trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Thế hệ @
  1 - 20 / 34 bài
  1 - 20 / 34 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiThế hệ @
26.5.2003
 
Thế hệ @ còn chung tiếng nói?
Trích thảo luận về “thế hệ @” ở các diễn đàn khác
 
Diễn đàn Trái tim Việt Nam (www.ttvnol.com)

Bài viết (Mai Chi"-Thế hệ @", [ talawas, 24.02.2003 ] - chú thích của talawas) nghe tưởng là kêu nhưng bên trong đầu con người này chứa rất ít tinh thần dân tôc. Cái gì là "tiêu huỷ những năm tháng son trẻ trong rừng, dưới hầm hay trên bệ pháo". Đó là những tháng năm tươi đẹp cha ông ta đã cống hiến cho chúng ta để có được cái thế hệ gồm những người không biết tôn trọng xương máu cha ông như bạn Vera Lauriana (người gửi bài của Mai Chi lên TTVN-chú thích của talawas), xin bạn đừng tự đặt tên nó là thế hệ @ vì tôi không muốn xấu hổ vì những người như bạn
(metalari, 16/03/2003)

*

Tôi thật sự bất ngờ và thất vọng khi đoc bài của bạn trên diễn đàn.Tôi nghĩ rằng bạn là một sinh viên.Theo tôi, một sinh viên mà có cái nhìn bi quan và cực đoan như bạn thì thật đáng buồn cũng như đáng trách. Mặc dù trong bài viết của mình, bạn không có ý vơ đũa cả nắm. Tuy vậy bạn đã bộc lộ một cái nhìn thiếu tin tưởng vào bạn bè mình nói riêng cũng như thế thanh niên Việt Nam nói chung.Đáng tiếc là số lượng những người có cách nhìn một phía như bạn lại không phải là ít.
Theo dõi bài viết của bạn,tôi thấy bạn có vốn sống cũng như sự hiểu về xã hội không phải là nhỏ.Chỉ có điều bạn đã không sử dụng hết lượng tri thức đó vào bài viết của mình và đã đem đến cho người đọc bài viết của một tác giả sống mà thiếu niềm tin vào cuộc sống (hay tôi đã nhầm về bạn, rằng bạn là một con người có tri thức về cuộc sống rất ít ỏi và bài viết của bạn chỉ là một biểu hiện cho sự ít ỏi về vốn sống đó?)
Phải chăng trong môi trường của bạn không có những thanh niên sống có lí tưởng để bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về thanh niên hiện nay. Đúng là trong xã hội hiện nay có nhiều thanh niên sống buông thả. Họ chỉ biết chìm đắm vào những cuộc hưởng thụ. Nhưng họ không phải là số đông (nhiều không có nghĩa là đa số). Còn rất nhiều thanh niên đã lựa chọn cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa. Họ sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống khổ cực nơi biên cương, đảo xa để giữ trọn vùng trời Tổ quốc. Họ gạt bỏ mọi cám dỗ đời thường về vật chất, chấp nhận một cuộc sống vất vả với đồng lương ít ỏi và những tổn thương về tình cảm để cống hiến hết mình cho khoa học, nghệ thuật. Họ đang lao động cật lực trên mọi lĩnh vực với một mục đích chung duy nhất là đem lại sự phát triển cho đất nước, thay đổi cách nhìn của thế giới về Việt Nam. Những giải thưởng cùng sự ghi nhận của thế giới về những điều họ đã làm đã chứng minh cho tính đúng đắn của con đường họ đã chọn. Điều đáng mừng là họ chiếm số đông trong thanh niên hiện nay.
Trong bài viết của mình, bạn cũng đã cho chúng tôi thấy cách bạn nhìn thế hệ trước.Tôi không hiểu bạn lấy nguyên mẫu từ đâu. Phải chăng cũng từ những người sống quanh bạn?Với tôi, đó là một cái nhìn thiển cận, thô thiển và đầy sự hỗn láo (xin lỗi bạn nếu tôi có quá lời). Nhìn cha mẹ tôi cũng như những thày cô giáo khác ở trường cấp ba nơi tôi đã học, tôi không nghĩ rằng họ đang đi tìm những gì họ đã mất bởi "một thời trẻ đói khát"như bạn đánh giá. Họ đang đốt tiếp ngọn đuốc mà họ đã thắp suốt thời trai trẻ để soi đường cho chúng ta. Đương nhiên tôi chỉ lấy ví dụ trong một không gian nhỏ bé. Nhưng tôi tin rằng trong thế hệ đi trước, chỉ một số nhỏ là có điều kiện để chơi tennis, có bồ nhí... Số đông còn lại đang cùng thanh niên vật lộn với cuộc sống, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ là những người xứng đáng để chúng ta kính trọng và chúng ta có nghĩa vụ phải kính trọng họ. Chúng ta phải tiếp thêm lửa cho ngọn đuốc họ đã thắp chứ không phải ngồi quy kết họ vào một số ít những con người tha hoá trong khi chưa chắc chúng ta đã làm được gì nhiều hơn họ đã làm (mặc dù họ luôn khen ngợi chúng ta giỏi hơn họ nhiều).
Lời cuối cùng tôi muốn gửi đến bạn cùng những người cùng quan điểm như bạn là :"Đa số thanh niên hiện nay không thuộc thế hệ @ như bạn nghĩ. Chúng tôi, những con người của thời đại mới, đã sẵn sàng tiếp nhận mọi nhiệm vụ khó khăn nhất nhằm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia cường thịnh trên thế giới". Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về thanh niên Việt Nam.
(HUSVNU,17/03/2003)

