trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
41 - 60 / 3021 bài
41 - 60 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
10.10.2008
Trần Hà Tiệp

Một người bạn Trung Hoa của tôi tới thăm. Chúng tôi bàn về vấn đề ô nhiễm ở Trung Hoa (vì ô nhiễm đang là vấn đề nóng ở Việt Nam như vụ Vedan). Người bạn nói với tôi một điều tôi muốn chia sẽ cùng bạn đọc talawas:

Vào bất cứ một đại siêu thị bán lẻ nào ở Mỹ, đồ gì cũng rẻ cả, đa số làm ở Trung Hoa (Made in China) hoặc một số ít ở Việt Nam: nửa tá bít tất chỉ 1.99 đô, một cái áo sơ mi 4.99 đô… Một đôi giày chỉ có 5-15 đô. Ai cũng biết shopping ở Mỹ là rẻ vô địch trong các nước công nghiệp phát triển. Những đại công ty bán lẻ này đã góp phần giúp cho lạm phát của Mỹ rất thấp trong vòng hàng chục năm nay. Hàng hóa càng ngày càng rẻ, dân Mỹ tha hồ xài. Những đại công ty Mỹ này mỗi năm (hoặc mỗi quý) đều đưa ra lộ trình giảm giá cho các đối tác Trung Hoa. Thí dụ đôi giày họ mua với giá 10 đô thì trong 3 tháng tới phải xuống 9.5 đô và sau 1 năm phải là 8 đô… Các công ty Trung Hoa không có lựa chọn vì thị trường vào Mỹ hầu như độc quyền bởi vài đại công ty. Họ chỉ có hai cách: 1) tăng năng suất, nếu không được thì 2) làm ẩu, bóc lột nhân công, xài nguyên liệu rẻ tiền hơn, cố gắng qua mắt kiểm tra chất lượng và 3) không đề ý gì đến môi trường.

Người bạn của tôi đang đại diện cho một công ty Trung Hoa để thương thảo giá, đề nghị: “Nếu quý đại công ty cho chúng tôi lên giá một đôi giày 1 đô, thì số tiền dôi ra chúng tôi sẽ dùng để 1) tăng lương cho công nhân; 2) Trợ cấp cho những công nhân có thai; 3) hiện đại hệ thống nước và khí thải. Chúng tôi sẽ đưa toàn bộ dữ kiện để quý ngài kiểm tra rằng 1 đô tăng giá hoàn toàn được dùng cho những việc đó, cổ đông sẽ không lấy một xu tiền lời từ 1 đô này.”

Đại công ty dĩ nhiên là không đồng ý: “Chúng tôi không thể tăng giá, vào đại siêu thị chúng tôi đâu cũng có bảng hạ giá cả, nhất là thời này, đang suy thoái kinh tế.” Người bạn tôi quá bức xúc mà nói với tôi như thế này: “Mỗi đôi giày, mỗi bộ áo quần Made in China mà người Mỹ xài là có một ít không khí sạch, một ít nước sạch của Trung Hoa mất đi, kể cả một ít sức khoẻ của công nhân. Cái giá của môi trường chưa tính vào đó.” Bạn còn nói tiếp: “Một ngày nào đó thị trường Trung Hoa mà lớn, thì chúng tôi sẽ nói ‘không’ với chuyện ép giá, lúc đó người Mỹ sẽ thấy thế nào là lạm phát hoặc không có giày mà đi, áo quần mà mặc”.

Cho nên tối nay, đãi bạn đi ăn, tôi chọn Ruth Steak, ở đó thịt bò và rượu vang chắc chắn là Made in US. Miếng thịt bò 16 Oz. ăn không hết đem về, thì cái vỏ xốp lại là Made in China.