trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 171 bài
  1 - 20 / 171 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
30.7.2008
Lê Trung Thực
Phê bình bài “Bệnh sùng bái cá nhân trong giớI lãnh đạo văn nghệ” của ông Trương Tửu
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
Tôi vừa đọc bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ" của ông Trương Tửu đăng trên Giai phẩm mùa Thu tập II.

Tôi không phải là nhà văn, cũng không phải là nhà phê bình, tôi là một nhà giáo, và nghề nghiệp của tôi buộc tôi phải thường xuyên theo dõi các cuộc tranh luận về văn học, gần đây là những cuộc tranh luận chuẩn bị cho Đại hội Văn nghệ Toàn quốc.

Tôi thành thực thú nhận, khi mới thoáng được đọc đề mục bài phê bình của ông Trương Tửu, tôi đã rất thích thú. Vì tôi kỳ vọng rằng: ông Trương Tửu sẽ đưa ra được nhiều chứng cớ xác thực, để rồi vận dụng lý luận là môn ông sở trường, để phân tích, phê bình nghiêm khắc cái tệ hại sùng bái cá nhân ở trong lãnh vực văn nghệ. Nhưng đọc xong bài ông Trương Tửu tôi thấy không thỏa mãn và thấy cần phải viết bài báo này. Bài của ông Trương Tửu chẳng những nói đến bệnh sùng bái cá nhân trong văn nghệ, mà còn đề cập đến nhiều vấn đề lớn, ví dụ như vấn đề "quyền điều khiển chuyên môn phải trả lại cho người công tác chuyên môn", vấn đề "vai trò lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ nói riêng và trong mọi ngành hoạt động nói chung". Tôi không dám đề cập đến tất cả những vấn đề của ông Trương Tửu đã nêu ra. Tôi chỉ xin phát biểu những điều tôi cảm thấy rõ nhất trong những điểm tôi thấy không thể đồng ý với ông.

Thứ nhất là "Sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".

Thoạt mới vào bài, đọc những ý kiến mới lạ như "những lực lượng sản xuất của chế độ dân chủ nhân dân đang yêu cầu chỉnh lý cấp bách những quan hệ sản xuất để tự do tiến triển" vì những lực lượng sản xuất dân tộc được giải phóng "đang vấp phải, trong bộ máy quan hệ sản xuất mới, những chính sách, những tổ chức, những tác phong lãnh đạo, những cán bộ chấp hành cản đường phát triển của nó ", v.v… tôi đã nhận ra cái giọng lý luận táo bạo quen quen của ông, mà tôi đã bắt gặp ở đâu trong các sách nghiên cứu văn học của ông. Nhưng điều mà tôi hơi lấy làm lạ là cách đặt vấn đề của ông về bệnh sùng bái cá nhân. Ông nói: "Sùng bái cá nhân là một bệnh phổ biến trong giới lãnh đạo văn nghệ ", thế rồi ông lại còn nhấn mạnh: "Tôi nói đó là một bệnh phổ biến trong hàng ngũ lãnh đạo văn nghệ. Tôi không nói đó là bệnh của văn nghệ sĩ…"

Theo tôi, thực khó mà quan niệm được một cái gọi là "bệnh sùng bái cá nhân" mà lại chỉ có trong một nhóm rất ít người, mà ông gọi là "giới lãnh đạo văn nghệ". Theo ông thì trong giới văn nghệ nói riêng, chỉ có những người có chút cương vị lãnh đạo nào đó thì mới mắc bệnh sùng bái cá nhân, còn như đông đảo quần chúng văn nghệ sĩ vốn biết tự trọng thì không bao giờ mắc bệnh sùng bái cá nhân. Ông đã hạ thấp bệnh sùng bái cá nhân xuống hạng một bệnh thông thường − theo tôi nghĩ, có thể có khi liên quan ít nhiều với bệnh sùng bái cá nhân, nhưng khác bệnh sùng bái cá nhân − mà ngôn ngữ của nhân dân gọi một cách vừa nôm na, vừa diễu cợt, khinh bỉ là bệnh xu nịnh, bệnh nịnh hót, hay (xin lỗi) bệnh "nịnh thúi"!

