trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 97 bài
  1 - 20 / 97 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcLý luận phê bình văn học
15.3.2006
Trần Thanh Đạm
„Văn học tự vấn“ và chức năng tự nhận thức, tự phê phán của văn học
 
Tưởng là sản phẩm bột phát nhất thời của một sự „đổi mới“ cực đoan, nông nổi trong văn học; cái gọi là „văn học tự vấn“ đã bị vứt vào sọt rác của sự lãng quên, giống như một thứ „mốt“ được „lăng xê“ vào các thời điểm khủng hoảng tinh thần của xã hội nay đã không còn hợp „mốt“ nữa; song thời gian gần đây, tác giả của nó cùng với những người phụ họa theo hình như lại tìm cách làm sống lại cái thây ma lí luận đó, cốt làm cho „bốc mùi“ cái không khí văn học vốn đã trở nên trong lành hơn từ khi bước vào đầu thế kỷ XXI.

Im lặng một thời gian, nhà văn Nguyên Ngọc trong một số bài có tính chất bình luận công bố ở trong nước và trong các bài phỏng vấn của một số tờ báo lá cải ở „hải ngoại“, để minh hoạ cho công lao khởi xướng „đổi mới“ trong văn học từ dạo làm Tổng biên tập báo Văn nghệ với phát hiện „Tướng về hưu“ của Nguyễn Huy Thiệp, rồi đây lại phát hiện „Bóng đè“ của Đỗ Hoàng Diệu, lại cổ súy cho cái gọi là „văn học tự vấn“ mà anh cho rằng mình đã phát hiện ra trong xu thế phát triển đương đại của văn học ta. Đại khái theo ý kiến của nhà văn không sáng tác mà đi vào bình luận văn học với tham vọng làm người tiên phong hướng đạo cho văn học đổi mới này, thì các thứ văn học chuyên miêu tả cái ác, cái xấu, thậm chí cái tục tĩu, thô bỉ trong đời sống và cả trong lịch sử của chúng ta đều được xếp vào dòng „văn học tự vấn“. Đại khái xã hội ta, dân tộc ta (và trong thâm ý không dám nói ra của nhà bình luận này - cách mạng ta) vốn mắc nhiều tội lỗi, sai lầm, bê bối… cần bằng văn học, qua văn học mà „tự vấn“ lương tâm về những sai lầm của mình.

Thực ra, cái „lý luận“ về „văn học tự vấn“ này cũng chưa đưa hề được triển khai cho thật minh bạch, thẳng thắn; nó chỉ „thò lò hai mặt“ lấp lửng nửa nạc, nửa mỡ, nửa trắng, nửa đen cùng một dạng với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý mà bọn thù địch của chúng ta ở nước ngoài trước nay vốn vẫn sử dụng, bây giờ lại „chuyển giao kỹ thuật“ cho một số kẻ cơ hội và manh tâm ở trong nước.

Nếu nhìn ra nước ngoài, thì thứ lý luận này ở một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây vốn được gọi là „văn học tự thú“, „văn học sám hối“, văn học phản tư“. Ở ta, hồi mới bắt đầu đổi mới cũng có một vài kẻ bắt chước nước ngoài, kêu gọi văn học ta và không chỉ văn học ta, phải „sám hối“, „tự thú“, „nhận tội“ là đã làm cách mạng, đã chiến đấu, hi sinh chống thực dân, đế quốc, nhất là đã lỡ chiến thắng chúng để đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho nước nhà, đã mở đường tiến lên phục hưng dân tộc, đổi mới đất nước. Cái mưu đồ đằng sau cái thứ „lý luận văn học“ đó dù thường được che đậy một cách giảo quyệt vẫn không khó gì mà không nhận ra. Tuy vậy, nó vẫn có thể lừa bịp, dụ dỗ được một số người.

