trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
41 - 60 / 3021 bài
41 - 60 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
10.10.2008
Việt Hải

Thưa ông Nguyễn Mai Sơn,

1. Ông có viết:“Đúng như ông Khanh nói, ai bảo Trung Quốc ‘mất chất’, ‘tư bản hóa’ thì bảo, bây giờ không phải điều quan tâm của họ nữa. Quan trọng là cứ phóng Thần Châu đều đặn, phát triển kinh tế, mở rộng truyền bá Hán ngữ trên thế giới, có bao nhiêu đặc thù của Trung Hoa đem hết ra khoe, đến nỗi cứ gặp màu đỏ là thấy Trung Quốc. Việt Nam muốn được như Trung Quốc thì cũng còn hụt hơi.“

Sự ngưỡng mộ của ông Nguyễn Mai Sơn cho một Trung Quốc ngày nay là có lý của ông. Song điều đó cũng không ngăn người khác thử đặt lại vấn đề. Có một đất nước “cứ phóng Thần Châu đều đặn, phát triển kinh tế,…” nhưng trong đó, người với người chẳng ai còn biết có thể tin được ai; sinh mạng, sức khỏe con người, dù là con trẻ, cũng không đáng một đồng cân nào. Tới mức, trước mối nguy đó tư bản nước ngoài dù hám lợi cách mấy cũng phải “chột dạ” không nỡ ngậm miệng, liền bị chính quyền ra sức che giấu, khiến họ phải cầu xin sự giúp đỡ từ chính phủ nước họ. Giả sử có một xã hội khác, dù còn trong “cõi hồng hoang”, “ăn lông ở lỗ”, nhưng người với người không dối lừa, không cần đề phòng lẫn nhau, an toàn sống bên nhau. Không biết xã hội nào trong hai xã hội ấy là nhân bản, nhân văn hơn? Những đặc điểm nào của hai xã hội trên được cho là quan trọng hơn, cao quý hơn, người hơn cho ngôi vị làm con người? Theo tôi, cũng còn tùy nhân sinh quan mỗi người vậy.

2. Trong ý kiến trước, tôi nhận định: truyền thông Công giáo ở hải ngoại nhìn sự việc qua nhiều lăng kính khác nhau. Như thế không có nghĩa rằng truyền thông Công giáo, các bài viết của người lương, giáo trong nước đi đúng lề bên phải. Sự thật nó như vậy, ông Sơn không ưng cũng một lẽ và ông giải thích nguồn cơn hiện tượng ấy do đâu là quyền của ông.

Lại có sự thật nữa là: một phần lớn giáo dân không có cái may được tiếp cận nhiều luồng thông tin như ông Nguyễn Mai Sơn, nhưng khi theo dõi truyền thông trong nước, đồng thời nghe nguyên văn bài phát biểu của đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt được đọc lại trước Thánh lễ tại tất cả các nhà thờ thì họ hiểu ngay đâu là sự thật thôi. Và như thế, họ càng cảm thương, lo lắng cho vị chủ chăn của mình bị hiểu lầm do lối xuyên tạc, cắt xén thông tin thâm độc của các cơ quan truyền thông nhà nước.