Bệnh sùng bái cá nhân là một di sản xấu xa và lâu đời của nhiều thời đại cũ. Nó phát sinh trên cơ sở kinh tế chiếm hữu bóc lột, và cả trên cơ sở kinh tế tư hữu của những người sản xuất nhỏ, riêng lẻ, phân tán. Nó tồn tại trên cơ sở kinh tế chiếm hữu bóc lột. Nó là một tàn dư tư tưởng xấu xa của chế độ xã hội cũ, mà còn có thể sống lâu dài trong đầu óc con người cả sau khi nền kinh tế bóc lột đã bị tiêu diệt, và nền kinh tế sở hữu công cộng đã được thiết lập. Nó là một tư tưởng xã hội, một tập quán xã hội của hàng triệu con người. Nó thể hiện mức nhận thức của con người ở một trình độ nhất định của sự phát triển kinh tế, ở một trình độ nhất định của sự phát triển xã hội. Cho nên cái "con người văn nghệ sĩ tự trọng" mà ông Trương Tửu nói, dẫu có tài thánh cũng không thoát ra khỏi được sự quy định của xã hội, mà vẫn mắc bệnh sùng bái cá nhân như thường, có khi còn mắc một cách thảm hại là khác, vì nó mắc mà nó cứ nhận là nó không mắc! Cũng không phải chỉ có người trí thức mới mắc bệnh sùng bái cá nhân, mà đông đảo quần chúng lao động chân tay cũng mắc bệnh sùng bái cá nhân. Còn nếu như chỉ có mấy chục ông trong giới lãnh đạo văn nghệ sùng bái cá nhân với nhau, − hoặc là ông này “bái” ông kia, ông kia lại “bái” ông nọ, hoặc là tất cả mấy ông cùng "bái" một ông − thì bất thành vấn đề sùng bái cá nhân.

Ông Trương Tửu lại có nói : "Hôm qua cũng như hôm nay, người văn nghệ sĩ tự trọng không bao giờ thừa nhận sự sùng bái cá nhân. Nghệ thuật là sáng tạo, là tự do. Sùng bái cá nhân là phục tùng mù quáng, là nô lệ. Hai thứ đó như nước với lửa; có cái này thì không có cái kia được ".

Ông Trương Tửu nói như là người nghệ sĩ nào cũng đều có bản tính "tự trọng" thanh cao (nên không mắc bệnh sùng bái cá nhân,theo ông, chỉ là cái việc uốn ba tấc lưỡi, xu nịnh cấp trên để trục lợi, để mưu cầu danh vị). Ông Trương Tửu đã từng làm công việc chép sử văn học, nên về điểm này, chắc chắn là ông biết sâu rộng hơn tôi. Trong thời kỳ bốn bề đất nước ta còn là nhà tù, là gươm súng, xiềng gông của đế quốc, cũng không biết bao nhiêu nhà văn nghệ sĩ biết tự trọng, thế hệ này tiếp thế hệ khác, đã anh dũng đứng dậy, cùng với lực lượng tiền tiến đương thời của dân tộc, để đấu tranh giành lại quyền tự trọng cho toàn thể dân tộc. Những nhà văn nghệ sĩ biết tự trọng đó là Đồ Chiểu, là Phan Bội Châu, v.v… là rất đông những nhà văn nghệ sĩ đã hưởng ứng theo tiến gọi của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ Mặt trận Bình dân, mặt trận Việt Minh. Một mặt khác, khi mà quần chúng đã đứng dậy giành lấy quyền sống của mình thì số lượng văn nghệ sĩ biết tự trọng lại tăng lên. Trong lúc đó thì cũng có một số người, hoặc vô tình dại dột trong một lúc, hay là yếu đuối sa ngã trong một thời gian, mà làm những việc không lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của toàn dân. Ngoài ra không nói làm gì đến cái bọn mà anh em văn nghệ sĩ thường gọi là bọn "bồi bút", "bọn mật thám đế quốc đội lốt văn nghệ sĩ". Như vậy tính tự trọng đâu phải là của trời cho, chia đều cho mọi văn nghệ sĩ, mọi tầng lớp ở mọi hoàn cảnh.

