trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
26.9.2008
Thanh Bình

Tôi lại được đọc bài viết thứ hai của ông Trương Công Khanh. Bài này tuy dài hơn nhưng dễ đọc vì ông viết để trả lời ông Trần Văn Tích. Điều thú vị nhất, theo tôi, là ông đã xác định rõ cái “ẩn ngữ Con Người/con người” của mình. Nay ông Trần Văn Tích bảo tôi “cho biết ‘người’ là hạng người hay cá nhân nào”. Có nghĩa rằng tôi phải định danh cho nó. Nhưng nhiều khi nói cho tròn vành cái danh thì lại mất cái nghĩa, nhiều khi đào sâu được vào cái nghĩa thì chỉ có thể tự mình biết, rất khó mà định danh được. Tại sao ông lại tự làm khó mình như vậy? Tôi lấy một ví dụ đơn giản: ông bị một kẻ nào đó đột nhập vào nhà cướp đồ đạc hoặc bị hắn hành hung. Khi được hỏi về “con người” đó, ông có thể trả lời tương tự như trên chăng? Ông đã tự dẫn mình vào con đường luẩn quẩn khi ưu tư miên man quá nhiều về những cái “khả thể” của Con Người (viết hoa) trong triết học và lịch sử thậm chí cả trong thơ ca, âm nhạc, hội họa nữa. Kết quả là, như một người bị “tẩu hỏa nhập ma”, ông không còn biết nói thế nào là Con Người nữa. “Người” mà ông còn chưa nói được thế nào thì “hạng người” nào làm sao ông xếp hạng được. Còn ông Trần Văn Tích bảo tôi cho biết hạng người nào, cũng là quá khó. Nếu cứ “quy” như quy thành phần trong cải cách ruộng đất thì rất dễ đó là “trí, phú, địa, hào” như ông đã nêu ra, hoặc như một số người trên talawas đã nêu: “thân cộng”, “chống cộng”. Tôi thì không xếp “người” vào cái ao tù theo “hạng” kiểu ấy, và tôi cũng không thể “cho biết” nó như thế nào được, vì chỉ nói đến hạng “trí thức” thôi thì đã quá khả năng của biết bao những bậc học giả, học thật, cũng như “hữu học” và “vô học”…

Điều thứ hai là khi đề cập tới vấn đề “chống cộng”, dường như ông đã bước ra khỏi đám mây xám của triết lý về “Con Người”. Ông viết: Thế thì cái chuyện “thay đổi” không phải chuyện của tôi mong muốn. Nếu ai mong muốn “thay đổi” thì hãy nghĩ “cho người, cho đồng bào và cho tương lai của dân tộc nữa” chứ đừng nghĩ cho riêng mình, đó là mong muốn của tôi. Hà cớ gì ông Tích lại quy chụp cho tôi và bắt tôi phải “nghĩ”. Điều đó còn quá sức của những người muốn “thay đổi” nó chứ nói gì đến cá nhân tôi. Vậy là từ chỗ “quá khó”, xem ra ông đã biết những “Con Người” muốn thay đổi chế độ này rất rõ ràng. Ông còn biết rất rõ những Con Người ở các nước trên thế giới sống ra sao, còn so sánh rất “chính xác” mong ước của các Con Người như ông Hồ Chí Minh, ông Nông Đức Mạnh với Phật Tổ, Chúa Giêsu… Qua việc “biết người” đó của ông, tôi cũng phần nào hiểu được cái “ta” của ông. Tôi thiển nghĩ, ở đoạn cuối của bài viết, ông đã cho độc giả thấy được cái “Người/Ta” ông muốn nói tới mà ông đã cố làm mờ nó bằng một thứ “ẩn ngữ con người” rất hàm hồ.

Mong ước luôn luôn ở thì tương lai. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ trên thế giới đều thế cả. Ông Trương Công Khanh không muốn bàn chuyện ở thì tương lai thì ông “mong” có thay đổi làm gì. Tôi nghĩ ông không chỉ “mong” mà còn “sợ” tương lai. Nếu ông Tích hay lực lượng nào đó muốn “thay đổi” và khi thành tựu được sự thay đổi đó thì hãy nghĩ đến đồng bào, đến tương lai của dân tộc mình, bằng cách làm cho những điều như ông Tích chỉ ra sau đây tốt hơn lên: “sự suy thoái của giáo dục, sự tha hóa của tình người, sự ô nhiễm của môi trường, sự tàn phá rừng già nhiệt đới, sự giấu giếm kết quả thương thuyết về lãnh thổ lãnh hải, sự vay nợ nước ngoài không ai kiểm soát v.v...?”. Nhưng chỉ sợ không tốt hơn họ mà còn tệ hơn Iraq thì không biết phải làm sao. Đó là đoạn văn ở thì tương lai của ông. Tôi phải trich dẫn đầy đủ các đoạn văn của ông vì sợ phạm lỗi “cắt văn, ép ý” như các cơ quan truyền thông ở Việt Nam đã làm với bài phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.