trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 208 bài
  1 - 20 / 208 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngTriết học
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
2.10.2007
Lữ Phương
Với tôi, R. Pipes viết về Marx vẫn rất bậy bạ!
 
Những nhận xét của các ông Phạm Minh Ngọc, Hoàng Mai Thi về bài viết “Về cuốn Chủ nghĩa cộng sản của R. Pipes” của tôi có nhiều điều không thoả đáng. Lập luận của các ông quá dễ dãi, cường điệu.

Sự phê phán của tôi với Pipes về Marx là một hệ thống có nhiều dẫn chứng. Hai ông chỉ căn cứ vào dẫn chứng 3 – trong đó có câu dẫn của Marx mà tôi “không tìm được” – bỏ qua hoàn toàn hai dẫn chứng trước đó. Dẫn chứng 1: phê phán Pipes đã sai lầm khi căn cứ vào Engels khẳng định ảnh hưởng của Darwin trong sự hình thành chủ nghĩa Marx. Dẫn chứng 2: phê phán Pipes dẫn một đoạn văn Marx biện luận về “tình hình của nước Đức” như một thực tại lịch sử nhưng lại biến tinh thần của đoạn văn ấy thành tính chất chuyên chế của học thuyết Marx và tính cách tranh luận của cá nhân Marx.

Chỉ tập trung tất cả vào sự sơ suất của tôi trong việc “không tìm được” câu của Marx do Pipes dẫn trong dẫn chứng 3 để phủ định hoàn toàn sự phê phán của tôi với Pipes, ngoài việc phiến diện như trên còn là sự giả định không chính xác về câu dẫn trên đây của Pipes về Marx: giả định sức nặng lý luận của Pipes đã nằm tất cả trong câu dẫn đó, chỉ cần khẳng định được sự tồn tại của câu dẫn đó thì tất yếu sẽ đánh đổ được sự phê phán của tôi với Pipes và bảo vệ được sự đúng đắn của việc Pipes suy luận về Marx.

Sự việc không quá đơn giản như vậy.

Việc khẳng định tính chất có thực của câu dẫn của Marx mà tôi “không tìm được” chỉ đủ để chứng minh chuyện “không tìm cho kỹ” của tôi (như ông Hoàng Mai Thi đã phê bình và điều này quả thật là tôi có khuyết điểm), nhưng nó không thay thế hoặc dựa vào đó giải quyết cho xong sự suy luận xuyên tạc, gán ghép của Pipes với những câu dẫn của Marx, nó không đủ để chứng minh tôi “vội” và “ẩu” khi cho Pipes là người “làm bậy” trong những việc mà ông ta làm bậy. Để làm sáng tỏ chuyện này tôi xin phép nương theo địa chỉ mạng do ông Hoàng Mai Thi truy tầm, dẫn ra cả đoạn văn của Marx trong đó hai câu được Pipes dẫn và suy luận:

“Nhiệm vụ của công nhân chỉ bắt đầu được giải quyết khi cuộc chiến tranh thế giới đẩy giai cấp vô sản lên địa vị lãnh đạo cái dân tộc đang chi phối thị trường thế giới, tức là địa vị lãnh đạo ở nước Anh. Song, cách mạng không kết thúc ở đó, mà bắt đầu được tổ chức, nên nó sẽ không phải là một cuộc cách mạng trong chốc lát. Thế hệ hiện nay giống như những người Do Thái mà Mô-i-dơ dẫn qua sa mạc. Nó không phải chỉ có nhiệm vụ giành lấy một thế giới mới, nó còn cần phải chết đi để nhường chỗ cho những người ngang với tầm vóc của thế giới mới.” (http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1850s/dautranhgcphap/phan_03.htm )

Tôi đề nghị ông Hoàng Mai Thi (và các vị tin theo cách lập luận của ông) chịu khó đọc lại cả đoạn dẫn chứng 3 trong bài “Về cuốn Chủ nghĩa cộng sản của R. Pipes” có nội dung nói về cái gọi là “thi hứng” tương lai của Marx và so sánh với đoạn dẫn ở trên xem như thế nào. Từ văn bản của Marx, mọi thứ đều rõ rệt: tất cả đều nói đến một thế giới tương lai sẽ thay thế cho thế giới cũ, một phong trào công nhân mới thay cho một phong trào công nhân cũ, một sự nhường bước của một thế hệ người đấu tranh này cho một thế hệ người đấu tranh khác, tất cả đều đặt nền trên cái viễn cảnh lịch sử của Marx, biến đổi thế giới triệt để theo hướng tiến bộ và phổ biến.