Ý kiến ông Trương Tửu về điểm này thiếu thực tế.

(Tôi xin phép mở thêm một dấu ngoặc. Ý kiến của ông Trương Tửu làm tôi nhớ đến có những người hay nhiệt liệt ca ngợi một cách vô điều kiện cái bản chất cách mạng tự nhiên thần thánh của quần chúng cơ bản để đi đến thái độ nhắm mắt mà nghe ý kiến quần chúng, đi đến theo đuôi quần chúng, đi đến chỗ vòng tay đứng nhìn hành động tự phát của quần chúng, đi đến buông thả lãnh đạo, phủ nhận lãnh đạo).

Xuất phát từ nhận thức lý luận không đúng trên kia ông Trương Tửu đã "phê bình sự lãnh đạo văn nghệ, đặc biệt sự sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".

*


Để làm chỗ dựa cho những lập luận chủ quan, không thực tế trên, ông Trương Tửu đã đưa ra những dẫn chứng gì? Những dẫn chứng đó là: có một lần ông Tô Ngọc Vân đã "tranh luận khá gay gắt" với ông Trường Chinh về vấn đề quần chúng phê bình nghệ thuật; có một lần ông Sĩ Ngọc có viết một bài báo về chủ nghĩa lập thể để "gián tiếp bác ý kiến" của ông Trường Chinh; có một lần, trong một cuộc tọa đàm về lý luận văn nghệ, anh em văn nghệ sĩ khu IV "không tán thành ý kiến" ông bí thư thứ nhất Đoàn Văn nghệ kháng chiến khu IV Đặng Thai Mai; có một lần, trong Hội nghị tranh luận Việt Bắc, anh em văn nghệ sĩ vẫn thảo luận cả ý kiến của ông Tố Hữu và "không một ai nghĩ rằng: hễ ông Tố Hữu đã đưa ra một quan điểm thì không ai được bàn cãi nữa"; có một thời gian, anh em văn nghệ sĩ khu IV "phản ứng lại mạnh mẽ " lối lãnh đạo "quân phiệt " của ông khu trưởng khu IV Nguyễn Sơn, v.v…

Đó là tất cả những dẫn chứng mà trên đó ông Trương Tửu dựng lên những nhận định nào là "văn nghệ sĩ Việt Nam không có thói quen sùng bái cá nhân", nào là "không phải đợi đến sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô văn nghệ sĩ Việt Nam mới chống sùng bái cá nhân "… Đó cũng là tất cả những sự việc mà ông Trương Tửu gọi là "cuộc đấu tranh âm ỷ chống lãnh đạo độc đoán, quan liêu, bè phái…", là cái nhân đã đẻ ra cái quả loại "vụ Trần Dần".

Thực ra những cái việc ông Tô Ngọc Vân và ông Sĩ Ngọc tranh luận với ông Trường Chinh, anh em văn nghệ sĩ không tán thành ý kiến ông Đặng Thai Mai, anh em văn nghệ sĩ trong hội nghị vẫn cứ bàn cãi cả ý kiến ông Tố Hữu… v.v… không thành một vấn đề gì cả!

