trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
41 - 60 / 3021 bài
41 - 60 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
11.10.2008
Hồ Bạch Thảo

Bài viết về Ải Nam Quan của ông Trương Nhân Tuấn rất công phu, tôi xin phép được góp ý về một vài địa danh:

1. Ông Tuấn mô tả vị trí hai ải Thủy Khẩu và Bình Nhi khá chính xác. Nếu mở bản đồ phía nam Trung Quốc tại trang maps.google.com, hãy bắt đầu từ Nam Ninh tức thành Ung xưa, hướng nam đi ngược sông Tả Giang qua Long Châu, đến đây dòng sông chia làm hai: nhánh bên trái đi vào Lạng Sơn qua biên giới nước ta tại Ải Bình Nhi, nhánh bên phải vào Cao Bằng qua biên giới tại Ải Thủy Khẩu. Thời nhà Tây Sơn, có thỏa ước với nhà Thanh mang hàng hóa qua hai quan ải này buôn bán.

2. Theo Ðào Duy Anh tham khảo từ Thiên hạ quận quốc chép: “Pha Lũy tức Nam Quan…” Tôi làm bản tra cứu (Index) cho Minh thực lục, thấy trong sách này chép tên “Pha Lũy” 8 lần từ năm 1428 trở về trước, chép tên “Nam Quan” 4 lần từ năm 1539 trở về sau. Riêng Thanh thực lục chép tên “Nam Quan” 23 lần, không có tên “Pha Lũy”. Như vậy Ải Pha Lũy được đổi tên thành Nam Quan có thể từ thời Gia Tĩnh.

3. Ông Tuấn nói có thuyết cho rằng Pha Lũy phía nam Kê Lăng, có thuyết cho rằng ở phía bắc Kê Lăng. Tôi xin chép lại một đoạn nhật ký của Thượng thư Hoàng Phúc, người đã đích thân đi trên con đường này lúc sang làm quan tại nước ta dưới thời Minh thuộc:

“Sáng sớm từ Ải Pha Lũy tại biên giới đi ngựa đến giờ Ngọ đến đồn Khâu Ôn. Ngày hôm sau khởi hành từ sáng tại Khâu Ôn đến giờ Ngọ đến Ải Lưu, tiếp tục đến chiều đến đồn Kê Linh [Lăng]. Đi tiếp 2 ngày đến đồn Cần Trạm…”