trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Pháp luật
  1 - 20 / 28 bài
  1 - 20 / 28 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiPháp luật
Loạt bài: Việt Nam vá»›i Công Æ°á»›c Berne
 1   2 
22.2.2005
Trịnh Lữ
Nhẽ ra ta CHƯA NÊN tham gia Công ước Berne
 
Tại sao?

Vì thị trường văn hóa của ta chưa đủ điều kiện hội nhập bình đẳng với các nước đã phát triển vốn là tác giả của công ước này; nhất là thị trường sách dịch – khu vực đang cần phải phát triển mạnh nhất mà lại chịu thiệt thòi nhất trong việc tham gia này.

Điều kiện hội nhập bình đẳng trong thị trường văn hóa là những gì?

Là bình đẳng cả trong ba phương diện: sáng tác, tiêu thụ và xuất bản. Khi nào các tác giả và dịch giả của ta có thể sống bằng nhuận bút đàng hoàng như ở các nước khác thì gọi là đủ điều kiện hội nhập bình đẳng về sáng tác. Khi nào dân ta có nếp mua sách chứ không xin và mượn vòng quanh, và số lượng ấn bản cũng như giá bán đã tương đương với quốc tế thì có bình đẳng về tiêu thụ. Khi nào một bức thư đề nghị điều đình bản quyền của ta được đối tác ngoại quốc hồi âm tích cực và trọng thị thì có bình đẳng về xuất bản. Ấy là chỉ nói đến bình đẳng trong thị trường sách mà thôi. Nhưng các sản phẩm văn hóa khác thì cơ bản cũng là như vậy.

Thị trường sách dịch thiệt thòi ra sao?

Cái thiệt của thị trường không bằng cái thiệt của toàn bộ nỗ lực nâng cao dân trí thông qua việc dịch các tác phẩm có giá trị, rất cần được giới thiệu ở ta. Vì chưa có bình đẳng về tiêu thụ và xuất bản, nên các nhà xuất bản ngoại quốc hầu hết không muốn trả lời những đề nghị điều đình về bản quyền của ta. Chỉ còn cách xin tài trợ, mà tài trợ nào thì cũng có những điều kiện của nó, khiến cho mình không còn tự chủ được nữa.

Vậy chả nhẽ ta cứ ăn không các thành tựu văn hóa của người khác?

Nghĩ thế là quên mất ta là ai và người khác là ai. Ta là một dân tộc đã bị những người khác đó nô dịch hàng nhiều thế kỷ. Họ đã lấy đi của ta biết bao sản phẩm văn hóa và tinh thần, và vẫn còn đang tìm mọi cách dùng thứ văn hóa kim tiền của họ để tiếp tục nô dịch ta. Cho đến hôm nay, muốn tìm hiểu lịch sử và văn hóa đích thực là của ta thì phải sang các thư viện và kho lưu trữ ở Paris, London, New York... Vậy ai trả bản quyền những sản phẩm và giá trị sáng tạo văn hóa đó của ta? Nhẽ ra các nước thuộc địa cũ như ta hôm nay phải được quyền hưởng tất cả những sản phẩm văn hóa của thế giới để có cơ hội sớm hội nhập bình đẳng với những người khác kia mới phải. Và từ góc độ văn minh, những người khác ấy phải lấy làm vinh dự và tự hào là những sản phẩm văn hóa của họ đang được ta hoan nghênh và học tập, chứ ai lại đi đòi tiền bản quyền từng cuốn sách như thế làm gì. Tôi tin rằng nếu quan điểm này được tất cả các nước đang phát triển đồng thanh phát biểu, thì công ước Berne sẽ phải có những điều khoản bảo vệ quyền của các nước nghèo được hưởng các sản phẩm sáng tạo văn hóa của nhân loại. Lúc ấy mới thực sự có bình đẳng quốc tế về văn hóa và nhân bản.

Nói vậy nghe không tưởng và có vẻ đi ngược xu thế quá chăng?

Không tưởng thường là sự nhìn nhận sai về mình và về người. Nếu nhận rõ mình là nước còn nghèo chưa thể bình đẳng tham gia một việc gì với thiên hạ, thì chưa tham gia. Đó là thực tế chứ không phải là không tưởng. Còn xu thế là gì? Có phải là cả làng cứ nhắm mắt tuân theo luật lệ của mấy nhà địa chủ giầu có đặt ra chăng? Còn họ thì tha hồ muốn làm gì thì làm? Nước Mỹ chẳng hạn, nền công nghiệp của họ thải nhiều khí độc hại nhất vào môi trường, mà họ có chịu tham gia thỏa ước Kyoto đâu! Trong cái xu thế chung, vẫn phải giữ cái xu thế riêng của mình thì mới còn là mình, và mới lại có cái riêng của mình mà góp mặt với thiên hạ vậy.

© 2005 talawas