Cũng cần nói thêm rằng: ông Trương Tửu đã thuật lại không đúng ý kiến ông Đặng Thai Mai. Trong một cuộc tọa đàm, lúc ra ngoài chuyện thêm với anh em, ông Đặng Thai Mai có nói ông nhận được nhiều thư của chiến sĩ bộ đội gửi đến, ngỏ ý mong muốn các nhà văn không những chỉ viết cho họ đọc những chuyện chiến đấu và hy sinh trong bom đạn, khói lửa mà còn nên có cả những chuyện tâm tình yêu đương để họ được bồi bổ thêm tinh thần, như vậy ông Đặng Thai Mai thấy vấn đề văn nghệ "lãng mạn cách mạng" rất cần cho giai đoạn này, chứ không phải ông Đặng Thai Mai chủ trương chỉ theo phương pháp "lãng mạn cách mạng" mà phủ nhận sự áp dụng "hiện thực xã hội chủ nghĩa" ở nước ta. Tôi chắc là vì đã lâu ngày, nên ông Trương Tửu nhớ không được đúng, chứ thực tâm tôi không dám ngờ ông Trương Tửu đã cố tình xuyên tạc tinh thần ý kiến ông Đặng Thai Mai. Ông Trương Tửu còn nói không đúng về bài báo của Sĩ Ngọc đăng trên Sáng tạo số 2 (chứ không phải số 4 như ông viết). Ông đã không hiểu vì sao đoàn kịch "Tiền tuyến" giải tán, (tôi nghĩ rằng ông đã đoán sai). Ông đã không được khiêm tốn khi nói ông Nguyễn Sơn như một tay võ dõng "vô học" và "lỗ mãng" (tôi nghĩ rằng, đáng lẽ ông Trương Tửu phải hiểu về ông Nguyễn Sơn hơn ai hết?). Nhưng tôi không hề có ý định thanh minh hộ cho ông Đặng Thai Mai, hay chứng minh là ông Nguyễn Sơn có cả học thức chuyên môn về nghệ thuật hơn hay kém ông Trương Tửu. Tôi chỉ muốn nói về cái bài báo của ông Sĩ Ngọc vì nó đã là một tài liệu văn học "giấy trắng mực đen".

Vì sao ông Sĩ Ngọc đã viết một bài báo đề mục là “Trường họa lập thể” và đăng lên Sáng tạo số 2? Số là vào khoảng hạ tuần tháng 5/48, ông Trường Chinh nói về "chủ trương văn hóa của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác" ở Câu lạc bộ Văn nghệ khu IV. Trong câu chuyện, có đoạn ông Trường Chinh có nói qua đến phái họa lập thể, ông Trường Chinh đã nói những gì? Chúng tôi xin phép được nhường lời cho ông Sĩ Ngọc:

"Ông Trường Chính đã đứng vào lập trường của một người Mác xít để phê bình những chủ trương hội họa quái gở kia (phái họa lập thể − chúng tôi chú thích) nhưng ông đã không cắt nghĩa rõ ràng tại làm sao lại có hiện tượng ấy, và tính cách của nó như thế nào?"

Và ông Sĩ Ngọc viết bài báo đó nhằm mục đích gì? Chúng tôi xin phép được nhường lời cho ông Sĩ Ngọc một lần thứ hai:

"Tôi viết mấy lời ở đây không phải để phản đối quan điểm vốn đã vững chắc ở một giáo sư huấn luyện chính trị như ông Trường Chinh, nhưng chỉ muốn nhân câu chuyện đó có mấy lời bàn thêm về trường lập thể mà có lẽ vì thời giờ ít ỏi ông Trường Chinh đã không nói được kỹ càng. Cũng nhân là một dịp để trình bày và giới thiệu với bạn đọc một trường họa vốn là rất có ý thức trong công việc đi tìm cái đẹp, nhưng đã bị nhiều lời phỉ báng ức và bị nhiều lời giải thích quá giản dị ".

Và bài báo của ông Sĩ Ngọc đã nằm gọn một cách trung thành trong cái mục đích yêu cầu đơn giản ông nêu lên. Ông đã nói về chủ trương của phái họa lập thể với một tinh thần hiểu biết độ lượng, để rồi cuối cùng phê bình trường họa lập thể là "một hành tinh chết, thiếu không khí, không cử động, ở một thế giới trừu tượng, không có dấu vết của cuộc sống", v.v… Phải chăng là ông Trương Tửu đã hiểu cái ý "gián tiếp bác ý kiến của ông Trường Chinh " qua mấy chữ: “nhiều lời phỉ báng ức, nhiều lời giải thích quá giản dị "? Nhưng sự thực rõ ràng là ông Sĩ Ngọc hoàn toàn đồng ý với ông Trường Chinh, ý kiến ông Sĩ Ngọc bổ sung cho ý kiến ông Trường Chinh. Còn cái việc anh em họa sĩ mạn đàm với nhau sau cuộc nói chuyện, và cả nếu như (nếu thôi) ngày nay ông Sĩ Ngọc tuyên bố là bài báo ông viết hồi đó đã phản lại ý kiến thực của ông, thì tôi không dám bàn đến!

