trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
26.10.2008
La Toàn Vinh

Trong vụ tranh luận về đề tài Hậu hiện đại, tôi thấy ông Hoàng Ngọc-Tuấn làm việc rất nghiêm túc, đúng là một nhà nghiên cứu, tuy có chút nóng nảy, khi ông phê bình bài tham luận của Trịnh Lữ. Công việc nghiên cứu tìm kiếm thông tin ở Google do ông Tuấn đưa lên rất hữu ích, vì giúp cho nhiều người khác tìm hiểu sâu rộng hơn và mặt khác để bảo vệ luận điểm của mình.

Thực ra, nếu như bài tham luận của ông Trịnh Lữ được đọc ở một quán cà phê nào đó thì đâu có gì um xùm lên thế. Do tài liệu, do tư duy, vì một đề tài quá lớn, quá rộng, nhưng gói gém trong vài trang, vài tấm hình, vài cuốn sách…, sự giới hạn đó là của ông Trịnh Lữ, chứ không của cả Việt Nam. Tuy nhiên, đó là cái lòng của ông Trịnh Lữ với bạn bè và nghệ thuật. Còn ông Tuấn phê bình thì không phải vì cái danh mà vì tư cách, trách nhiệm, uy tín của người Việt, trong dòng hội nhập mới, tuy nhiên ông nên thông cảm, không một ai giống ai cả.

Tôi nhớ một câu chuyện: Hôm Trang Tử (?) có khách, người bếp của ông đến hỏi: “Một bầy ngỗng, ông muốn thịt con nào?”. Trang Tử nói: “Làm thịt con nào kêu lớn nhất!” Nhưng ở đây, ai to tiếng nhất? Hoàng Ngọc-Tuấn, Trịnh Lữ hay một người nào đó?

Tôi rất tán thành nhận định của ông Nguyễn Đăng Thường về cái vòng tròn vô hình mà Trịnh Lữ đã đề ra. Chẳng lẽ tôi lại lí luận là: Ôi thôi, nhà lầu xe hơi chán quá, tất cả sẽ trở lại với nhà tranh, xe ngựa sao?

Tuy nhiên, tôi rất tán thành cuộc chơi này, vì cả hai ông Hoàng Ngọc-Tuấn và Trịnh Lữ đều để những lá bài của họ lên bàn.