trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
29.10.2007
Kiệt Tấn
Sự đời
Bài 9
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19 
 
Sáng giăng em tưởng tối giời
Em ngồi để cái sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời!


Nghĩ lai rai – Hai mốt

1. Trí tuệ con người đã từng ỉa ra những đống cứt vĩ đại và dán cho nó một nhãn hiệu le lói là “chủ nghĩa”. Vậy mà thiên hạ cứ tưởng bở bèn khúm núm giở nón chào, quỳ xuống sì sụp lễ bái và nghếch mũi khen thơm. Những “đống cứt trí tuệ” này đã gây ra biết bao cuộc chém giết tàn bạo và qui mô trong lịch sử loài người nhưng không hề thấy trong lịch sử muôn loài khác.

Khi tôn giáo trở thành cuồng tín thì tôn giáo cũng biến thành một thứ chủ nghĩa chính trị và trở nên vô cùng phàm tục, vô cùng bạo động. Bởi lẽ đó: con người có “Đỉnh cao trí tuệ” hay là “Đỉnh cứt cao trí tuệ”? Cha nội có nói lộn, cho cha nội nói lại.

2. Chính con thú đã từng giúp đỡ và đóng góp tận tình trong suốt quá trình tiến hoá của đời sống trên địa cầu hầu cho con nguời được trở thành con người như hiện nay. Có rõ điều đó chăng, hỡi cái phường ăn cháo đá bát?

3. Khi nói tới các nạn nhân vô tội trong các cuộc chiến tranh do con người gây ra, người ta thường kể: đàn bà, con nít, người già, kẻ vô can. Nhưng gẫm ra thì dù sao những nạn nhân vô tội vừa kể cũng có dính líu ít nhiều tới loài người, cái loài đã gây ra chiến tranh giữa con người với con người.

Bởi thế, khi nghĩ kỹ lại thì nạn nhân vô tội đích thực của các cuộc chiến tranh giữa loài người chính là muôn thú: ngựa, voi, chó, cá nược, chim chóc, gà vịt, côn trùng... kể sao cho hết. Muôn thú không mắc mớ gì tới các cuộc tranh giành và chém giết tàn bạo của loài người hết ráo. Vậy mà chúng vẫn chết nhăn răng! Khi trái bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại ném xuống Hiroshima, người ta chỉ nhắc tới 100 000 người chết trong thành phố này. Không thấy ai đá động gì tới những cái xác vô can khác đã bị thiêu rụi cùng lúc trong lửa nguyên tử của loài người như: heo, chó, gà vịt, trâu bò, chim chóc, côn trùng... Gẫm ra, nhân loại có hằng hà sa số xác chết thực sự vô tội trên cánh tay tội ác của mình.

Thử tưởng tượng người Hoả tinh tự nhiên từ đâu đùng đùng kéo xuống địa cầu để mà đánh nhau bằng đủ mọi loại vũ khí nguyên tử và hạch nhân tối tân nhứt, gây ra một tỉ người thuộc giống Homo chết thẳng cẳng trên trái đất. Cái giống Homo chắc chắn sẽ phản đối ầm ĩ và sẽ kiện giống người Hoả tinh tới Trời. Bảo đảm! Chừng nào thì muôn thú sẽ lôi giống người Homo ra trước toà án của Trời đất đây?

4. Con người đã từng tìm cách chế tạo một loại bom hạch nhân neutrons mà khi ném xuống chỉ giết rặt là con người (và các sinh vật khác). Còn những thứ lặt vặt khác như nhà cửa, xe cộ, tủ lạnh, máy giặt, TV, máy cắt cỏ, bàn ghế, máy hút bụi... thì vẫn còn nguyên vẹn, không hề hấn gì. Chỉ có một cách giải thích duy nhứt: Tại vì những thứ lặt vặt này nó quý hơn là cái mạng sống của con người - như cái mạng sống của Marilyn (có hai trái tuyết lê núng nính) và cái mạng sống của bần tăng (có cái đầu trọc lóc dừa khô). Bọn nó cứ giết tỉnh queo! Giết sạch bách!

Mẹ rượt! Ông thì đánh cho mày bỏ mẹ!” (Lại hung hăng con bọ xít).

5. Bận nọ, cạnh bìa rừng, một con ngựa rằn còn trẻ cãi nhau rất hăng với một con ngựa nhà. Nhưng vốn ở trong rừng quê mùa ít chữ ít lời nên mau đuối lý, con ngựa rằn tức quá bèn chửi đổng: “Cái đồ lấp đít!” Con ngựa nhà bèn xăn tay áo lên và sừng sộ đáp lễ: “Tao mà lấp đít à? Mầy có ngon lành hãy cởi ngay cái bộ đồ pyjama của mầy ra thì biết liền!”

6. Nhiều người trách bần tăng sao chỉ điểm mặt toàn là những cái xấu của con người. Thiệt là “oan ơi ông Địa”! Nói cho ngay, thỉnh thoảng bần tăng cũng có bốc thơm cái tốt của con người đó chớ.

