trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 257 bài
  1 - 20 / 257 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học nước ngoàiTư tưởngTôn giáo
14.1.2006
VÅ© Anh Mai
Cuốn tiểu thuyết gây chấn động thế giới Ki-tô giáo: Mật mã của Da Vinci
 
Lời nói đầu: Cách đây không lâu, trên diễn đàn talawas có sôi động về việc dịch cẩu thả cuốn truyện The Da Vince Code tại Việt Nam. Trong các trận “bút chiến” quanh chủ đề này, có vài luận cứ cho rằng “đây chỉ là một cuốn truyện giả tưởng” nên không cần phải dịch nghiêm túc. Tôi cho rằng những luận cứ trên thật ấu trĩ hoặc làm bộ không nhận thấy sự nghiêm trọng của các vấn đề nêu ra trong cuốn sách. Trong bài viết sau, tôi không có chủ ý chứng minh cho quan điểm cũa Dan Brown mà chỉ muốn nêu ra những chi tiết trong một cuốn sách, dù tác giả của nó đã mào đầu rằng đây chỉ là một cuốn truyện giả tưởng, đã làm cả thế giới Ki-tô giáo tức giận.
Nếu Đức Giáo hoàng John Paul II không tạ thế vào ngày 2 tháng 4 năm 2005, thì hồ sơ The Da Vince Code sẽ rất có thể gây ồn ào trên công luận thế giới. Bởi vì, khoảng 2 tuần trước khi ngài băng hà, ngày 15 tháng 3 năm 2005, trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại Vatican, Hồng y Tarcisio Bertone đã chính thức chấm dứt sự im lặng của toà thánh giáo hội Thiên chúa giáo La Mã về cuốn sách đang gây chấn động thế giới (Ki-tô giáo), The Da Vinci Code (Mật mã của Da Vinci), chỉ trong 2 năm đã được dịch ra 42 thứ tiếng và xuất bản 25 triệu cuốn, bằng cách tuyên bố cuốn sách là rác rưởi và phát động một chiến dịch tẩy chay. Phải nói thêm rằng: Hồng y Bertone đã từng giữ chức vụ Phó bộ trưởng Bộ Giáo lý đức tin, một bộ quyền lực nhất trong giáo hội, nên vấn đề không đơn giản chỉ là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng.

Quanh khu vực tôi ở, thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ, nhiều nhà thờ Tin lành trương những bảng quảng cáo mời gọi giáo dân đến dự những buổi hội thảo có tính khẩn cấp với những dòng như: “The Da Vinci Code, fiction or facts?” (Cuốn The Da Vinci Code, sự thật hay giả tưởng), “The Da Vinci Code, the anti-Christ book” (The Da Vinci Code, cuốn sách chống lại Chuá). Tương tự, trên kênh The History Channel và Discovery, là những đài nghiêng về khảo cứu nghiêm túc ở Hoa Kỳ, đều phát chương trình chuyên đề về sự kiện trên.

Trong tình hình trên, người viết đã đọc cuốn sách và từ đó hiểu được tại sao nó bị chống đối bởi những tín đồ Ki-tô giáo.

Nhiều người Việt, không phải là Ki-tô hữu, sẽ cho rằng chuyện này không đáng quan tâm. Theo nhận định của cá nhân người viết: nếu những gì cuốn sách đưa ra là sự thật thì sẽ có một sự thay đổi lớn trên thế giới. Hãy thử nhớ lại một số sự kiện sau đây:

