói: “Tôi tin, bởi vì điều đó là vô lý”. Như vậy chúng ta cứ phải tin cái đã.

Theo ông, hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển rất đa dạng và phức tạp thì đội ngũ thanh tra của mình đã có đủ "tài" để phản biện doanh nghiệp cũng như đứng cùng họ trong sự phát triển chưa?

Ông Mai Quốc Bình: Vật chất không tự nhiên sinh và và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi Đảng viên này sang túi Đảng viên khác.
Thanh tra không phải là "cái gì đó" mà hễ đến doanh nghiệp là mặt nặng mày nhẹ, là yêu sách này nọ. Thanh tra phải là bạn, đồng hành cùng doanh nghiệp. Để làm tốt điều này thì cán bộ thanh tra phải hoà đồng với doanh nghiệp. Cán bộ thanh tra không thể chỉ gặp doanh nghiệp trong các cuộc thanh tra mà còn phải tạo ra mối quan hệ tốt thông qua việc hát karaoke, ăn nhậu, chơi tennis, chơi golf, cùng đi du lịch nước ngoài… chẳng hạn.

Để có đội ngũ thanh tra như vậy, ta phải làm gì?

Phải giáo dục, không chỉ về mặt đạo đức mà cả bản lĩnh chính trị. Xin nói thêm là việc giáo dục bản lĩnh chính trị thì cơ quan nào cũng làm cả, nhưng trong thời buổi hiện nay thì chúng ta cần có những cách làm sáng tạo và độc đáo hơn. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, anh Nguyễn Hoàng Thụ, Nguyên Giám đốc Sở TDTT Nghệ An có nêu một kinh nghiệm rất hay để chống tiêu cực trong bóng đá là: anh luôn bố trí ít nhất một đồng chí Đảng viên ở vị trí chủ chốt trên sân bóng để theo dõi quần chúng, hoặc cho các cầu thủ chào cờ vào ngày thứ Hai đầu tuần. Tuy nhiên, ở Ban Thanh tra Chính phủ thì mọi người đều là Đảng viên cả nên có thể chúng tôi sẽ đặt ra tiêu chuẩn mới, đó là phải dựa vào tuổi Đảng của cán bộ thanh tra để giao nhiệm vụ. Chẳng hạn người nào mới 10 tuổi Đảng thì chỉ được thanh tra những vụ dưới 100 triệu. Người nào 20 tuổi Đảng thì được thanh tra những vụ 500 triệu trở lên. Những vụ đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp như thanh tra các tổng công ti lớn như xăng dầu hay hàng không thì dứt khoát trưởng đoàn phải có 30 tuổi Đảng trở lên.

Trong lúc chờ đợi để chỉnh sửa, cho ra đời một quy chế chặt chẽ, hoàn thiện hơn thì chúng ta cần phải làm những gì để hạn chế được tiêu cực?

Tôi đã nói rồi, vấn đề ở đây không phải là đề ra các qui chế chặt chẽ, vì dù qui chế có chặt chẽ đến mấy mà cán bộ hư thì qui chế cũng không giải quyết được gì. Chính vì vậy biện pháp căn cơ nhất vẫn là phải giáo dục chính trị tư tưởng cho anh em thật tốt. Bắt đầu từ ngày 20/3 tới đây, chúng tôi sẽ thực hiện việc chào cờ ở cơ quan vào đầu buổi sáng thứ Hai và chiều thứ Sáu. Nếu tình hình không có gì biến đổi chúng tôi sẽ tổ chức thêm các buổi chào cờ Đảng và thi hát quốc ca, Đảng ca cho đến khi tiêu cực biến mất hẳn. Ngoài ra, trước mỗi cuộc xuất quân đi thanh tra, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi lễ, trong đó mỗi thành viên phải đặt tay lên quyển điều lệ Đảng để tuyên thệ xin thề rằng mình sẽ không tiêu cực.

Nhưng nếu tiêu cực vẫn không biến mất hẳn thì làm sao, thưa ông?

Sau khi đã tiến hành sâu rộng việc giáo dục chính trị tư tưởng và quán triệt đạo đức cách mạng xuống đến từng cán bộ thanh tra mà vẫn còn tiêu cực thì theo tôi cũng không có gì đáng buồn quá mức. Lúc đó chúng ta sẽ phải chấp nhận việc sống chung với tiêu cực thôi. Mà này, từ lúc nãy đến giờ chúng ta nói về “tiêu cực” quá nhiều rồi. Chúng ta không nên bi quan quá như vậy. Ở Việt Nam, không phải 100% Đảng viên đều tham nhũng nhưng tôi tin chắc có tới ít nhất 99,965% các vụ tham nhũng là do Đảng viên gây ra. Con số này nói lên điều gì? Như tôi đã nói ở trên, các cán bộ thanh tra đều là Đảng viên, nếu các Đảng viên tham nhũng bị thanh tra có biếu một số tiền nào đó cho Đảng viên đi thanh tra thì cũng là việc “lọt sàng xuống nia” thôi. Cũng tương tự trong vật lý học, chúng ta có thể nói ở đây rằng: Vật chất không tự nhiên sinh và và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi Đảng viên này sang túi Đảng viên khác mà thôi! Vậy thì việc gì phải làm to chuyện ra nhỉ. Ai trong chúng ta cũng muốn xây dựng Đảng thật vững mạnh. Đảng viên có giàu thì Đảng mới mạnh để mà lãnh đạo đất nước được chứ. Tóm lại theo tôi chúng ta không nên lo lắng quá về vấn đề này.

Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn.

(TK)

Trò đùa của Moses



“Moses, bỏ cái trò nhố nhăng đi!!!”

Bạn đọc bình luận

Trong thời gian qua, talaCu đã trở thành một địa chỉ cung cấp những thông tin chính trị, xã hội, kinh tế nóng hổi và đáng tin cậy cho đông đảo bạn đọc. Các bài viết của talaCu đã trở thành những đề tài tranh luận, trao đổi sôi nổi của các giới, đặc biệt là tại các cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Ngày 8.12.2005, Việt Weekly, một tuần báo của người Việt tại California, đăng lại bài “Báo Nhân Dân sẽ cố định hoàn toàn nội dung báo” của talaCu.

Ngay ngày 10.12.2005, độc giả Lê Thu Anh, ngụ tại Santa Ana, California, đã có lá thư ngỏ gửi nhiều cơ quan, hội đoàn của người Việt tại bang này nhằm phản đối hành động này của báo Việt Weekly.

Dưới đây chúng tôi xin trích một phần lá thư của độc giả Lê Thu Anh để toàn thể bạn đọc tham khảo:

Santa Ana, 10 tháng 12 năm 2005
Kính Gửi:
Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể
Quý Cơ Quan Truyền Thông
Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải Ngoại
Ủy Ban Phối Hợp Lằn Ranh Quốc/Cộng
Đồng Hương Người Việt Tị Nạn Cộng Sản

Tờ báo Việt Weekly số 50, ra ngày 8 tháng 12 vừa qua, trang 36 đã phổ biến tin về tờ báo Nhân Dân, Cơ Quan Ngôn Luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam với nội dung có tính cách ca ngợi sự đổi mới của tờ Nhân Dân bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 năm 2006 với lời trích dẫn của ông Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập báo Nhân Dân: “Mà đường lối của Đảng và Nhà nước là bất di bất dịch, cho dù xã hội và thế giới có xoay vần thế nào”.

Bài viết đã kết luận: “Một số các cơ quan báo chí và truyền thông khác đã tỏ ý hoan nghênh quyết định của báo Nhân Dân...”. Bên cạnh bài viết của Lê Lang, có hình ảnh nhà in báo Nhân Dân Hà Nội.

Thưa Quý Vị

Qua bài báo trên tờ Việt Weekly, tôi không nghĩ đây là vấn đề thông tin như tất cả các cơ quan truyền thông Việt ngữ hải ngoại đã phổ biến tin tức ở trong nước mà là bản tin có tính cách tuyên truyền cho tờ báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trong hai năm qua, tờ Việt Weekly phát hành tại Quận Cam, lợi dụng danh nghĩa bám sát đời sống cộng đồng để rồi đưa ra những bài viết lèm bèm chửi bới, nhục mạ thiếu văn hoá với  nhiều cá nhân, đoàn thể có tinh thần chống Cộng, vạch toàn thói hư tật xấu của mọi người để phơi bày trên trang báo.


Hiện nay, trong lãnh vực truyền thông, CSVN bỏ ra số tiền khá lớn để thực hiện chương trình truyền hình công khai qua VTV4, còn về truyền thanh và báo chí thì chưa có nên CSVN chỉ lợi dụng đài phát thanh và tờ báo Việt ngữ nào trong cộng đồng chúng ta để tuyên truyền hướng đi của họ và đánh phá, làm lũng đoạn, hạ úy tín công cuộc đấu tranh chống Cộng. Công tác nầy có tính cách thẩm thấu, nó lúc ẩn lúc hiện tùy lúc để thực hiện theo chiêu bài của họ nhằm quấy phá cộng đồng. Những cơ sở truyền thông nầy vẫn sống dựa dẫm vào sự đùm bọc của các cơ sở thương mại trong cộng đồng của chúng ta.



Thưa Quý Vị,

Với sự suy nghĩ của người Việt tị nạn, là người Việt tị nạn như hầu hết mọi người trong cộng đồng, chúng tôi nêu ra vấn đề tờ Việt Weekly để quý vị ngồi lại với nhau và có thái độ hành động chính đáng để ngăn chận âm mưu của CSVN đang xúc tiến khi Nghị Quyết 36 ban hành.

Trân trọng,
Lê Thu Anh

Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.


Người gì

Cậu học sinh từ trường về nhà. Cha cậu là người Nga, mẹ là Do Thái. Cậu hỏi cha:

“Bố ơi, con là Nga hay Do Thái?”

“Tất nhiên là Nga, vì bố là người Nga mà.”

Cậu yên tâm, rồi quay sang hỏi mẹ:

“Mẹ ơi, con là Do Thái hay là Nga”?

