trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 7412 bài
  1 - 20 / 7412 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ý kiến ngắn
26.7.2008
Tâm Đàm
thu 7589
 

"Đọc một bài thơ như thế nào" là một bài viết hay, bổ ích, nhất là đối với bạn đọc yêu thơ trình độ cảm thụ trung bình. Nguyễn Đức Tùng có nhiều ví dụ khá cụ thể và dễ hiểu.

Tuy nhiên có một điều Nguyễn Đức Tùng chưa đề cập: Ở những độ tuổi khác nhau trong một đời người, cách cảm thụ một bài thơ, bản nhạc, đôi khi cũng khác nhau, thậm chí có lúc ngược lại với ý đồ của tác giả. Hồi nhỏ tôi nghe bài "Đại bác ru đêm" của Trịnh Công Sơn, trong đó có câu: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dựng chổi đứng nghe”. Nghe tiếng đại bác thì phải tìm nơi ẩn nấp, sao lại dựng chổi đứng nghe? Gần đây trong một lần nói chuyện, anh bạn Nguyễn Đặng Trí Tín của tôi kể: “Ngày xưa mỗi lần nghe tiếng đại bác hoặc tiếng súng, ba anh ấy nghiêng tai lắng nghe xem đó là tiếng nổ của phía bên nào”. Dân Việt mấy đời sống chung với súng đạn, họ phân biệt được tiếng nổ của các loại vũ khí cả hai bên. Người phu quét đường của Trịnh Công Sơn cũng lắng nghe như thế chăng?

Một ví dụ khác: Câu ca dao "thương nhau cau sáu bửa ba, ghét nhau cau sáu bửa ra thành mười“ phải hiểu như thế nào? Có hai cách hiểu mà mỗi độ tuổi tôi hiểu một khác. Hồi nhỏ sống ở vùng nông thôn nghèo khó, cái gì cũng chia (miếng cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng), tôi hiểu câu ca dao trên là thương thì thay vì trái cau sáu (cau lớn) chỉ bửa làm ba đãi bạn cho có… miếng cau to. Còn ghét thì chỉ cho miếng cau tí tẹo (sáu thành mười). Bây giờ tôi lại hiểu khác, kiểu gần như câu "thương trái ấu cũng tròn…"

Những trường hợp trên cái nào đúng, cái nào sai, hay là cả hai cái nào cũng đúng tùy vào hoàn cảnh, tuổi tác của mình?