*

Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy cuối bài của Vera có dòng (c) Talawas, Talawas là một diễn đàn của VK ở hải ngoại thì phải. Không lạ gì khi họ có bài như vậy. Tớ không thích miệt thị người khác lắm, thế mà suýt nữa định chửi vung lên để trút bớt sự bực bội khi lần đầu đọc bài của Vera Lauriana. May cũng kiềm chế tốt nên mới chỉ viết đôi ba dòng qua loa bày tỏ sự bực bội và tất nhiên là không quên tặng 1 sao to tướng. (Về sau dường như còn một người nữa cũng táng vô 1 ông sao, ko hiểu là ai) Thế mà đến ngày hôm sau nghĩ vẫn còn tức quá, định vào mạt sát một mẻ để trút giận, may mà nhờ mọi người nói thêm mới phát hiện ra đây là bài của người khác. Thế là rốt cục bạn Vera Lauriana vì dại dột gửi lại một bài phản động mà phải hàm oan.

Từ giờ mong các bạn cẩn thận hơn trước những câu chữ của người Việt ở nước ngoài, nếu là người Việt lưu vong thì chả nói làm gì nhưng rất nhiều rất nhiều những sinh viên VN ra nước ngoài học đã bị tha hoá về tinh thần, nhiều người do không có lập trường vững chắc, cứ nghe cái gì to tát (kiểu như bài Vera Lauriana trích dẫn ở trên) là liền nghĩ là hay ho lắm, và học theo không cần suy nghĩ. Tôi hay gọi thế hệ đó là thế hệ Óc Rỗng, mong sao ko ai trong chúng ta trở thành như vậy. Mong sao các bạn cẩn thận hơn trước các nguồn tin không đáng tin cậy.
Ký tên: Một người yêu nước
(metalari, 17/03/2003)

*

Xin chào các bạn, Đây là bài viết của tác giả Mai Chi, Talawas. Cám ơn các bạn đã đọc và tranh luận. Bài viết này tôi thấy hay nên post lên đây cho bà con cùng đọc. Tất nhiên, một phát ngôn mới lạ - dù dưới hình thức gì, tư tưởng mới mẻ hay trò chơi câu chữ - cũng luôn dễ gây sốc. Tôi và các bạn, những người tự coi mình còn trẻ, sẽ không dễ gì đi qua những cú hích mà không gợn một chút lăn tăn.