Một bữa đẹp trời nọ, bần tăng cảm thấy sảng khoái yêu đời, bèn ngứa cổ cất tiếng lên ngợi ca inh ỏi các đức hạnh của con người. Mà một khi đụng tới cái mục “đức hạnh” thì kể sao cho hết!

Chim chóc đột nhiên giựt mình nín bặt. Khi đó bần tăng mới chợt nghe rõ mồn một tiếng ca của mình: Sao mà nghe nó cứ “eo éo” như là giọng hát thiên thần của đám con nít hợp xướng những bài Thánh ca trong nhà thờ ngày chúa nhật! Chỉ có Chúa Trời mới thưởng thức nổi.

7. Có một ngòi bút nữ viết rất bạo về tình dục đã chọc quê bần tăng:

“Ba cô đội gạo lên chùa / Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư / Sư về sư ốm tương tư / Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu”

“A di đà Phật! Đó chẳng qua là tại vì cái nghiệp của bần tăng nó còn quá nặng nề đó thôi.”

8. Bầu cử là gì? Là chọn một thằng nói láo mới để thay cái thằng nói láo cũ. Nôm na: Bầu cử là thay một cái dĩa hát cũ đã rè. Nhưng biết đâu “dầu hèn cũng thể, dầu bể cũng còn kêu cành cạch”. Chắc gì cái dĩa mới đã hay hơn cái dĩa cũ? Không chừng cũng xêmxêm, “lủy dà na cọt, dà na bạc. La nuy lủy phe uệch uệch”.

9. Khi có tiền, người ta muốn có quyền để bảo vệ tiền của mình. Khi có quyền, người ta muốn có tiền để bảo vệ quyền của mình. Từ đó sinh ra cấu kết và chuyên chế. Chung qui cũng đều nhằm tới cùng một mục đích: “Có tiền lẫn có quyền trong tay cùng lúc”... là tiện hơn cả.

10. Càng hướng thượng, càng bay bổng, càng hướng tới thiêng liêng, người ta càng nghĩ: “Đau đớn là một vinh hạnh, khoái lạc là một điều tục tĩu”. Bởi vậy, đôi khi bần tăng ngước mặt ngó lên trời... mà thở dài. “Đôi khi anh muốn tin trên đời chỉ có đôi vú em là đáng kể!”


Nghĩ lai rai – Hăm hai

1. Trong những hoạt động kinh tế sinh lời đứng đầu thế giới, buôn bán vũ khí đứng hàng thứ ba. Rồi hỏi tại sao thế giới cứ có giặc hoài hoài. Hơn thế nữa, những thằng bán vũ khí nhiếu nhứt thế giới lại là những thằng hô hào hoà bình lớn tiếng nhứt thế giới! Ai đã bán vũ khí cho mấy ông Tây đen đánh nhau tan tành xí quách ở Phi châu? Ngay cả dao phay dùng để chém nhau chết hàng triệu người giữa các bộ lạc cũng made in Germanymade in Italy hết ráo.

2. Trong cuộc chiến tranh tương tàn khốc liệt ở Việt Nam kéo dài đằng đẵng 30 năm vừa qua trong thế kỷ 20 (1945-1975), người Á nàm dành ta bắn giết nhau hăng say nhứt thế giới. Năm-bờ one! Nhưng trong suốt 30 năm đó, toàn thể dân ta từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, không một ai chế tạo được một viên đạn nào hết, đừng nói chi tới súng ống. Nhưng điều đó cũng không ngăn được dân tộc ta hiu hiu hãnh diện tột cùng về cái tinh thần chiến đấu hăng say tột cùng của mình. Lại “năm-bờ one”! Hai bên đều hò hét: “Thề đánh cho tới chết người Việt Nam cuối cùng! Tiến lên! Hy sinh! Tiến lên!”

Mẹ rượt! Và mẹ rượt! Có lui hay không thì bảo! (Lại hung hăng con bọ xít). Năm-bờ ten! Mà cứ tưởng bở!

3. Khi nghe thằng nào kêu gọi hy sinh: Hy sinh vì tổ quốc, hy sinh vì đạo lý, hy sinh vì chính nghĩa, hy sinh vì lãnh tụ, hy sinh vì Đảng ta, hy sinh vì cái mẹ rượt gì đó... thì cái phản ứng đầu tiên của bần tăng là: “Mày có ngon lành thì hy sinh trước làm gương cho tao coi đi!” Toàn là một lũ xúi con nít “ăn cứt gà sáp”. Vậy mà vẫn có người nghe theo. Hơn nữa, số người nghe theo này lại đếm không xuể. Càng đếm càng mắc ỉa!

4. Nửa hồn thương đau: “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa (...) Nhắm mắt rờ trúng một cái gì cứng ngắc / Mà nó còn lúc la lúc lắc...” Làm cái gì mà lúc lắc dữ quá vậy cha nội? Chịu chơi thì đừng có run chớ!