Ở Việt Nam ta, cái lý luận này không dám hoàn toàn trắng trợn, vẫn đang còn e dè, sợ hãi trước sự phản kháng của dân tộc, của cách mạng, của chính nghĩa nên cũng phải giảm „tông“ xuống thành „văn học tự vấn“ song trong thực chất, nó chỉ là một biến dạng, một dị bản, một sự copy của các thứ lý luận „văn học sám hối“ ngoại lai nói trên chứ không phải là sáng kiến, phát minh mới mẻ gì. Nó chỉ là cái ngọn, cái lá còn cái gốc của nó ở đâu thì tìm ra, vạch ra cũng không khó khăn gì.

Cứ nhìn xem những ai là kẻ phụ họa nó, khuyến khích, cổ vũ nó, thì có thể thấy ngay nó đến từ đâu và phục vụ cho ai. Thực sự thì nó không hề che dấu cái động cơ và mục tiêu chính trị của nó, khi tự nguyện làm một bè trong dàn đồng ca phản cách mạng, phản dân tộc, trong ngoài hô ứng lẫn nhau. Tác giả của thứ lý luận này này đã từng „công du“ đi tìm đồng minh ở hải ngoại. Không những anh ta thuyết giảng ở đó về „văn học tự vấn“ của mình mà còn chịu khuất thân chịu „tra tấn“ của những kẻ phỏng vấn mà có giọng điệu giống như một sĩ quan chiêu hồi của chế độ cũ trước một kẻ can tâm chiêu hồi trước đây, phải „tự vấn“, „tự thú“ về thân thế và „thành tích ái quốc và cách mạng“ trước ông chủ mới (xin xem bài trả lời phỏng vấn của nhà văn Nguyên Ngọc) trước một phóng viên vô danh tiểu tốt tên là Dã Tượng của tờ „Hợp Lưu“, chính tên này đã dùng hai chữ „tra tấn“ đối với Nguyên Ngọc).

Đưa ra lý luận về „văn học tự vấn“, phải nói rằng tác giả của nó cũng khá quỷ quyệt, nhằm vào đối tượng còn ngây thơ về chính trị và ít hiểu biết về văn học nhưng vẫn có thành tâm dùng văn học tham gia đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, các khía cạnh phản diện trong đời sống hiện thực của chúng ta, khao khát thực hiện sứ mệnh văn học là tiếng nói của lương tâm nhân dân, lương tri dân tộc, là tiếng nói chính nghĩa của cách mạng, „cầm quyền phủ việt“, tức là làm ngọn búa rìu đối với mọi tội ác, mọi âm mưu, mọi xúc phạm và xâm phạm đến quyền sống của con người trong xã hội ta, lợi ích của nhân dân ta, đất nước ta, chế độ ta. Văn học Việt Nam ta từ xưa, nhất là từ Cách mạng Tháng 8 và qua hai cuộc kháng chiến đến ngày nay vẫn có truyền thống phù chính trừ tà, kết hợp nhiệt tình phê phán với nhiệt tình khẳng định, nói như Nguyễn Đình Chiểu „Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà„.

Từ bao lâu nay các nhà lý luận văn học chân chính vẫn xác định chức năng nhận thức của văn học đối với thiên nhiên, xã hội, con người, tức là yêu cầu văn học phản ánh và biểu hiện sự thật, chân lý của cuộc sống, bên cạnh chức năng cổ vũ điều thiện và tuyên xưng cái đẹp (chân, thiện, mỹ). Chức năng này bao gồm cả tự nhận thức, tự hoàn thiện về đạo đức và thẩm mỹ của con người. Văn học là một loại hình nghệ thuật đồng thời là một loại hình văn hoá (nghệ thuật, văn hoá ngôn ngữ), một lĩnh vực của hệ ý thức hệ tư tưởng.