Cách đây vài năm, tôi cũng đã từng gò lưng đạp xe trong những cơn gió đông Hà Nội lạnh đến buốt đầu, nhễ nhại nhấn pê đan dưới cái nắng hè nổ đom đóm mắt để đến giảng đường nghe cho kịp thứ bài giảng đã in trong giáo trình từ cả thập kỷ trước với hy vọng mình sẽ tìm được chút gì mới hơn và cũng để đỡ tiếc số tiền bố mẹ cho đi học. Thời học trò, cứ thứ hai hằng tuần, tôi cũng đứng dưới sân trường để hát quốc ca, để nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió mà mơ ước: sau này...

Thời đó, tôi thuộc thế hệ Babétnhè. Cái thế hệ mà nếu tôi muốn cất lên tiếng nói của riêng mình, bố mẹ sẽ chỉ cười xoà và xoa xoa mái tóc tôi tưởng đến hói cả đầu. Cái thế hệ mà khi tôi hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, thầy giáo sẽ nhìn tôi trìu mến. Cái nhìn của lão Bành Tổ dành cho đứa trẻ lên 3!
Lòng tự ái con trẻ khi ấy có thể dễ dàng biến một đứa trẻ con thành một cô hay một chàng ngổ ngáo chính hiệu, hoặc giả có nhẹ nhàng hơn thì cũng là một nàng áo trắng, một chàng quần xanh cả ngày cúi đầu tập hát "ở trường cô dạy em thế..."

Vậy thì khi bạn thoát khỏi cái thế hệ Babétnhè, bạn được nâng cấp lên thành alpha Việt Nam (theo tinh thần dân tộc, không lấy Wave Tàu hay Dream Thái ra làm "vật chất kế"), bạn sẽ thấy ra sao?

Tôi không khoái gì những chàng @ bao bồ bằng tiền bố mẹ, cũng chả ưa gì những cuộc chơi thâu đêm nơi vũ trường. Nhưng nếu tôi kiếm được tiền từ chính bàn tay tôi, tôi hoàn toàn có quyền đến vũ trường để nhảy những bản Tango mà tôi yêu thích, hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc @ nếu tôi ưa.

Vấn đề chỉ còn ở chỗ, nếu chưa có bằng lái thì tốt nhất là vẫn nên đi Cup 50 cho chắc chắn. Vậy thôi!
(Vera Lauriana,18/03/2003)


Diễn đàn Thanh niên xa Mẹ (www.tathy.com/thanglong)