5. Định nghĩa nào cũng chỉ là một định nghĩa. Ý niệm nào cũng chỉ là một ý niệm. Giải thích nào cũng chỉ là một giải thích. Diễn giải nào cũng chỉ là một diễn giải. Tất cả đều hàm hồ, khiếm khuyết, phiến diện và võ đoán như nhau.

6. Bạn của bần tăng vốn là một nhạc sĩ khét tiếng ở miền nam thời chiến. Bạn ta có viết rất nhiều bài “Ru em”, ru từ sáng tới chiều, từ chiều tới chạng vạng, từ chạng vạng cho tới đêm hôm khuya khoắt. Một bận nọ, vì động lòng từ tâm muốn cảnh giác bạn mình, bần tăng bèn khều vai bạn ta nói nhỏ: “Toa có ru em thì liệu mà ru vừa vừa thôi nhé. Ru quá mức sợ em nó lăn ra ngủ thiệt và ngáy pho pho thì là hỏng bét! Không thể làm ăn được gì hết ráo!”

7. Hình như trong một phút bi quan (bị con nhỏ bồ nó đá đít?), một thi sĩ ta đã thốt lên: “Hoa nở để mà tàn. Trăng tròn để rồi khuyết. Bèo hợp để rồi tan”. Hai chữ “để mà” (hoặc “để rồi”) ám chỉ một mục tiêu nhắm tới. Chẳng hạn khi nói: “Người ta sống để mà chết!” thì chắc chắn là cha nội này tối ngày chỉ lo đào lỗ huyệt và xây mộ bia cho mình, không chịu làm ăn hay leo trèo chi cả. Và lại còn le lói phán rằng: “Cuộc đời phi lý. Cái chết là sự thất bại của kiếp người! Chưa hết, con người là một đam mê vô ích!” Nhưng nếu cắc cớ hỏi: “Có ích là như thế nào?”, chắc chắn cha nội sẽ ú ớ.

Tuy nhiên, nếu bình tâm mà nghĩ kỹ lại, thiệt ra con người lúc nào còn sống thì còn “quậy”. Khi nào hết xí quách, quậy hết nổi nữa thì tiêu tùng, lăn ra chết. Chớ đâu phải con người chỉ có sống để mà (chờ) chết. Nói cái gì mà lãng xẹt vậy cha nội? Bộ gấp chết lắm hả?

8. Thơ hiện thực xã hội: “Em đến thăm anh một chiều mưa / Một chiều vừa gió lại vừa mưa / Hai đứa không đi đâu được hết / Ta bèn hợp tác... mở tiệm cưa!”

9. Khi bàn về định mạng, có người nói , có người nói không. Bần tăng trộm nghĩ cuộc đời mỗi người đại khái gồm hai phần: Một phần do mình chọn lựa và quyết định, một phần không do mình chọn lựa và quyết định. Cái phần “không do mình” bần tăng tạm gọi đó là định mạng. Trong cuộc đời của mỗi người, cái tỉ lệ của hai phần “do mình” và “không do mình” tùy thuộc vào sự may rủi và cá tánh của mỗi người.

Ai đồng ý, bần tăng sẽ tình nguyện dắt đi bia ôm! Để thử số mạng. Biết đâu? Thử xem con tạo xoay vần đến đâu? Cùng lắm thì cũng là đi... đến đó mà thôi. “Lo gì việc ấy mà lo / Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?”

10. Nhiều khi xảy ra cuộc tranh cãi là vì bởi ngay từ đầu, hai bên đã (âm thầm) có những định nghĩa khác nhau về các từ ngữ và ý niệm sử dụng trong cuộc tranh cãi, nhưng lại cứ tưởng (bở) là đã đồng ý và đã hiểu nhau rồi. Nôm na: Ông nói gà bà nói vịt. Lắm lúc, chỉ cần bình tĩnh ngồi xuống để cùng nhau tìm cách định nghĩa rõ rệt ngay từ đầu các từ ngữ và ý niệm sử dụng thì cuộc tranh cãi (có thể) đã không xảy ra. Nếu có, thì cũng chỉ là tranh cãi nhau về các định nghĩa.

Thời di cư 54, ở Sài Gòn đã từng xảy ra nhiều vụ Bắc cờ rau muống và Nam cờ giá sống đục nhau phù mỏ u đầu cũng chỉ vì có mỗi cái tiếng “địt” hiểu khác nhau mà hai cha nội lại không biết! Cái kiểu: “Địt mẹ! Địch thì nói là địch, chớ sao mày lại bảo là... địt?” Hay là trả bài Chinh phụ ngâm cho ông thầy Bắc cờ nghe: “Tiếng địt thổi nghe chừng đồng vọng...” Hoặc trong thời Pháp thuộc: “Oảnh tê lẻo Me zồng lô frấp bê mỏa tỏm bê đăng lô!” Có ai hiểu đúng được là: “Hai chục đứa học trò Nhà nước quánh tui té xuống nước”?

© 2007 talawas