Bây giờ tôi nói đến một việc khác mà ông Trương Tửu nêu lên, và có một tờ báo mệnh danh là "vụ Trần Dần".

Việc anh em văn nghệ sĩ phê bình sự lãnh đạo văn nghệ trong hội nghị học tập lý luận văn nghệ là đúng. Tôi không muốn nhắc lại nội dung tự phê bình của Ban Thường vụ Hội Văn nghệ đã đăng trên báo, trong đó đã xác nhận những khuyết điểm về lãnh đạo do anh em phê bình. Và nói riêng, thì ông Hoài Thanh cũng đã công khai phê bình trên báo cái sai lầm nặng của ông là đã từ bài thơ “Nhất định thắng” có một số lệch lạc, mà quy cho tác giả của nó là "phản động".

Nhưng thưa ông Trương Tửu, về cái việc ông Trần Dần không phải chỉ có một mình ông Hoài Thanh sai đâu, có nhiều người khác cũng sai đấy, trong đó có cả ông nữa. Ông là một nhà nghiên cứu văn học, đồng thời là một giáo sư đại học. Ở cái tình hình thực tế về nghiên cứu văn học và xây dựng trường đại học của nước ta hiện nay, mỗi giáo sư đại học về khoa văn học Việt Nam tạm thời dạy theo kết quả nghiên cứu của mình và phải chịu trách nhiệm trước dư luận và trước sinh viên về bài giảng của mình. Chính vì nghĩ thế, nên tôi không sợ rằng cái việc tôi sắp nói ra đây là đã đụng chạm đến đời tư người khác. Số là, cũng vì nghề nghiệp mà tôi phải mượn vở ghi các bài giảng ở đại học để học tập và tham khảo. Cái anh sinh viên cho tôi mượn vở là một học trò giỏi của ông, và riêng tôi, tôi cũng tin là anh ta có đủ thận trọng để ghi chép được khá trung thành lời giảng của thầy học. Cho nên tôi cũng đỡ áy náy một phần nào, khi phải dẫn đến một tài liệu chưa in và chưa được chính thức phát hành. Nhưng nếu anh sinh viên có ghi sai, và sau đó, tôi không dẫn được đúng một trăm phần trăm ý kiến của ông, thì đã còn cuốn vở ghi khác, rất nhiều anh sinh viên khác, sẽ vì sự thực, mà đính chính hộ tôi những điều không đúng.

Theo bài ghi giảng đó, thì đại ý ông đã nhận định rằng: những tâm hồn như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt… là những "tâm hồn trụy lạc", về thủ đô Trần Dần, Lê Đạt "hoàn toàn phản động có ý thức", "không nhìn thấy thực chất của chế độ dân chủ cộng hòa ". Còn Sĩ Ngọc thì "đi theo bị động ", Phùng Quán "bị hút vào ".

Ông lại còn dẫn cả lời Lê-nin, còn phân tích sự thành công của thơ Mai-a-cốp-sky, của A-ra-gông trong việc quay về với thể thơ "xon-nê" cổ điển Pháp, để lên án "lối thơ lò cò" của nhóm Giai phẩm là "thể hiện vớ vẩn không có cơ sở, hay là dựa trên cơ sở hiếu danh, địa vị, lập dị ".

Đó là nhận định của ông về nhóm Giai phẩm và Trần Dần. Ông cũng đã kết án nhóm Giai phẩm nói chung, và Trần Dần nói riêng, khá nặng lời đấy chứ! Ông Hoài Thanh đã nhận phần khuyết điểm của ông ta. Lẽ nào ông lại trốn phần trách nhiệm của ông?

Ở đây tôi thuật lại sự việc này, vì tôi không hiểu vì những lý do gì mà từ bài giảng này đến bài báo vừa rồi, ông thay đổi cảm tình với Trần Dần, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc… chóng thế?

Cuối cùng, tôi muốn nói về "thái độ phê bình". Có người nói: muốn cho việc phê bình được tự do, cởi mở thì khoan khoan hãy nói đến thái độ phê bình. Nhưng trên thực tế là trong bước đầu sử dụng quyền tự do phê bình, một số người nhiều khi đã không được thận trọng.

