trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
21 - 40 / 3021 bài
21 - 40 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
24.10.2008
Lệ Dân
Ông Hoàng Ngọc-Tuấn đã dùng một kiểu ngụy phương pháp cần thiết để phê phán Trịnh Lữ và Hoàng Ngọc Hiến. Tác giả Phạm Xuân Nguyên cũng đã làm như vậy trong một bài viết trên Tia Sáng số 20. Điểm xuất phát không phải là niên đại hoá chủ nghĩa hậu hiện đại về mặt nội hàm của postmodernism (hoặc tương đương), mà là sử dụng vỏ từ, với tư cách là thuật ngữ (như term trong ý kiến của một tác giả khác đã trích nhiều lần trên talawas) cùng thời điểm ra đời, tác giả và công trình liên quan đến sự ra đời (xuất hiện) của thuật ngữ ấy. Và cơ sự nhầm lầm này lại được gợi nên từ cách diễn đạt như đinh đóng cột của Trịnh Lữ và Hoàng Ngọc Hiến.
 
Ngụy phương pháp của Hoàng Ngọc-Tuấn, khi sử dụng cách diễn đạt ấy để phê phán lại hướng đến những hàm ngôn khác trong nhận xét cách thế học thuật:
  
  1. Tình cảnh không có thông tin;
  2. Thói không đếm xỉa đến thông tin mới và không có năng lực truy tìm thông tin mới;
  3. Phong cách cố cựu về quyền uy học thuật trong đáy giếng.

Với những hàm ngôn đó, bài viết đã có ấn tượng rồi. Rất tiếc ông Tuấn đã đi xa hơn khi gọi nó là “quái trạng văn hoá” và xem đó như tầm mức học trò.