trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 208 bài
  1 - 20 / 208 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
9.6.2007
Thiên Nga
Phân tích một bài báo nước ngoài bình thường được một tờ báo Việt Nam dịch và biên tập
 
Mấy ngày gần đây (kể từ 2/6/2007) báo chí trên thế giới có được cơ hội viết về một người đàn ông ở Ba Lan tỉnh dậy sau 19 năm hôn mê. Tôi đã được đọc tin này nhiều lần trên nhiều tờ báo mạng (BBC [1] , Yahoo [2] …) và xem tin tức trên các chương trình ti vi của BBC. Mỗi bài viết một kiểu khác nhau, nhưng tất cả đều có chung chủ đề rằng người đàn ông này thức dậy và nhận thấy rằng mình đang sống trong một chế độ dân chủ.

Tình cờ chiều nay (5/6/2007) tôi được xem bài báo về tin này đăng trên Tiền Phong Online [3] , ký tên là Lê Quân (Theo Spiegel). Do thấy nội dung trên Tiền Phong Online không đề cập đến các ý như các báo quốc tế đề cập đến, tôi mới tò mò truy cập vào trang web chứa bài viết này của Spiegel [4] để xem nội dung của bài viết gốc. So sánh bài viết gốc trên SpiegelTiền Phong Online, ta có thể nhận ra điểm khác biệt duy nhất: tất cả các bình luận mang tính chính trị của bài viết gốc đều bị loại bỏ trong bản dịch lại của Tiền Phong.

Giải thích dài dòng không bằng dẫn chứng sự thật ngắn gọn. Dưới đây tôi xin dịch nguyên văn bản tiếng Anh của Spiegel sang tiếng Việt, và kèm theo phần tiếng Việt của Tiền Phong bên cạnh để các bạn so sánh.

Báo
Spiegel Online
Tiền Phong Online
Đường dẫn
http://www.spiegel.de/international/
zeitgeist/0,1518,486427,00.html

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=86132&ChannelID=9
Tựa đề
Người đàn ông ngủ trong 2 thập kỷ
Tỉnh lại sau gần 20 năm hôn mê


Một công nhân đường sắt Ba Lan đã tỉnh lại sau 19 năm hôn mê để nhận ra một thế giới đã chuyển từ những hàng người xếp hàng trong chế độ cộng sản sang những hiệu Big Macs (McDonald’s - ND) và điện thoại di động. Đây là một câu chuyện gợi lại bộ phim Tạm biệt Lenin.
Một người đàn ông Ba Lan có tên là Jan Grzebski (65 tuổi) đã bị hôn mê sau một tai nạn lao động. Và một điều kỳ diệu đã xảy ra: Người bệnh - một cựu công nhân ngành đường sắt đã tỉnh lại sau gần 20 năm “ngủ mê man.”


Người công nhân đường sắt Jan Grzebski bị hôn mê sau khi bị một tàu lửa tông vào năm 1988, một năm trước khi chế độ cộng sản sụp đổ. Các bác sĩ đã dự đoán rằng ông ta không sống được lâu.
Người công nhân ngành đường sắt có tên là Jan Grzebski đã bị rơi vào trạng thái hôn mê sau một tai nạn lao động. Một toa xe đã va mạnh vào đầu người công nhân này trong khi ông đang làm việc trên đường ray.
Chẳng bao lâu sau đó, các bác sĩ đã buồn bã buông một câu ngắn gọn: Không còn cơ may nào dành cho ông ấy. Ông ấy sẽ không thể tỉnh lại và tình trạng này có lẽ sẽ chỉ kéo dài được từ 2 đến 3 năm mà thôi.

Họ đã sai. Trong khi các máy móc giữ mạng sống cho ông, nước Ba Lan xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ. Ông đã không chứng kiến sự sụp đổ của các hàng rào và bức tường, hay sự sụp đổ và hồi sinh của nền kinh tế Ba Lan cũng như sự gia nhập khối NATO và Liên minh châu Âu.
Nhưng các bác sĩ đã nhầm, một điều kỳ diệu chưa từng có đã đến với bệnh nhân Jan Grzebski, ông đã tỉnh lại vào ngày 12/4/2007 trong tình trạng cấm khẩu. Kể từ đó đến nay, ông đã học nói và bắt đầu có cảm nhận về vận động.