“Tất nhiên là Do Thái, vì mẹ là người Do Thái mà. Nhưng sau con lại hỏi thế?”

“Vì một thằng bạn cùng lớp con có một cái đồng hồ vàng rất đẹp, và con đang băn khoăn không biết nên gạ mua rẻ của nó, hay ăn trộm quách cho rồi.”


*


Đồng hồ

Brezhnev và Kosyghin đi dự đám tang Nasser. Về đến điện Cẩm Linh, Brezhnev hỏi:

“Aleksei, cậu có thấy cái đồng hồ vàng Nasser đeo không?”

“Không, cho tớ xem với!”


*


Xạ thủ

Brezhnev phát biểu ở Hồng trường. Bỗng dưng ai đó ngắm bắn ông ta, nhưng trượt. Trong vòng vài phút, cảnh sát tóm được thủ phạm và cuộc hỏi cung bắt đầu:

“Tên?”

“Ivan Ivanovich.”

“Nghề nghiệp?”

“Xạ thủ.”

“Xạ thủ gì anh? Gần thế mà còn bắn trượt?”

“Tất nhiên là trượt rồi, vì làm sao ngắm trúng được khi dân tình xô đẩy tôi thường xuyên và thúc: Bắn đi, bắn đi nào!”

Thứ mấy

Bí thư thành ủy đọc cho thư ký chép:

“Tôi triệu tập phiên họp toàn thể để thảo luận nghị quyết mới thông qua cách đây hai tháng của Ban Trung ương. Hội nghị sẽ được tổ chức vào thứ Lăm tuần sau.”

Nữ thư ký bối rối:

“Đồng chí bí thư! Thứ Lăm hay thứ Năm ạ?”

Đồng chí bí thư ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đáp:

“Thôi, viết quách là thứ Tư cho xong chuyện!”

Tương lai



Chim 1: “Này, nếu sau này tất cả mọi người dùng công nghệ không dây thì sao nhỉ?”
Chim 2: “Thôi, đừng nghĩ tới chuyện đó nữa!”

(Fred Wagner)

Con gái nhà lành
 
Con gái nhà lành muộn nhất là 8 giờ tối phải lên giường rồi.
Để còn kịp về nhà trước 9 giờ tối cho bố mẹ khỏi lo.

Ghét người Lào
 
Việt Nam với Lào luôn là anh em, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. Thế nhưng mới đây anh May, một doanh nhân Lào, sang Việt Nam mấy hôm về kể lại:

“Người Việt rất ghét Lào. Cái gì xấu nhất họ cũng gán cho Lào. Thứ thuốc lá rẻ tiền, hôi rình họ gọi là thuốc Lào. Bị ngứa ở chỗ kín họ gọi là hắc Lào. Đi ngang qua trường học, thấy thông báo đề: Cấm học sinh đi dép Lào đến trường.

Hôm vừa rồi tôi ngồi chơi ở ghế đá trong công viên, lát sau có một người đàn ông đến ngồi cạnh, co cả hai chân lên ghế. Một lát, chịu không nổi mùi thối bốc lên từ chân ông ta, tôi bỏ đi chỗ khác. Vừa đi được chục bước thì thấy người đàn ông kia nhảy cẫng lên la lối: Tiên sư thằng Lào lấy dép của bố mày nhớ! Bố mày mà biết mày là thằng Lào, bố mày đập vỡ mõm mày ra!”

(Đoàn Tiểu Long sưu tầm)

Tại sao bò điên?

Sau khi bệnh bò điên lan tràn khắp nơi, một nữ phóng viên được cử đi tìm hiểu lý do. Hỏi thăm một hồi, cô tìm đến được một trang trại nuôi bò sữa, nơi phát hiện ra ca bệnh bò điên đầu tiên. Trang trại nuôi hàng trăm con bò cái để lấy sữa và cô không thấy gì đặc biệt: phương pháp chăm sóc rất đúng cách, vệ sinh đảm bảo, thức ăn đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất...

Cô phóng viên rất thắc mắc, liền hỏi người quản lý trang trại:

“Ông chăm sóc lũ bò sữa này như thế nào?”

“Hàng ngày chúng tôi cho ăn đúng giờ quy định, ngày vắt sữa 2 lần, mỗi năm cho chúng đi lấy giống 2 lần...”

“Ôi, lạ nhỉ. Vậy thì tại sao chúng nó lại điên được?”

“Thế tôi hỏi cô nhé: ngày nào tôi cũng vắt sữa cô 2 lần mà 1 năm mới cho đi chơi với bạn trai 2 lần thì cô có điên người lên không?”

Có người

Một phụ nữ suốt đời làm nghề dọn dẹp nhà vệ sinh. Về già, bà muốn lo chu đáo cho phần mộ sau này của mình nên đặt làm một tấm bia. Ông thợ hỏi:

“Thế bà muốn tôi khắc gì trên đó?”

Không cần suy nghĩ, bà trả lời:

”Ở trong đang có người.”

(Nguồn: www.x-cafe.dk)