Chúng ta không việc gì phải sa vào cái bẫy „phi ý thức hệ“ của những kẻ không ngừng tăng cường hệ ý thức của chúng đối với chúng ta. Văn học cũng có chức năng phê phán xã hội và con người, bảo vệ và xây dựng chân, thiện, mỹ bao gồm tự phê phán gắn liền với phê phán (tự phê bình và phê bình). Chính vì lẽ đó mà văn học chân chính thường là tiếng nói của lương tâm chân chính, lương tri chân chính của con người, của xã hội, nhà văn tất nhiên phải „tự vấn nhi vấn tha“, „tự giác nhi giác tha“ (tự hỏi mình để hỏi người khác, tự thức tỉnh mình để thức tỉnh người khác).

Một nền văn học có lương tâm bởi vì số đông nhà văn có lương tâm, là những con người lương thiện trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Những kẻ tráo trở, xỏ xiên, phản trắc, manh tâm trong văn học cần phải tự vấn trước khi đòi hỏi một nền „văn học tự vấn“. Còn thực ra tự vấn cũng như tự nhận thức, tự tu dưỡng vẫn là công việc thường xuyên của văn học, của mọi nhà văn.

Đưa ra khái niệm „văn học tự vấn“, lẽ ra với tư cách là người sáng tác trước khi là nhà bình luận, nhà văn Nguyên Ngọc phải „tự vấn“ trước xem trong đời mình, trong văn mình có gì cần „tự vấn“ hay không?. „Tự vấn“ đã viết Đất nước đứng lên chăng? Đã viết Đất Quảng chăng?. Đã viết Con đường Hồ Chí Minh trên biển chăng?. „Tự vấn“ đã tham gia cách mạng và kháng chiến, đã làm văn học cách mạng và kháng chiến chăng? Hình như theo cách giải thích của anh về văn học tự vấn, anh đã trả lời khẳng định các câu hỏi đó. Theo cách giải thích đó, tự vấn là tự thú, tự phủ nhận, là từ bỏ những niềm tin, những giá trị mà mình gắn bó, mà một nhà văn đã nói „nhờ đó mà Nguyên Ngọc đã ăn lộc một đời“. Anh đòi hỏi người khác tự vấn, cuộc sống tự vấn, song bản thân anh lại không, vẫn tìm mọi cách tự khẳng định mình dù tiền hậu bất nhất, sẵn sàng vì cá nhân mình mà tự phản bội mình, không chỉ „ trông gió phất cờ“ mà cả „trông gió trở cờ“.

Thực chất của lý luận „văn học tự vấn“ là gì nếu đó không phải là chủ nghĩa cơ hội 100%, bước dạo đầu của sự đầu hàng và phản bội lại chính mình. Hình như trong các chuyến công du „nước ngoài“ qua các cuộc phỏng vấn các kẻ „hồi chiêu“ cũng không tin vào sự thành tâm „hồi chánh“ của nhà văn này lắm. Họ muốn lợi dụng anh chứ đâu có đề cao anh, tôn vinh anh hay phong anh làm chủ soái như anh vẫn hằng mong ước. Đó cũng là điều anh cần tư vấn khi chủ trương và cổ vũ „văn học tự vấn“ đối với người khác.

Tôi cho rằng lý luận của Nguyên Ngọc dựa trên khái niệm „văn học tự vấn“ cuối cùng đã trở thành ngọn đòn chống lại bản thân anh. Nhiều người đã đặt câu hỏi: Nhà văn Nguyên Ngọc đã tự vấn mình chưa? Xin anh hãy tự vấn mình để làm gương cho kẻ khác nếu anh muốn là một chủ soái, sáng lập một dòng văn học mới trong văn học Việt Nam đổi mới theo quan niệm của anh. Trước sự trắc nghiệm đó, tôi tin rằng, cái bong bóng „văn học tự vấn“ của Nguyên Ngọc sẽ hiện nguyên hình của nó và tự vỡ tan như một bong bóng xà phòng của sự lừa dối và sự mưu toan.

Nguồn: Trích Tham luận há»™i nghị lý luận phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc (tài liệu sá»­ dụng ná»™i bá»™) của Há»™i đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung Æ°Æ¡ng, Hà Ná»™i tháng 3. 2006, trang 162-165.