Văn minh Âu châu được đặt trên nền tảng văn hoá Ki-tô giáo. Bắt đầu từ thế kỷ 17, với sự ưu việt về phương diện khoa học kỹ thuật, châu Âu đã khống chế thế giới bằng sự xâm chiếm các châu lục khác làm thuộc điạ; do đó, văn hoá châu Âu đã chi phối nền học thuật và giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới cho đến ngày nay, trong đó có Việt Nam chúng ta. Cho dù không muốn đả kích các giáo hội Ki-tô nhưng sự song hành của chủ nghĩa thực dân và vai trò truyền giáo của giáo hội trong việc xâm chiếm thuộc điạ khắp năm châu là một sự thật trong lịch sử. Đối với người Việt, chỉ cần nhớ tới kinh nghiệm bị trăm năm đô hộ, nhớ đến một nhân vật lịch sử tên Bá Đa Lộc, chắc hẳn chúng ta sẽ hình dung ngay bóng dáng nhà thờ cùng các cha cố thấp thoáng sau những bước chân xâm lăng của những đoàn quân viễn chinh Lê dương Pháp. Sau đó, cuộc đảo chánh nền đệ nhất Cộng hoà của miền Nam, dẫn đến cuộc “hành quyết lén lút” dã man hai anh em ông Ngô Đình Diệm cũng liên quan đến mâu thuẫn tôn giáo - Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Những sự kiện lịch sử nêu trên đủ cho ta thấy sự quan trọng của giáo hội Ki-tô cả trên bình diện lịch sử nước nhà lẫn thế giới.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ muốn nêu ra một số chi tiết cốt yếu trong cuốn sách đã gây tức giận cho thế giới Ki-tô giáo (đặc biệt là giáo hội Thiên Chúa giáo La mã). Người viết bài không có chủ đích điểm sách nên sẽ không tóm gọm phần truyện của cuốn The Da Vinci Code (hơn nữa, người viết không muốn làm mất hứng thú của các vị chưa đọc cuốn sách này) nhưng có thể nêu một nhận định rất cá nhân về cuốn truyện là: lối tường thuật rất hấp dẫn, lôi cuốn; đến nỗi, người ta sẽ dựng phim theo tác phẩm này với sự góp mặt của hai người từng được giải Oscar là Tom Hank và Ron Howard (đạo diễn phim A Beautiful Mind).

Trước tiên xin có vài dòng về tác giả: Dan Brown là một thầy giáo dạy Anh văn bậc trung học, hiện sống tại thành phố Exeter, tiểu bang New Hampshire. Cha ông là một giáo sư dạy toán và mẹ là một nhạc sĩ trình diễn. Một lần, sau khi đọc truyện của Sidney Sheldon, ông cao hứng tuyên bố với vợ rằng nếu ông viết tiểu thuyết thì sẽ phải hay hơn. Từ đó, vợ ông thường xuyên khuyến khích ông viết văn. Không lâu sau, ông đã tự nghỉ việc để đeo đuổi nghiệp cầm bút. Theo website của ông thì ý tưởng viết một cuốn sách về Leonardo Da Vinci đã chớm trong ông khi đang theo học ngành lịch sử nghệ thuật tại đại học thành phố Seville, Tây Ban Nha, nơi mà ông đã được học về những bí ẩn trong những hoạ phẩm của đại danh hoạ. Cũng cần nói thêm rằng: Vợ ông, Blythe Brown, là người đã giúp ông rất nhiều trong việc tra cứu các tài liệu.

Đương nhiên, phải nhắc về nhân vật mà tên đã được dùng cho tên tựa truyện: Leonardo Da Vinci, nhà danh hoạ thiên tài của nhân loại. Ông sanh năm 1452 tháng 4 ngày 15 và mất ngày 2 tháng 5 năm 1519. Phong cách sáng tác của ông đã trở thành mẫu mực căn bản cho nghệ thuật hội hoạ của thời hậu Phục hưng. Chính ông là người đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều hoạ sĩ đương thời, ngay cả các bậc danh hoạ như Raphael và Michelangelo. Ngoài hội hoạ, khả năng thiên phú của ông còn hiển lộ ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật khác như cơ khí, cơ thể học, thực vật học, hình học và quang học. Dù sống ở cuối thế kỷ XV, ông đã thiết kế nhiều mô hình máy móc đi trước kỹ thuật thời đại đến hàng mấy trăm năm như: máy bay, trực thăng, xe tăng, súng máy, thang máy, v.v… Chính sự thông thái của ông đã tạo một bức màn bí mật cho hậu thế khi nghiên cứu những trước tác mà ông để lại. Đã có biết bao nghi vấn về thân thế của ông: Phải chăng ông là người từ hành tinh khác? Ông là nhà tiên tri? Ông là người trở về từ tương lai?

