trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 124 bài
  1 - 20 / 124 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Tây Tạng, Việt Nam và Thế vận há»™i Bắc Kinh 2008
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28 
11.4.2008
Louis Bayard
Từ biệt Đạt Lai Lạt Ma
Đinh Bá Anh dịch
 
Cứ như những gì diễn ra mấy tuần nay, có lẽ Đạt Lai Lạt Ma cần phải xem xét tìm kiếm cho mình một công việc mới. Những cuộc biểu tình phản kháng có tính bạo lực nổ ra Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ. Hàng trăm người được cho là đã tham gia biểu tình đang bị giam giữ; những người Tây Tạng lưu vong đang đòi Liên Hiệp Quốc điều tra các tội ác trong quá khứ và hiện tại của Trung Quốc; và ngày càng có nhiều tiếng nói cất lên đòi sự tẩy chay quốc tế đối với Olympic Bắc Kinh.

Tình hình rất căng thẳng và chỉ có thể trở nên tệ hơn, trong khi vị thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng, như thường lệ, vẫn giữ con đường “trung dung" bằng cách phê phán thái độ của những người biểu tình Tây Tạng cũng như thái độ của lực lượng công an Trung Quốc. Trong khi nhà cầm quyền Trung Quốc không mệt mỏi trong việc cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma là kẻ kích động nổi dậy, người ta ngày càng nhận ra rằng, những người Tây Tạng trẻ tuổi hăng máu chẳng còn mấy quan tâm đến quan điểm của ông.

Có lẽ tương lai của Tây Tạng và dân tộc này không còn nằm trong tay Đạt Lai Lạt Ma nữa, và có thể đây lại là một bước ngoặt mang tới nhiều may mắn hơn hẳn những gì mà những người yêu mến Tây Tạng hằng nghĩ. Một bước ngoặt như thế có thể cũng phù hợp với nguyện vọng cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma. Trong những năm qua, ông vẫn luôn nói đi nói lại về việc thoái vị của mình và thậm chí còn ngầm ý rằng, ông có thể là hóa thân cuối cùng trong nghiệp luân hồi của mình.

Khi Đạt Lai Lạt Ma nhìn chúng ta bằng đôi mắt ấp ám qua cặp kính, chúng ta dễ quên đi những quan điểm không mấy đáng mến của ông: sự ủng hộ vũ khí nguyên tử ở Ấn Độ; sự thật về việc ông nhận tiền quyên góp của những tay khủng bố người Nhật. Thậm chí người ta còn có thể, khi người ta thực sự đánh mất mình nơi ông, tin rằng ông đã làm thay đổi thế giới.

Nhưng vẫn còn đó một sự thật: dưới mắt của Đạt Lai Lạt Ma, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất thế giới trên thực tế đã bị xóa khỏi bản đồ. Chính phủ Tây Tạng lưu vong không được bất kì một quốc gia nào thừa nhận, và sau nhiều năm đi theo đường lối thích nghi và thụ động – Đạt Lai Lạt Ma không còn đòi một Nhà nước Tây Tạng độc lập nữa, mà chỉ muốn sự chung sống hòa bình với Trung Quốc –, những kẻ chiếm đóng vẫn không chịu khoan nhượng một mi-li-mét nào hết.

Giờ thì không nên tìm nguyên nhân thất bại ở một người duy nhất. Người ta cũng có thể nói rằng, Tây Tạng đã bị tế lễ cáo chung vào khoảnh khắc mà Richard Nixon và Mao Trạch Đông bắt tay nhau năm 1972 – sự thừa nhận chính thức của Hoa Kỳ với CHND Trung Hoa. Và có lẽ việc Đạt Lai Lạt Ma có đưa ra câu trả lời nào không, hoặc ông trả lời như thế nào, cũng hoàn toàn không quan trọng: Ông càng phát biểu thiếu cụ thể và thiếu rõ ràng bao nhiêu, chúng ta càng ngưỡng mộ ông bấy nhiêu.

Điều này có lẽ trước hết là bởi ông đòi hỏi rất ít ở chúng ta. Đối với công chúng phương Tây, thông điệp của ông không có gì để hiểu nhiều hơn là một khẩu hiệu nặng tính thời trang: hãy thân thiện với nhau và hãy sống đời hạnh phúc. Ông không đòi hỏi một xác tín tôn giáo nào, và ông cũng chưa một lần tỏ ra quan tâm đến việc tổ chức quyên tiền nghiêm chỉnh (may mà diễn viên Richard Gere đã trả tiền xây phòng tắm cho Đạt Lai Lạt Ma). Ông không đòi hỏi ai phải hi sinh (bản thân), tùy các vị, các vị hãy tùy ý mang các khẩu hiệu "Tự do cho Tây Tạng" đến một đại sứ quán Trung Quốc bất kì nào đó. Song tất cả chẳng đáng kể gì so với sự rên xiết của hơn 6 triệu người Tây Tạng dưới ách bạo lực của Trung Quốc. Nhưng còn đòi gì nữa đây, khi mà chính Đạt Lai Lạt Ma đã tha thứ cho nhà cầm quyền Trung Quốc? Ông nói: "Kẻ thù thực sự của chúng ta là những thói quen xấu của chúng ta, những thói quen khiến chúng ta nghĩ rằng mình có kẻ thù… Sự khủng bố mà chúng ta phải chịu đựng là do chúng ta tự gây ra."