Đúng là thế hệ trẻ ngày nay đã khác nhiều với thế hệ cha ông trước đây, họ không còn phải chịu những khó khăn, mất mát và hi sinh. Họ lại còn có nhiều điều kiện hơn trong cuộc sống, như Mai Chi và Phan Khôi đã viết vậy đó.
Thế nhưng cũng không thể phê phán rằng thế hệ trẻ giờ đây sống thực dụng hơn hay chỉ muốn hưởng thụ trong cuộc sống thì đó lại là những điều xấu được. Nếu quả là ở họ có những cái có thể giúp họ được hưởng thụ, thì tại sao lại có thể lên án những hành động như vậy được. Phải chăng đó chính là sự ghen tỵ hay tính đố kỵ?
Còn nếu quả thật muốn lên án những người có cách sống như vậy, thì cũng chỉ nên giới hạn với những kẻ vẫn ăn bám, tiêu tiền của người khác nhưng lại vẫn hợm hĩnh, coi thường và lên mặt với người khác mà thôi. Đúng là những trường hợp này cũng không phải là ít, với những trường hợp con nhà giàu.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thế hệ trẻ ngày nay nếu có cách suy nghĩ vậy thì đều là không hay vậy cả. Đúng là với thế hệ những thanh niên ngày nay, họ luôn khát khao để có được một chỗ làm tốt và sao kiếm được nhiều tiền. Và họ muốn làm vậy là để có đủ điều kiện mà hưởng thụ cuộc sống, một cuộc sống thật ngắn ngủi biết chừng nào. Như vậy họ chẳng đã muốn lao động và sống dựa trên chính sức chính sức lao động của họ rồi đấy thôi. Vậy có lý thuyết nào bảo đó là điều sai trái? Mà để có được một chỗ làm như họ đã rất khát khao và mong muốn vậy, họ cũng phải chịu hi sinh với mất mát nhiều chứ. Có thể rằng thời nay, sự hi sinh đó không phải là xương máu, hay phải chịu sống khổ trong hầm đât,hay bị các loại bệnh tật nguy hiểm như cha ông ngày xưa. Thế nhưng họ cũng phải mất bao thời gian và tuổi trẻ để tập trung mà học tập, để cạnh tranh khi mà các thằng khác cũng lao đầu vào học như điên. Rồi để mong tăng thêm sự cạnh tranh, những người trẻ tuổi đó cũng đã phải nhịn chi tiêu, tiết kiệm tiền để đi du học nước ngoài, những nơi hi vọng sẽ có điều kiện đào tạo tốt hơn ở trong nước. Khi đó, họ sẽ còn phải chịu thêm nhiều những khó khăn lắm chứ, đó là một cuộc sống một mình, một cuộc sống thiếu thốn mọi mặt về tình cảm, vật chất, xa cách với bạn bè, gia đình và người thân, bị chịu nhiều thiệt thòi mà nếu vẫn được sống trong nước họ sẽ không phải chịu. Họ sẽ bị già nhanh hơn tuổi vì phải sớm tính toán chi li, và có khi còn bị mất người yêu nữa vì khoảng cách nữa. Đã vậy, họ lại phải vật lộn một mình với bao khó khăn nơi đất khách quê người bởi cuộc sống và học tập. Trong số họ, có những người một ngày chỉ được ngủ có 3 đến 4 tiếng mà thôi, ngày thì lo nghe giảng trên lớp, tối thì lo học bài, thế nhưng sáng 4 h sáng đã phải lo dậy để đi đưa báo, chỉ mong có chút tiền để thêm phụ cấp cho cuộc quá đắt đỏ ở xứ người, trong khi tiền tiết kiệm của bố mẹ dành cho thì không đủ. Hay có những SV phải tranh thủ giờ nghỉ trưa ngắn ngủi 1-2 tiếng ở trường, để không ăn trưa nữa, mà tranh thủ tạt nhanh đến một quán nào đó để dọn dẹp hay phụ thêm ở một nhà hàng nào đó cũng để kiếm chút tiền. Còn có may mắn hơn cho những SV được làm ở hãng, tuy vậy họ cũng lại phải làm thâu đêm thật muộn và cũng không bao giờ được ngơi tay hay lơ là công việc... .Thế nhưng bên cạnh đó họ vẫn phải đảm bảo học sao đạt kết quả học cho thật tốt! HỌ LÀM VẬY ĐỂ LÀM GÌ? Chính là để họ có đủ khả năng cạnh tranh để có thể làm việc được ở chỗ đẹp đẽ và lắm tiền đó đấy, và tất nhiên khi có được tiền thì phải.....HƯỞNG THỤ chứ! và tất nhiên khi đủ điều kiện tài chính thì tại sao lại không thể xài @, hay một model xe hơi nào đó chảng hạn, hoặc quyết định xây cho mình một căn nhà đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi xịn...Vậy tại sao những thanh niên thời nay có ý thức và ý chí mãnh liệt vậy lại có thể bị lên án được? Chính những người như vậy mới thực sự là động lực tích cực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội mới phải chứ. Thế hệ trẻ như vậy thật đáng được trân trọng và cổ vũ.
Tất nhiên chúng ta không bao giờ được phủ nhận thế hệ cũ, bởi nhờ có sự hi sinh của những thế hệ ông cha ta trước đây thì mới có thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay được. Nhưng cũng không thể đòi hỏi thế hệ trẻ ngày hôm nay phải sống như cha ông ta ngày trước, bởi như vậy thì xã hội rõ ràng là sẽ không hề phát triển được. Thế nên nếu đến thế hệ con cái, cháu chắt chúng ta mà có quan niệm khác hay có những mâu thuẫn với chúng ta, thì có thể cũng sẽ làm cho chúng ta bị buồn. Thế nhưng chưa chắc đó là những điều không hay cho một sự phát triển. Còn tất nhiên,"CÁI NÀO CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ"
Thế nên,tuỳ theo hoàn cảnh và nhu cầu mà chúng ta thấy cần phải ưu tiên cho mục đích nào mà thôi.
(bo toi, 24.2.2003)