The Da Vinci Code đặc biệt đề cập một trong những hoạ phẩm hiếm hoi còn sót lại trên điạ cầu của Leonardo Da Vinci, bức Bữa tiệc thánh cuối cùng (The Last Supper). Trên hoạ phẩm quí giá này, Leonardo Da Vinci diễn tả khoảnh khắc sau khi Chúa Jesus tiết lộ cho các môn đồ của Ngài về kẻ phản bội Judas trong bữa tiệc thánh cuối cùng. Những phân tích về bức hoạ mà tác giả Dan Brown đã đưa ra là tiền đề của cả cuốn sách và đồng thời cũng là những chi tiết gây tranh cãi trong thế giới Ki-tô giáo. Trong những đoạn kế tiếp của bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau quan sát những chi tiêt này rõ ràng hơn.


Tại sao Dan Brown lại chọn Da Vinci? Tại sao lại là bức hoạ Bữa tiệc thánh cuối cùng?

Trong truyện, theo lý giải và dẫn chứng của tác giả, thì Leonardo Da Vinci là một thành viên, không những thế mà còn thành viên cao cấp, của một hội kín có tên The Priory of Sion (Sion là tên của ngọn núi mà vua David đã cất thành Jerusalem lên trên). Theo chú thích của Dan Brown, hội kín này được thành lập năm 1099, và đây là một sự thật (theo tác giả) bởi vì vào năm 1975 tại thư viện quốc gia Paris người ta khám phá được một danh sách các thành viên của hội này gồm có cả những nhân vật danh tiếng như nhà bác học Newton, văn hào Victor Hugo, Leonardo Da Vinci… Cũng theo tường thuật của tác giả, nguồn gốc (hay truyền thuyết) của hội kín này có từ thời Thập tự chinh bắt đầu từ việc một số hiệp sĩ Ki-tô giáo, gốc Tây Âu (nằm dưới sự cai quản của giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã), khi chiếm đóng ở Jerusalem đã tìm ra những tài liệu quan trọng liên quan đến lịch sử của giáo hội; do đó những tài liệu này đe doạ sự tồn tại của giáo hội Thiên Chúa giáo (thời kỳ trung cổ này chưa có sự xuất hiện của phong trào cải cách của Luther, chỉ có hai giáo hội Ki-tô chính là Thiên Chúa giáo La Mã và Chính thống giáo). Khi phát hiện được chuyện này, Vatican đã ra lệnh truy sát các hiệp sĩ trên và tất cả dòng dõi của họ. Họ phải lập một hội kín để bảo vệ bí mật đó và truyền thưà từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Về sau, những hội viên không cần có liên hệ huyết thống mà phải là những người can đảm có thể bảo vệ điều bí mật, đồng thời cũng là sự thật (trước sự truy sát của giáo hội La Mã). Những nghệ sĩ thuộc hội kín này đều đã lồng vào những tác phẩm của mình những gợi ý về sự thật (hay bí mật) đó. Leonardo Da Vinci là một thành viên trong tổ chức trên, và ông đã mã hoá những bí mật đó vào tác phẩm của mình. Kiệt tác The Last Supper chứa đựng vài bí mật đó.


Hoạ phẩm Bữa tiệc thánh cuối cùng

Khi quan sát kiệt tác Bữa tiệc thánh cuối cùng của danh hoạ Leonardo Da Vinci, Dan Brown đã phân tích nhiều ẩn ý của nhà danh hoạ thiên tài hàm chứa trong đó. Đặc biệt, những ẩn ý này đi ngược lại với lời tường thuật chính thống của các giáo hội Ki-tô. Nhà văn đã nêu ra những chi tiết sau đây:

Nhân vật ngồi kế bên tay phải của Chuá Jesus là một người đàn bà

Hãy lưu ý, nét mặt, mái tóc của nhân vật này là của một người đàn bà. Hơn nữa, nhìn kỹ ở phần ngực áo, ta sẽ thấy như phồng lên gợi ý bộ ngực của đàn bà bên dưới lớp áo.

Theo quan niệm chính thống, bữa tiệc này chỉ có 13 người đàn ông tham dự, bởi 12 tông đồ của Chúa Jesus đều là đàn ông.

Dan Brown lý luận rằng người đàn bà này chính là Mary Magdalene, người bị giáo hội kết án là con điếm tội lỗi, và bà cũng là một trong 12 tông đồ đầu tiên của Chúa.

Bàn tay của tông đồ Peter, người thứ ba bên phải Chúa Jesus, như một lưỡi dao chẹn ngay cổ người đàn bà.

Những sách Phúc âm toà thánh Vatican coi là “ngụy thư”, như sách Phúc âm của Mary Magdalene và Phillip, đều nói đến sự tị hiềm của Peter đối với Mary Magdalene.