Ông tỉnh dậy vào ngày 12 tháng 4 năm nay trong một thế giới dân chủ và chủ nghĩa tiêu thụ, sau khi đã trải qua 19 năm chăm sóc tận tình và quên mình của vợ ông là bà Gertruda.
Và ông đã hiểu được rằng, trong suốt hơn 19 năm qua, người vợ yêu dấu Gertruda đã không một giây phút nào rời xa ông. Các bác sĩ của ông đã từng tuyên bố sau khi tai nạn xảy ra rằng: Ông ấy sẽ không còn cảm nhận được gì hết. Nhưng bằng tình yêu mãnh liệt, Gertruda đã không tin vào điều đó và bà đã đưa chồng về nhà chăm sóc. “Tay chân của ông ấy không thể cử động được, đầu của ông ấy cũng không giữ thẳng được. Ông ấy chỉ như một cái xác còn sống mà thôi” – bà Gertruda đã nói với đài truyền hình TVN24.

Ông Grzebski, vẫn ngồi trong xe lăn, đã kể lại với báo chí Ba Lan trong các buổi phỏng vấn ngày chủ nhật, rằng “Khi tôi bị hôn mê, các cửa hàng chỉ có trà và dấm, còn thịt thì phân phối theo khẩu phần và người ta phải sắp hàng dài khủng khiếp khắp nơi để mua xăng.”


(bây giờ - ND) “Có quá nhiều hàng hoá trong cửa hàng đến mức làm cho đầu óc tôi quay cuồng.”


Gertruda đã không tin các bác sĩ khi họ nói rằng chồng bà sẽ không bao giờ tỉnh dậy được. “Chồng tôi không thể nhúc nhích chân tay, đầu cũng không giữ thẳng được. Ông ấy là một cái xác sống”, bà đã trả lời kênh TVN24.


Nhưng bà vẫn cảm nhận được khát vọng sống của ông. “Tôi luôn nổi giận khi người nào đấy nói rằng những người ở tình trạng như ông ấy nên được giúp cho ra đi một cách nhẹ nhàng. Tôi tin tưởng rằng Jan sẽ hồi phục được.” Năm ngoái, bà nhận thấy chồng mình bắt đầu cố gắng nói. Ông được đưa trở lại vào bệnh viện và hồi tỉnh khỏi mê man hai tháng trước.
Nhưng bằng linh cảm của người vợ, bà Gertruda đã cảm nhận được khát vọng sống trong con người Jan Grzebski. Bà Gertruda nói: “Tôi đã luôn nổi nóng mỗi khi có một ai đó nói rằng, những người rơi vào tình trạng như ông ấy đều được nhận một cái chết nhân đạo. Còn tôi luôn tin tưởng rằng: Jan sẽ bình phục trở lại.”
Và trong năm 2006, lần đầu tiên bà Gertruda có cảm nhận ra rằng chồng bà muốn nói cái gì đó. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa trở lại bệnh viện và ông đã tỉnh lại cách đây 2 tháng.

Wojciech Pstragoswki, bác sĩ của Grzebski cho biết: “Đầu tiên, giọng nói của ông ấy không rõ, bây giờ thì càng ngày càng khá hơn. Bây giờ ông ấy có thể nhúc nhích chân, và cảm giác đã trở lại với các chi và ông ấy có thể cầm được các vật nhẹ. Tôi tin chắc là bệnh nhân này không thể đạt được trạng thái bây giờ nếu không có sự chăm sóc tận tình của vợ ông.”
“Ban đầu, không thể nghe nổi tiếng của ông ấy, nhưng bây giờ thì tiến bộ từng ngày. Ông ấy đã có thể cử động bàn chân, chân tay đã bắt đầu có cảm giác trở lại và có thể diễn đạt được các vấn đề đơn giản” – Bác sĩ Wojciech Pstragowski cho hay. Ngoài ra bác sĩ còn cho biết thêm: “Tôi xin khẳng định rằng, người bệnh sẽ không thể phục hồi được như ngày hôm này nếu không có sự hy sinh của nguời bạn đời của ông ấy.”
Bà Gertruda đã chăm sóc chồng tận tình và chu đáo trong suốt quá trình ông Jan Grzebski phải làm bạn với giường bệnh và xe lăn, ngoài ra bà vẫn phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ đối với các con và gia đình.

