trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
41 - 60 / 3021 bài
41 - 60 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
8.10.2008
Quá Giang

Bảo tàng Luận văn Tiến sĩ, tôi ủng hộ. Lần nào đi Hà Nội, thầy tôi đều ghé Văn Miếu Quốc tử Giám, và đều thuê hướng dẫn viên giới thiệu. Mỗi lần như thế thầy đều rủ rê thêm bà con, bạn bè đi cùng cho vui. Ai hỏi sao đi nhiều lần thế? Thầy bảo: "Vì đó là tinh hoa quốc tuý của dân tộc mình. Ở Văn Miếu tôi học được nhiều điều. Ông bà ta ngày xưa rất trọng cái học. Từ cái học hình thành nhân cách và kiến thức của mỗi người. Cách học ngày xưa rất mở, dù ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến, nhưng các thầy dạy không phải kiểu thầy đọc trò chép. Mỗi người tự nghiên cứu, rồi thể hiện bằng cách riêng của mình, không phải bắt chước, sao chép. Các thầy đều tôn trọng ý kiến riêng của mỗi học viên, đánh giá cao các ý kiến sáng tạo."

Ở Văn Miếu, mỗi khoa thi đều có ghi tên đầy đủ những người đỗ tiến sĩ qua mỗi thời kì. Tới đó ta thấy được niềm tự hào của dân tộc, lấy cái học làm trọng. Các tiến sĩ lưu danh đến muôn đời. Gần đây Viện Bảo tàng Dân tộc học lại nêu ra ý kiến thành lập Viện Bảo tàng Luận văn Tiến sĩ thời cận đại. Một ý kiến thật hay, mặc dù không mới. Ngặt một nỗi, các tiến sĩ giấy nhà ta bây giờ sợ không dám đưa luận văn mình vào viện để lưu trữ. Dĩ nhiên luận văn đó cũng lưu danh.

Hay quá, lúc mà các tiến sĩ thi nhau ào ạt ra đời thì giải pháp này hay hơn cả. Ai đưa luận văn ra công luận chắc người đó là tiến sĩ thật.