Có một bàn tay cầm dao không thuộc về bất cứ ai xuất hiện ở giữa người thứ ba và thứ tư bên phải Chúa Jesus.


Mary Magdalene và Chúa Jesus là một cặp vợ chồng

Dựa trên hoạ phẩm trên, Dan Brown lý luận Da Vinci đã gợi ý Chúa Jesus và Mary Magdalene là một cặp vợ chồng bằng những phân tích sau:

Trang phục của Jesus và Mary Magdalene đối xứng về màu sắc với nhau. Áo Chúa mặc màu đỏ, áo choàng màu xanh. Mary Magdalene thì tương phản áo màu xanh, áo choàng đỏ.

Hình dáng của 2 người ngồi kế nhau tạo thành một chữ M, tượng trưng cho Mary Magdalene.

Những sách Phúc âm của Mary và Phillip tìm thấy ở thư viện mệnh danh Nag Hammadi và những cuộn giấy tìm được ở Biển Chết (Dead Sea Scrolls) cho thấy những liên hệ mật thiết của hai người. Đây là những sách Phúc âm mà toà thánh Vatican lúc tiên khởi đã cho là “ngụy thư” và loại khỏi Kinh Thánh. Sau đây là hai đoạn mà người viết tạm dịch từ bản tiếng Anh trích từ cuốn The Da Vinci Code (xin lưu ý đây không phải từ nguyên bản tiếng Aramic).

“Và bạn đồng hành của đấng cứu thế là Mary Magdalene. Đấng Christ (đấng Ki-tô, đấng được xức dầu làm Vua) yêu nàng hơn tất cả các tông đồ và thường hôn lên môi nàng. Tất cả mọi tông đồ còn lại đều bất bình bởi việc này và tỏ ý không chấp thuận. Họ nói cùng Chúa rằng, “Tại sao Chúa lại yêu cô ta hơn tất cả chúng tôi?” - Sách Phúc âm Phillip.

“Và Peter nói: “Có thật sự là Chúa đã nói với cô ta (như thế) mà chúng ta không được biết? Có phải chúng ta phải hướng về cô ta và tất cả đều nghe cô ta? Bộ Chúa thích cô ta hơn chúng ta hay sao?...

…Và Levi trả lời (với Peter): “Peter, anh luôn luôn nóng nảy. Bây giờ tôi thấy anh cứ chống lại cô ta giống như một kẻ ganh tị. Nếu Chúa đã khiến cố ta trở nên xứng đáng, thì chúng ta thật sự là kẻ nào mà từ khước cô ta? Chắc chắn là Chúa biết cô ta rất rõ. Đó là lí do khiến Ngài yêu cô ấy hơn chúng ta.” - Sách Phúc âm của Mary Magdalene.


Chúa giao quyền lại cho Mary Magdalene chứ không phải cho Peter

Xưa nay, theo sự tường thuật chính thống thì Chúa Jesus đã giao quyền chăn dắt giáo hội cho Peter và đối với giáo hội Ki-tô La Mã thì ông là vị giáo hoàng đầu tiên. Nhưng trong truyện, Dan Brown đã lý luận rằng chính Chúa giao giáo hội lại cho Mary Magdelene, một người đàn bà. Người viết không muốn đi sâu vào chi tiết những dẫn chứng của tác giả và những thu thập của người viết vì e ngại sẽ hướng độc giả tới suy nghĩ rằng bài viết này biện minh cho quan điểm của tác giả.


Chúa được thánh hoá bằng sự đầu phiếu tại hội nghị Nicea

Trong truyện, Dan Brown có nêu ra quan điểm: Giáo hội thời kỳ đầu không xác nhận rằng Chúa Jesus là con của Đức Chúa Trời mà chỉ là một con người phàm bình thường. Theo nhiều nhà nghiên cứu cuốn sách được coi là Phúc âm của Mary Magdelene, thì sự tường thuật của bà về những lời dạy của Chúa khi Ngài sống lại từ cõi chết rất gần với sự tu tập của Phật giáo. Hãy nhớ sự kiện Chúa đi vào đồng vắng cầu nguyện trong vòng 40 ngày rồi sau đó mới đi rao truyền đạo của Ngài; tương tự, vài trăm năm trước đó đức Phật Thích Ca cũng đã thiền định 49 ngày thì “giác ngộ”.

