trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 80 bài
  1 - 20 / 80 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
25.6.2002
Quốc Việt
Tán loạn
 
“Chúa đã tạo ra đàn bà từ đàn ông”. Không hiểu điều đó có một ý nghĩa như thế nào đối với đức tin của một tín đồ Thiên chúa giáo. Tôi thì chỉ muốn tin rằng điều đó hoàn toàn là một sự tình cờ. Hoặc là đã được viết ra trong bóng tối của một chế độ chiếm hữu nô lệ. Cũng có thể hiểu điều đó như thế này: khái niệm đàn bà đã được đẻ ra từ khái niệm đàn ông. Ðiều đó cũng hiển nhiên như tất cả các cặp khái niệm đối lập khác. Tuy nhiên, chắc chắn là đã phải tồn tại những khoảnh khắc mà từ đó, khái niệm đàn ông và đàn bà ngày càng cách biệt. Cách biệt như thế nào thì chỉ có Chúa mới biết. Ở đâu đó là một chế độ phụ quyền với cảnh những người vợ bị chôn sống theo những ông chồng chết sớm, còn ở đâu đó là chế độ mẫu quyền với những bà vợ túm tóc các ông chồng lôi đi dọc đường làng.

Theo Darwin thì môi trường quyết định sự tiến hoá. Hiểu theo nghĩa rộng thì ngay cả các yếu tố gọi là bẩm sinh cũng do môi trường quyết định. Ðể có thể hình dung được điều đó thì cần phải hình dung môi trường một cách rộng lựợng hơn: môi trường không nên hiểu chỉ là hệ thống các điều kiện ngoại lai tồn tại khách quan đối với một cá thể mà là hệ thống các liên hệ hai chiều giữa một cá thể và các yếu tố bên ngoài, trong đó mối liên hệ này làm nền cho hay khởi sinh những liên hệ tiếp theo. Như vậy thì không bao giờ có một môi trường giống nhau cho các cá thể khác nhau. Tôi gọi cái môi trường động này là môi trường văn hoá, còn cái môi trường của các vật thể có thể gọi tên được tồn tại quanh một cá thể là môi trường sinh-lý. Hai cá thể đặt trong cùng một môi trường sinh lý sẽ có các quá trình tiếp nhập khác nhau và do vậy, hình thành các môi trường văn hoá khác nhau.

Ðôi lúc tôi tự hỏi: từ khi nào những chữ văn và chữ thị chen chân vào họ tên của những người Việt như một chỉ dấu rõ ràng về giới tính của một cá nhân? Truyền thuyết Âu Cơ của Việt Nam không nói gì về việc chúng ta lấy con gái ở đâu nhưng nói rằng có 50 người con trai theo bố, và 50 người con trai theo mẹ. Theo đó mà suy thì chúng ta là một dân tộc dung hoà giữa phụ quyền và mẫu quyền. Vấn đề phân biệt đàn ông đàn bà tạm để đó không bàn đến. Có lẽ phần nhiều là chúng ta đã có một trình độ văn minh khá cao trong vấn đề này. Việc dùng tên để phân biệt giới tính, tuy không dám đoán chắc nhưng tôi cứ muốn tin rằng điều đó xuất phát từ đầu óc của một tên thực dân với những ý đồ bất lương, không chỉ cho một công cuộc quản lý mà còn cho một cuộc tẩy rửa văn hoá. Lẽ dĩ nhiên không ai nghĩ rằng thêm một từ vào trong tên của mình lại thay đổi cả một nền văn hoá (Nếu vậy thì tôi sẽ đặt tên con là Michael chẳng hạn). Không hiểu vì sao tôi vẫn hơi mừng thấy ngày càng có nhiều người không cần phải dùng từ đó làm chứng chỉ cho sự tồn tại cái của quí của mình. Ðó có phải là một sự trở lại với truyền thống văn hoá?

Một xã hội là một thực thể hữu cơ và liên tục theo nghĩa tất cả các giá trị, các hiện tượng đều nằm trong một tương quan sống động. Ngay cả những điều tưởng chừng không liên quan gì đến nhau. Hãy xem các tiêu chuẩn về cái đẹp của nữ giới đã thay đổi thế nào và nói điều gì về nữ quyền, vai trò phụ nữ, và các giá trị đạo đức ‘phi xác thịt’ khác: ở phương Tây, hình ảnh ngự trị của những người đàn bà mập mạp, đầy đặn như những chùm nho Ý đã bị thay thế bởi các người mẫu thanh mảnh trước sau như một. Quan niệm về nữ quyền của xã hội dường như tỷ lệ nghịch với vòng mông và vòng ngực của các siêu người mẫu. Nếu Cindy Crawford có đầy đặn hơn Claudia Schiffer, và các nam diễn viên Mỹ có nhiều cơ bắp hơn là ở châu Âu thì điều đó có nghĩa rằng người Mỹ bảo thủ hơn trong vấn đề nam nữ. Xét như vậy thì châu Á là một ngoại lệ đa dạng thú vị với Ấn Độ là một quốc gia tự tin hơn cả khi qua hàng ngàn đời, vẻ đẹp vẫn nằm ở một cái ngấn bí hiểm ở ngang bụng. So với Trung Đông, nơi phụ nữ chỉ là một bộ quần áo thì người Tàu phóng khoáng hơn nhiều nhưng lại tiểu tiết hơn nhiều khi họ dùng tới các khái niệm như lưng và bàn chân. Ở đây nữ quyền là một khái niệm khó hiểu và không đồng bộ. Chúng thay đổi theo thời gian và không gian, đặc trưng cho một thói quen thực dụng hay là một sự mềm dẻo sáng suốt. Người Việt nhiều sĩ diện hơn nên chỉ quan tâm tới khuôn mặt và màu da – dĩ nhiên là trắng. Trong trắng của đạo nho là một biểu tượng không có khuôn mặt nên nó cố mượn một bộ mặt xác thịt để hoá thân. Việc không có một hình mẫu nam nhiều cơ bắp trrong nền văn hoá Khổng giáo là trùng hợp với một thái độ bao dung nhạt nhoà đối với vấn đề nữ quyền và ĐTLA. Tuy nhiên một người Việt không có quyền tự hào về điều đó, bởi vì nếu đó là điều đáng tự hào thì thực ra chính các ruộng lúa nước chật hẹp và sự thiếu vắng các thảo nguyên săn bắn mới đáng nhận lãnh niềm tự hào đó.

Kết luận của Tâm Chính suy ra từ bài viết của Trịnh Thanh Thủy hoàn toàn có thể coi như một kết luận nghiêm túc với một chút sửa đổi nho nhỏ: việc chúng ta ăn gì, làm gì để sống, và sống ở đâu chắc chắn là có ảnh hưởng đến việc chúng ta là người như thế nào. Tôi thiên về ý nghĩ cho rằng con người là một con vật văn hoá, hay ít ra, phần văn hoá phải nhiều hơn phần sinh-lý rất nhiều. Tiếp tục suy luận bình dân thì vì là một sinh vật văn hoá, môi trường văn hoá có ảnh hưởng quyết định tạo nên hình dáng của chúng. Và vì môi trường văn hoá là “động” nên thái độ và phản ứng của một cá nhân cũng có vai trò quyết định không kém, không những trong việc tạo nên hình dáng của cá nhân đó, mà còn trong việc tạo nên môi trường văn hoá riêng của nó.

Chị Trịnh Thanh Thủy ơi, nếu chị nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường thì đừng nên e ngại sự xáo động và mất “hoà khí”.