trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
41 - 60 / 3021 bài
41 - 60 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
20.10.2008
Minh Ngọc

Đọc ý kiến của Tràng An, tôi thấy buồn cười cho lối bao biện khá ngô nghê của độc giả này. Ngô nghê ở chỗ, ông Hoàng Ngọc-Tuấn phê bình ông Hiến và ông Lữ trên bài viết của các ông ấy. Những bài viết này được đăng lên các trang đã dẫn và ông Tuấn viết dòng mở đầu rất rõ: "Đọc internet, tình cờ thấy trên báo Tia Sáng ngày 2/10/2008 có một bài viết dưới nhan đề là ‘Góp chuyện hậu hiện đại’, tôi vào xem cho biết,..." thì làm sao Tràng An lại đòi ông Tuấn phải "trực tiếp tham dự"?

Có lẽ Tràng An cho rằng, những bài viết của ông Hiến và ông Lữ thì be bét (như lời ông Tuấn đã phân tích) còn những điều các ông ấy phát biểu ở các cuộc hội thảo nào đó thì không be bét? Nếu không, Tràng An mang chuyện này ra nói để làm chi? Nếu có, các ông Hiến và Lữ viết bậy bạ làm chi để rồi phải ê chề?

Tràng An còn "bẻ" từ chuyện trình độ học vấn sang chuyện văn hoá mà không thấy thẹn thì quả là đáng nể. Thẹn ở chỗ, chính Tràng An bênh vực những kẻ thiếu văn hoá đến độ, như theo lời ông Tuấn đưa ra:

"Chỉ có những cậu học trò trung học lười biếng, ẩu tả, thì mới vội vã cho ta câu trả lời rằng: “Từ “hậu hiện đại” (postmodern) xuất hiện lần đầu trong cuốn Hoàn cảnh Hậu hiện đại (La Condition Postmoderne) của Jean-Francois Lyotard...”, hay “Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại lần đầu tiên xuất hiện năm 1977, trong cuốn sách Ngôn ngữ kiến trúc hiện đại (sic) của Charles Djenks (sic).”

Những cái sai lố bịch ấy chứng tỏ ông Hoàng Ngọc Hiến chưa từng biết đến một tài liệu nào sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa hậu hiện đại” trước cuốn sách năm 1977 ấy (mà ông đã ghi sai cả tên tác giả lẫn tên sách), và ông Trịnh Lữ chưa từng biết đến một tài liệu nào sử dụng từ “hậu hiện đại” trước khi ông nhìn thấy cuốn sách Hoàn cảnh Hậu hiện đại (La Condition Postmoderne, 1979) của Jean-Francois Lyotard, do Phạm Xuân Nguyên dịch (nxb. Tri Thức, 2007). Cả hai ông đều không biết “hậu hiện đại” có cái gì trước 1977 và 1979, nhưng cả hai ông đều không hề có một chút thắc mắc nào cả.

Thậm chí, hai ông cũng chỉ may mắn lắm là trông thấy hai cái bìa sách ấy, hay nghe người nào nói loáng thoáng về hai cuốn sách ấy là cùng. Vì nếu hai ông thực sự có đọc hai cuốn sách ấy, thì hai ông sẽ tuyệt đối không thể tìm ra trong hai cuốn sách ấy có bất cứ dòng chữ nào ghi rằng hai tác giả ấy là những người đầu tiên đẻ ra các từ “postmodern” và/hoặc “postmodernism”!

Chưa đọc sách, chỉ nghe lóm hay chỉ nhìn thấy cái bìa sách, thế mà các ông tự tin tuyệt đối vào cái biết hạn hẹp đến kỳ quái của mình, và các ông hiên ngang phun châu nhả ngọc về “hậu hiện đại” tại các hội thảo khoa học cao cấp ở thủ đô! Thế là thế nào?"

Tôi không rõ Tràng An có quan niệm thế nào là kẻ có văn hoá. Bản thân tôi, những kẻ được ông Tuấn nêu ra ở trên rành rành là những kẻ không có một tí văn hoá nào mới có những hành động và thái độ như thế.

Tràng An còn tự tin đến độ đã đưa ra 3 điểm dạy bảo nhưng bất chấp những điều mình đang dạy bảo đúng hay sai.

1) Những văn bản nào cần dùng để tập trung phê bình thế?

2) Những điều ông Tuấn phê bình ông Hiến và ông Lữ không khoa học ở những điểm nào? Ông Tuấn đã chửi bới, đạp đổ và thoả mãn tự ái và mưu đồ cá nhân ở những điểm nào?

3) Ông Tuấn viết không trúng đích ở những điểm nào?

Đòi hỏi phải "phê bình mang tính khoa học" nhưng lại quy chụp cho ông Tuấn những điều tệ hại mà không cần đưa ra một mảy may dẫn chứng và phân tích nào thì độc giả Tràng An lấy tư cách gì để... dạy?

Buồn cười thì đã hẳn, nhưng khi đọc những ý kiến như của độc giả Tràng An thì tôi quả thật buồn.