Tôi cho rằng dù có thể bị xem là tư biện, viễn mơ hay không tưởng, sự phát biểu mang tính hình tượng của Marx về cái “thế giới mới” ấy lúc nào cũng mang ý nghĩa cách mạng rất rõ rệt theo quan niệm của ông, chẳng mảy may dính dáng gì đến việc những người cộng sản “cho rằng con người với hình hài như hiện nay chỉ là bản sao không hoàn chỉnh của cái mà họ có thể và nhất định phải là trong tương lai”, cũng chẳng dính dáng gì đến những cuộc chém giết của Stalin chủ trương “sẵn sàng hi sinh những người đang sống cho các thế hệ tương lai ” như Pipes suy luận từ những văn bản cụ thể của Marx được dẫn ra cả. Tôi vẫn không thể nào nghĩ khác rằng đó không phải là một thứ suy luận mang tính chụp mũ, gán ghép, phản học thuật.

Mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội lý thuyết của Marx và chủ nghĩa xã hội hiện thực do Lenin phát khởi là một vấn đề kinh điển được giới nghiên cứu hàn lâm bàn luận từ lâu rồi. Cả phe hữu và phe tả đều tham gia và không phải “tả” là hay mà “hữu” là dở, đúng như nhận xét của ông Dương Phẩm. Vấn đề là sự tìm hiểu phê phán ấy có nghiêm chỉnh, đàng hoàng hay không thôi. Bài viết của tôi không hề phủ nhận hết cuốn sách của Pipes (“những gì Pipes viết được cho là đúng đều đã trở thành những chuyện hiển nhiên”, “không cho rằng mọi điều Pipes viết trong cuốn Chủ nghĩa cộng sản của ông đều mang tính chất của “chiếc tầu ngầm” tình báo”), nhưng tôi chỉ không chấp nhận cái cách mà Pipes xuyên tạc ý nghĩa những câu dẫn của Marx để coi đó là nguồn gốc của những tội ác của những người cộng sản kiểu Stalin thôi.

Với tôi, hành trạng chính trị của Pipes ảnh hưởng đến vấn đề học thuật như trên là điều rõ rệt. Pipes không phải chỉ là một trí thức thiên hữu mà là một chuyên viên cao cấp tình báo đòi xoá bỏ Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Sách của ông viết đều có mục đích chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản hiện thực theo quan điểm chính trị ấy. Ông nhắc đến Marx không phải với ý định phê phán chủ nghĩa Marx theo quan điểm của một nhà tư tưởng thiên hữu (như Raymond Aron mà tôi đọc khá nhiều) nhưng là với tư cách một viên chức diều hâu chống cộng cực đoan: quy tội cho Marx như người cha tinh thần đã đẻ ra chủ nghĩa cộng sản Liên Xô cần phải xoá sổ.

Như tất cả những ai tham gia vào cuộc Chiến tranh Lạnh đã qua, học thuật và chính trị thường đi đối với nhau. Nghĩ về Pipes như vậy thì cũng không có gì sai lầm nhiều lắm, điều đó cũng giống như nghĩ về Tố Hữu như một nhà thơ cộng sản quan phương vậy. Pipes không biết nhiều về Marx theo nghĩa là không đi sâu vào lịch sử triết học Marx, nhưng để viết về lịch sử cộng sản Liên Xô ông vẫn tự nhiên dẫn Marx rồi theo đó mà bình luận theo ý mình để chống Liên Xô; nói như vậy thì có khác gì cho rằng Tố Hữu chẳng hiểu bao nhiêu về Marx nhưng cũng tự xem và được xem là một “đại đệ tử của Marx” nhưng lại giống như Stalin toàn dính đến những chuyện “cuồng tín, bất nhân” như ông Phạm Minh Ngọc đã viết như vậy.

Tôi hiểu được quan điểm về cộng sản của ông Phạm Minh Ngọc khi dịch Pipes. Nhưng có một điều mà cố gắng mãi tôi vẫn không lý giải được tại sao trong khi đang dựa vào những học giả phương Tây (ngoài Richard Pipes già, ông còn viện thêm Simon Sebag Montefiore trẻ) để chống cộng, chống Marx, ông Phạm Minh Ngọc bỗng nhiên liên hệ đến Tố Hữu một nhà thơ cộng sản da vàng mũi tẹt và gọi ông ta là một “đại đệ tử Annamite của Marx”, trong đó từ “Annamite” ai cũng biết chỉ được dùng bởi những thực dân sang “khai hoá”?

Thật tình tôi không hiểu tại sao. Chẳng lẽ trong hình dung của ông Phạm Minh Ngọc những trí thức da trắng người phương Tây trong thế giới văn minh chống cộng sản, chống Marx được ông tin tưởng và xem là xứng đáng được mời về “khai hoá” cho bọn cộng sản mũi tẹt da vàng hiện vẫn còn đang mê mờ trong thứ lý luận lạc hậu, chậm tiến của mình?

Sài Gòn 1.10.2007

© 2007 talawas