Theo truyện, giáo hội Thiên Chúa giáo, qua hội nghị công đồng Nicea quyết định tính cách thánh nhân con của Chúa Trời của Đức Jesus bằng cách bỏ phiếu từ những vị lãnh đạo giáo hội.


Chuá Jesus và Mary Magdalene có con

Điểm này có thể nói là trọng tâm của sách. Vì nếu thật sự có một dòng dõi huyết thống của Chúa Jesus hiện diện trên dương thế này thì đây là bằng chứng “phàm nhân” nhất của Jesus.

Dan Brown viết rằng Mary Magdalene đã trốn tránh đến tận xứ Gaule (nước Pháp ngày nay) để bảo vệ huyết thống của Chúa Jesus. Theo truyện, giáo hội Công giáo từ khởi thuỷ đã dùng mọi thủ đoạn để tìm ra dòng dõi này hòng thủ tiêu.

Trong khuôn khổ bài này, người viết không tranh luận hay chứng minh bất cứ điều gì để cổ võ hay bài bác luận điểm của tác giả Dan Brown. Người viết chỉ muốn giới thiệu một sự kiện văn học có tác động mạnh lên xã hội đương thời ở mức độ toàn cầu. Bằng chứng là sự phản đối mạnh mẽ từ toà thánh Ki-tô giáo La Mã và nhiều giáo hội Tin lành ở Mỹ. Lẽ đương nhiên, cả một nền văn minh Âu Châu đều phát triển trên tín ngưỡng Ki-tô giáo thì cuốn sách đó quả là một trái bom đối với họ.

Người Việt chúng ta có nên hướng chú ý đến hiện tượng này hay không?

Ngay từ đầu bài, người viết có cố gắng lôi kéo độc giả chú ý bằng cách nêu vài ví dụ cho thấy lịch sử Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi Ki-tô giáo. Nhưng nếu đã đọc đến đây thì xin hãy chú ý vài điểm quan trọng sau đây:

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà bọn khủng bố quốc tế lợi dụng những khác biệt về tôn giáo để tạo mâu thuẫn chính trị nhằm phá hoại sự ổn định của thế giới và tương lai nhân loại. Cụ thể, tập đoàn khủng bốAl Queda đã luôn luôn hô hào thánh chiến chống lại bọn ngoại đạo. Nên nhớ, đối với sự giải thích cực đoan của họ, tất cả mọi người không phải là tín đồ Hồi giáo đều là ngoại đạo.

Chắc nhiều người biết rằng Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo có cùng một nguồn gốc. Tất cả ba tôn giáo cùng nhận Abraham là tổ phụ, cùng là tôn giáo độc thần và cùng liệt vai trò của phụ nữ vào hàng phụ thuộc, mặc dù sự nhìn nhận thân phận của các giáo chủ khác nhau. Ki-tô giáo tin rằng Chúa Jesus là con Thiên chúa giáng xuống làm người, Ngài là người được ứng nghiệm mọi lời tiên tri báo trong Kinh Thánh phần Cựu ước (là phần trong cuốn Kinh Thánh mà người Do Thái giáo và Hồi giáo chấp nhận). Hồi giáo thì dạy rằng: Jesus cũng là một đấng tiên tri, được Thượng đế Allah chọn, giống như đấng tiên tri Mohammed và cũng chỉ là một con người. Do Thái giáo thì tin rằng đấng cứu chuộc Messiah được tiên tri trong Kinh thánh Cựu ước chưa đến (nếu chúng tôi nhớ không lầm?).

Hãy thử tưởng tượng: bọn khủng bố cực đoan kia sẽ làm gì nếu các tình tiết mà Dan Brown nêu ra là đúng. Có thể là chúng sẽ rêu rao rằng Ki-tô giáo là một thứ ngụy giáo bởi Jesus cũng chỉ là một người phàm cho nên tất cả bọn “ngụy giáo” này đáng phải tiêu diệt! Có một chi tiết mà người viết không thể nào tưởng tượng nổi là: bọn chúng sẽ lý luận kiểu gì trước sự kiện Đức Chúa Jesus bàn giao giáo quyền cho Mary Magdalene, khi mà truyền thống ở các nước Hồi giáo xem đàn bà như là vật sở hữu của đàn ông.

Houston 28.12.2005

© 2006 talawas