Grzebski nói: “Gertruda đã cứu tôi, và tôi sẽ không bao giờ quên được điều này. Bây giờ ông được biết rằng gia đình mình đã đông hơn rất nhiều kể từ khi ông bị tai nạn. Bốn người con của ông đã lập gia đình và mang lại cho ông 11 đứa cháu.
Ông bà Grzebski có 4 người con, hiện đã trưởng thành, tất cả đã xây dựng gia đình và ra ở riêng. Ông bà có tất cả 11 đứa cháu và đến bây giờ ông của chúng mới bắt đầu làm quen với những đứa cháu ruột của mình.

Grzebski nói: “Điều làm tôi ngạc nhiên là mọi người đi lại xung quanh với điện thoại di động, nhưng không bao giờ ngừng than thở. Tôi không có điều gì để phải than thở cả.”


Câu chuyện này làm gợi nhớ lại một bộ phim Đức nổi tiếng sản xuất năm 2003 có tựa là Tạm biệt Lenin, trong đó một người phụ nữ Đông Đức bị hôn mê trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Bà tỉnh lại sau sự kiện đó, và con trai của bà đã giấu để bà mẹ yếu ớt và nằm trên giường bệnh khỏi bị sốc trước sự thay đổi của lịch sử bằng cách giả bộ rằng sự kiện đó không xảy ra.


Tờ Spiegel (Tấm Gương) là tạp chí xuất bản hàng tuần của Đức, có xuất bản bằng tiếng Anh trên internet. Tôi không biết tác giả Lê Quân có sử dụng phiên bản tiếng Đức để dịch bài viết của mình hay không, và tôi tin rằng bản tiếng Đức của bài báo này cũng sẽ tương tự như bản tiếng Anh. Nhưng so với cách dịch của bài đã nêu trên thì người dịch đã lược bỏ đi nhiều chi tiết, sự kiện và phát biểu quan trọng. Nói khác đi, người dịch/ban biên tập bài báo này đã kiểm duyệt và cắt bỏ nhiều nội dung không có lợi về chính trị cho họ.

Tại đây tôi chỉ nêu ra ví dụ về một bài báo hết sức bình thường và dân sự. Vậy mà nó cũng đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Vậy những thông tin với những quan điểm mang nặng tính chính trị hơn làm sao có thể lọt qua được hàng rào kiểm duyệt này?

Ở Việt Nam, do tất cả hệ thống báo chí đều được đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao, người dân thường không được nghe và không được biết gì về các sự kiện lớn của thế giới như sự kiện Thiên An Môn, sự sụp đổ của bức tường Berlin trước đây, hay việc các nước Đông Âu cũ như Ba Lan, Séc… hiện nay đang phát triển vượt bậc so với trước đây, và các quốc gia này đang có nhiều chính sách để bài cộng sản.

Chỉ qua một bài báo đơn giản về một con người/sự kiện đơn giản, ta đã thấy thông tin được gọt dũa cẩn thận cho người đọc Việt Nam. Nếu không biết ngoại ngữ và không đọc được báo nước ngoài, làm sao người dân biết được các thông tin đầy đủ và chính xác mà không qua một bộ lọc khổng lồ của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

© 2007 talawas



[1]http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/6715313.stm
[2]http://news.yahoo.com/s/nm/20070602/wl_nm/poland_awakening_dc_1
[3]http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=86132&ChannelID=9
[4]http://www.spiegel.de/international/zeitgeist/0,1518,486427,00.html