*

Tính thực dụng của thanh niên ngày nay khởi nguồn từ nền giáo dục phổ thông yếu kém, gia đình, nhà trường và xã hội không tìm được phương thức nào để giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và nhận thức được các giá trị đạo đức truyền thống (cái này gọi cách khác là bản sắc văn hoá). Bên cạnh đó, Internet lại là một người bạn hào phóng và thông thái đến độ có thể níu chân những thanh niên Việt nam ngồi lại hàng giờ bên máy tính, các hoạt động xã hội từ thành thị cuốn theo nông thôn ngày càng vận động gấp gáp để đuổi kịp theo tốc độ hoà nhập kinh tế với ngoại quốc, chất thải xã hội không bài tiết ra ngoài được bao nhiêu cho nên tất cả đều được trộn lẫn với nhau thành một thứ hổ lốn, những giá trị và phi giá trị. Net và Văn hoá hỗn tạp, hai yếu tố này đã chi phối hoàn toàn đời sống tinh thần và đời sống vật chất của thanh niên. Một thanh niên được đào tạo bài bản có thể hiểu biết và phân tích rạch ròi những sự kiện đang diễn ra trong nước và trên thế giới chỉ thông qua việc thu thập các thông tin trên Net trong một khoảng thời gian là vài giờ, hoặc vài ngày; nhưng để hiểu và nhận thức được thế nào là ĐOÀN KẾT, BÁC ÁI và giản dị hơn là khái niệm HOÀ BÌNH thì cái tầm vóc vững chãi của tuổi trẻ kia hoàn toàn không giúp ích được gì cho nhân cách bé nhỏ trong những cái đầu cũng bé nhỏ như những con Chip của Intel. Sự bất lực của phương pháp giáo dục phổ thông truyền thống. Thanh niên ngày nay không thiếu niềm tin! Họ tin vào sức mạnh vật chất của gia đình, tin vào hình ảnh của chính bản thân mình trong ánh hào quang chói ngời những bằng cấp, những thành quả học tập và chói lọi hơn cả là hào quang của những lời khen ngợi từ gia đình và chúng bạn. Họ tin vào bất kể thứ gì họ bắt gặp trong cuộc sống, từ những hoạt động nhân đạo, hoạt động thanh niên tình nguyện xây dựng xã hội lành mạnh cho tới những cách thức kiếm tiền gian lận mà các tiền bối đã và đang thể hiện trước mắt họ hay những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với đua xe, rượu mạnh, cờ bạc, tình dục và ma tuý. Chất thải xã hội không kịp bài tiết là như thế, tất cả đều tồn tại cùng một lúc và không có bất kỳ một nhà giáo dục nào có đủ năng lực chỉ ra rằng cái gì xấu sẽ bị đào thải (lại là một giá trị văn hoá truyền thống bị lãng quên) Thanh niên ngày nay không chạy theo đồng tiền ! Họ không có đủ sức khoẻ để chạy mà chỉ quanh quẩn trong xã hội và bấu víu lấy một món tiền lương, tiền công mà họ nghĩ rằng như thế đã đủ để ổn định cuộc sống của bản thân, và họ đấu tranh với nhau để giành giật những món đó, những mẩu bánh thừa mà các ông chủ ném ra. Những thanh niên được xem là ưu tú nhất, giỏi giang nhất nhặt nhạnh những mẩu thừa to nhất hoặc vẫn còn chưa bị mốc, nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu tự hào là những con người ưu tú nhất Việtnam với mức lương tháng béo bở là 700 hay 1000USD! Cũng là một con số đủ để bảo dưỡng chiếc Mercedes của bác Phan An. Thanh niên ngày nay đang bị bỏ rơi, không có sự thực nào phũ phàng hơn điều này. Những nhà giáo dục, những chính khách, những ông bố bà mẹ luôn nói với họ rằng hãy học cho thật giỏi để có thể tề gia trị quốc bình thiên hạ, nhưng thanh niên học như thế nào thì không có ai quan tâm, hoặc là sẽ bày cho họ những phương pháp học tập thiếu khoa học và những bài giảng cũ kỹ. Biểu hiện rõ rệt hơn của hành động bỏ rơi là cách hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên đều không được xã hội quan tâm nghiêm túc, chưa có một thời kỳ nào mà thanh niên phải lang thang khắp nơi để tìm việc làm như hiện nay. Đó là sự bất lực của xã hội không có các nhà quản lý chuyên nghiệp và cơ chế quản lý Nhà nước phong kiến hẹp hòi, tiếc rằng hậu quả là không gì đo đếm. Thế hệ @ sẽ là thế hệ kế tiếp công việc xây dựng Việtnam và rồi họ sẽ để lại dấu ấn lên lịch sử. Đó sẽ là những dấu ấn đậm nét bởi vì sự đấu tranh giữa cái Đẹp và cái Xấu là không ngừng nghỉ và dường như Thời đại của thế hệ @ là thời đại đỉnh cao của cuộc đấu tranh này ở Việtnam trong một chu kỳ phát triển xã hội. 50 năm trước Việtnam có Bác Hồ, nay ta đã có @, quả là thời thế tạo anh hùng ! (Traucau, 19.05.2003)