Cho nên tôi nghĩ chúng ta vừa thực hiện việc phê bình rộng rãi vừa nhắc nhở nhau về thái độ phê bình là cần thiết và hợp lý. Vả lại, tôi không dám nghĩ rằng, ý kiến của tôi lại vi phạm đến quyền tự do ngôn luận của ông.

Nhưng tôi có thể đơn cử ra rất nhiều dẫn chứng để tỏ ra rằng lời phê bình của ông không được ôn tồn cho lắm. Ông gọi một số đảng viên, trong đó có ông Lưu Trọng Lư, là những đảng viên "bảo hoàng hơn cả nhà vua". Cái ông Lưu Trọng Lư mà mới đây ông thường nói là có cái vẻ hiền lành buồn cười của "một người nhỡ tàu", là "con nai vàng ngơ ngác", mà bây giờ ghê gớm đến thế kia ư? Thế là "con nai vàng" của chúng ta đã hóa hùm mất rồi! Đáng tiếc vậy thay! Ông lại ám chỉ cụ thể một số đảng viên là "bám gót giầy cấp ủy này cấp ủy khác leo dần lên thang danh lợi oai quyền hống hách…" Ông phê bình Ban Thường vụ Hội Văn nghệ "càng ngày càng tiến sâu vào con đường mệnh lệnh độc tài, quan liêu, bè phái, hẹp hòi… càng ngày càng trắng trợn chăng lưới trên khắp các nẻo đường sáng tác văn nghệ, định biến văn nghệ sĩ… thành những con cừu ngoan ngoãn, sợ sệt, chịu để cho bọn chăn dắt lùa đi ngả nào cũng được. Giống như bọn thày bùa phong kiến, các nhà lãnh đạo văn nghệ của chúng ta muốn "yểm" tất cả tâm hồn cứng rắn và tự do cho đến trở thành những hòn đất thó "tròn méo mặc dầu tay kẻ nặn".

Ông Trương Tửu thử xét lại xem lời phê bình của ông có thận trọng và đúng mức không?

Ông phủ nhận hoàn toàn tác dụng lãnh đạo tốt của văn nghệ sĩ đảng viên. Ông có nói đến tiến bộ của văn nghệ sĩ trải qua cuộc kháng chiến vĩ đại và cũng trên báo Văn nghệ ông đã kiểm điểm sự tiến bộ của bản thân ông. Một trong nguyên nhân đã giúp ông tiến bộ, phải chăng có sự giúp đỡ bạn bè thân ái của một số đảng viên sống gần ông lâu như các ông Lưu Trọng Lư, Đặng Thai Mai? (Cũng như phê bình của nhiều người ngoài Đảng như ông đã giúp cho đảng viên văn nghệ sĩ tiến bộ). Xin ông nghĩ lại xem nội dung cũng như thái độ phê bình của ông có chỗ nào chưa được chắc chắn chăng.

15/10/1956

(Lê Trung Thục, giáo viên sư phạm)


Phụ lục
Lời phát biểu của Cục Tuyên huấn về bài “Con người Trần Dần” đăng trên báo Nhân văn số 1

Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam xin phát biểu:

Bài "Con người Trần Dần" đăng trên báo Nhân văn số 1 có nhiều điểm không đúng sự thật.

Đồng chí Trần Dần, cán bộ trong quân đội đã bị thi hành kỷ luật vì đã phạm kỷ luật của quân đội.

Việc quân đội thi hành kỷ luật đối với quân nhân phạm lỗi là để đề cao kỷ luật trong quân đội và để giáo dục cán bộ và chiến sĩ.

Đó là việc nội bộ của quân đội, không phải là việc đưa lên báo chương nên đối với bức thư của anh chị em trường Chu Văn An chúng tôi đã có thư trả lời riêng. Sau này nếu cần thiết lắm sẽ công bố những văn kiện chính thức.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 1956
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 144 (25.10.1956), tr. 7, 8. Lại Nguyên Ân biên soạn.