trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
26.9.2008
Lại Xuyên

Đọc những tranh luận (chính yếu) của các ông Trần Văn Tích, Trương Công Khanh..., chúng tôi nhận thấy có một yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, tâm lý... khá quan trọng đã không được lưu ý đúng mức, mong được bổ túc.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, quả là có một số rất lớn những người không muốn chế độ toàn trị thay đổi vì nó đụng ngay đến quyền lợi thiết thân của họ: những người khá giả lên rất nhiều so với trước đây (ngay cả dưới thời Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam). Có nhiều dịp về Việt Nam, trao đổi với họ, quan sát lối làm ăn của họ, tiếp họ khi họ đến Hoa Kỳ hoặc để du lịch hoăc đưa con cái đi du học..., chúng tôi có một nhận xét rõ ràng là sự giầu có lên của họ có một cái gì gần như không lương thiện: mặc dầu không trực tiếp nằm trong hệ thống quyền lực, nhưng họ sống, kinh doanh... là hoàn toàn dựa vào những non kém, dốt nát, tham nhũng đầy dẫy của hệ thống quyền lực ấy, họ biết khai thác nó, nuôi dưỡng nó..., họ không muốn chế độ này sụp đổ, mà họ thì khá đông, có tiền, mạnh lắm, những nông dân oằn người trên những "cánh đồng bất tận" của đồng bằng sông Cửu Long hoặc trên "những bờ ruộng già" của Bắc bộ, những công nhân viên, lao động... tối mặt vì vật giá gia tăng, học phí của con cái..., so với cái "thiểu số" này là yếu lắm, yếu lắm lắm! Đó là chưa nói đến hệ thống hưu bổng cực kỳ lỏng lẻo hiện nay ở Việt Nam cũng tạo nên một lớp người ăn bám rất đông, bất cứ sự thay đổi nào mà đe dọa đến họ là... loạn ngay.