*

Trò chuyện với tuổi 20 yêu dấu. ...Anh với chú chênh nhau gần mười tuổi, cũng nhiều phết, có thể gọi là cách nhau đến hàng thế hệ được chưa? Chú hỏi anh nghĩ thế nào về thế hệ các chú a? Các chú bây giờ sướng, sướng nhất trong tất cả các thế hệ người Việt nam từ trước đến nay. Hồi bé tí anh còn phải đi sơ tán, anh đã biết thế nào là thời bao cấp, phải xếp hàng, phải ăn độn (độn ngô, độn khoai, d?n m? - anh nh? có d?a tr? mách m?: m? oi ch? ?y hu l?m, ch? ?y an vã com - nghia là không ch?u an d?n)...Ngày bé, nhớ mọi người còn đi bày cái vỏ bao thuốc lá, vỏ lon bia, vỏ chai rượu trong tủ kính (có bác cầm lon bia không biết mở thế nào, định dùng dao m? nhu m? d? h?p)...Ngày xua b?n anh di Nga di Ð?c dã là ghê l?m, bây gi? các chú di M?, di Anh, di Pháp...như đi chợ. Anh thấy bảo thế hệ các chú có thể tạm gọi là thế hệ @. Thế hệ bọn anh có thể gọi là thế hệ gì nhỉ? Anh thấy bảo đa số các chú mơ sắm xe @? Bọn anh có lẽ mơ mua nhà, mua đất (hơn mơ sắm xe Mercedes - ở "bển", xe Mer chẳng là cái gì, còn nhiều loại xe "xịn" hơn) Các chú - Thế hệ @ đang bị nghe chửi: nào là ích kỷ (chỉ biết nghĩ đến mình), thực dụng (chỉ biết đi làm cho Tây ăn bơ thừa xúp c?n), th? o (không bi?t th? nào là t? thi?n), b?o l?c (dâm chém, dua xe), t? n?n (c? b?c, nghi?n hút)...Các chú có th? t? bào ch?a cho mình: Các chú là th? h? d?u tiên du?c hu?ng hoà bình tr?n v?n... Các chú có quyền sống cuộc sống của mình, các chú có quyền mưu cầu hạnh phúc... Cũng phải thấy là sau thế hệ bọn anh, các chú - Thế hệ @ sẽ là thế hệ kế tiếp công cuộc xây dựng đất nước Việt nam. Thế hệ @ rồi sẽ để lại dấu ấn lên lịch sử, đó sẽ là dấu ấn như thế nào - dấu @? "Chúng ta có bao nhiêu hy vọng rằng giới trẻ hôm nay sẽ làm Việt Nam trở thành một chốn tốt đẹp hơn để sống?" Đã đành là "đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào" nhưng anh thật, anh chẳng có hy vọng gì vào các chú. Chẳng có hy vọng "dân tộc Việt nam trở nên vẻ vang" "sánh vai các cường quốc năm châu". Đời con anh, đời con các chú lại khổ thôi. Bây giờ trông bọn trẻ con đi học mà anh khiếp. Lại câu cửa miệng: "Trách nhiệm này thuộc về ai?"... (Phan An, 20.05.2003)
*