Với tất cả lòng kính trọng trước Ngài, Đấng Rất Thánh - và xin được thứ lỗi cho những định kiến phương Tây của tôi – đó là kiểu lý sự vớ vẩn! Và nó rất gần với sự xúc phạm tới tất cả những nạn nhân vô tội của nhà cầm quyền khủng bố Trung Quốc. Liệu Đạt Lai Lạt Ma có đủ tự tin để đưa ra những lời khuyên minh triết của ông với hàng triệu thường dân Tây Tạng đã bị giết chết trong cuộc xâm lăng của Trung Quốc hay không? Những người bị cưỡng hiếp, bị cắt dương vật, bị tra tấn bằng sốc điện? Và phải thế nào với các ông bố bà mẹ Tây Tạng bị bắt đứng vỗ tay nhìn con họ bị hành quyết? Nếu những gì Đại Ma Lạt Ma giao giảng đích thị là Phật giáo, thì câu hỏi cấp thiết đặt ra là, liệu một nhà sư có phải là một diễn viên thích hợp cho sự chuyển đổi chính trị trong một thế giới nguy hiểm và khó nhìn thấu hay không.

Gần đây một số người ủng hộ ông đã tỏ ra hoài nghi. Một nhà tu hành 28 tuổi ở Kathmandu đã nói với một phóng viên truyền hình: "Tôi là người Tây Tạng nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy đất Tây Tạng. Cả cuộc đời mình tôi đã tranh đấu hòa bình – nhưng chúng tôi đã đạt được gì?" – "Chẳng còn ai coi trọng con đường hòa giải nữa", Jamyang Norbu, một người Tây Tạng hoạt động trong lĩnh vực báo chí xuất bản, nói, điều này không liên quan gì tới chủ trương phi vũ lực nữa, mà là chính trị thỏa hiệp-đầu hàng.

Chúng ta có thể hình dung Đạt Lai Lạt Ma sẽ trả lời: Sự chuyển đổi diễn ra chập chạp, những chính quyền còn thay đổi chậm chạp hơn nữa… Nhiều người Tây Tạng không còn muốn gửi gắm nơi ông niềm tin này nữa. Người ta kinh ngạc về việc sao mà Đạt Lai Lạt Ma còn tin tưởng đến thế. Đúng rồi, ông không phải là một người xấu. Ông cũng nhìn thấy, như tất cả những người bình thường khác, rằng tổ quốc ông đã mất, rằng thế giới hơn bao giờ hết không phải là một khối hòa bình, rằng thông điệp vui mừng không dễ đi vào lòng người, những kẻ cần đến nó hơn ai hết. Sau khi được trao giải Nobel Hòa bình, Đạt Lai Lạt Ma tự hỏi, "những nỗ lực của tôi như thế đã đủ chưa?". Ông nói – chẳng làm ai ngạc nhiên - về việc trong tương lai ông sẽ làm mọi việc theo cách ít ồn ào hơn.

Nếu quả thực điều này xảy ra, chúng ta sẽ có thêm chút thời gian để nhận diện, thực ra Đạt Lai Lạt Ma là một ảo ảnh như thế nào. Chúng ta sẽ nhớ lại, ông đã từng là một người như thế nào trước khi các cao tăng phát hiện ra ông như là hiện thân của Phật Sống: một cậu bé bình thường như mọi cậu bé khác. Có một bức ảnh gây xúc động của ông, chụp ít lâu sau khi ông được phát hiện, cho thấy một cậu bé với cái nhìn bất động, được bọc trong một bộ quần áo cứng như vỏ xe tăng, hẳn là quần áo của những người tu hành, có lẽ cũng nặng bằng chính cơ thể ông. Thật là một gánh nặng với một đứa bé khi được coi là Phật Sống. Và thật là một gánh nặng đối với một người già: khi được coi là người sống mãi. Bao năm qua chúng ta đã dõi theo những lời nói từ miệng ông và nuốt từng chữ ông nói ra. Tại sao chúng ta không thể tin vào cũng chính điều ông nói – rằng rốt cuộc người ta nên để cho ông được nghỉ ngơi?



Louis Bayard, nhà văn và nhà phê bình Mỹ, xuất bản gây đây nhất các tiểu thuyết The Pale Blue EyeMr. Timothy.

Bản tiếng Việt © 2008 talawas