Một trong những giá trị đạo đức trói chặt đám đàn anh của thế hệ @ đó là sự ghê tởm tính thực dụng. Dù rằng các vị đàn anh này chẳng bao giờ bỏ qua bất cứ một cơ hội kiếm chác nào, nhưng sự sợ hãi thừa nhận tính thực dụng của họ khiến họ bị trói buộc trong một vòng luẩn quẩn của chuẩn mực đạo đức và lòng ham mê kiếm chác của con người. Thế hệ @ thì không vậy, không bị ràng buộc bởi chuẩn mực rởm rít này, chúng lớn lên trong thực dụng, và học được cách thực dụng. Một vài trục trặc nhỏ lúc đầu đời, khi mà sự thực dụng của chúng tạo nên các xung đột và quyền lợi. Nhưng cuộc sống dần dần sẽ dậy cho chúng rằng: thực dụng mà không lợi dụng, thực dụng theo kiểu cùng có lợi sẽ là con đường tốt nhất để chúng tiến lên, vững chãi và có bạn đồng hành.
(TanNg, 20.05.2003)

*
Tôi chưa từng thấy dân tộc và quốc gia nào thanh niên cũng như toàn thể người dân quan tâm đến chính trị và XH như ở VN. Họ vẫn hàng ngày theo dõi từng bước của các vị lãnh đạo. Họ bàn tán ở mọi nơi mọi lúc. Vậy thì sao lại nói là thờ ơ. Dù chỉ ở một mức độ nào đó việc bàn tán nói lên được sự hiểu biết và mối chia sẻ gánh nặng với quốc gia hay với người khác.
Tôi thấy cái mục @ bên talawas là không thực tế, bởi người viết thường chỉ nhắm vào một số bộ phận nhỏ của thanh niên, nhất là thành phần có liên quan đên vấn đề nổi cộm, mà có thể nói là ăn khách. Nếu nói như những người viết bài thì thanh niên ở làng quê, ở nhưng nơi chưa phát triển, mà bộ phận này rất đông lại không được coi là người của thế hệ trẻ? Các thanh niên sống và học tập một cách đàng hoàng chân chính họ sẽ nghĩ sao? khi bản thân mình không thế mà báo chí lại lấy một số người đại diện cho họ.Ở nông thôn tôi thấy (không phải là tất cả, và tôi cũng ko muốn lặp lại vết xe mà những người hay lôi câu chuyện thế hệ ra bàn tán) cũng chẳng có mảy may ý tưởng thực dụng như đc Phan An giả say cà khịa. Xin đính chính lại "chủ nghĩa thực dụng" không phải là chủ nghĩa xấu. Tính thực dụng và tính thiết thực mà mọi người hay đề cập chẳng qua là một. Theo wan điểm của tôi thì không nên cho nó là xấu khi thanh niên có suy nghĩ như vậy. Lối nghĩ thực dụng chẳng đã đem lại rất nhiều kết quả to lớn như hiện này, trong khi số lượng các phát kiến theo kiểu ngẫu hứng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể đến trong các trường học luôn đắt môn creativity bên cạnh productivity. Phải đặt hiệu quả lên hàng đầu. Mà ngay bản thân tôi lúc này chẳng hiểu việc viết thế này đem lại hiệu quả gì ko.
(Bro_sky, 20.05.2003)
*

Thế hệ @ cũng có nhiều cái hay. Chúng không bị ràng buộc bởi những giá trị đạo đức ngớ ngẩn của bọn đàn anh nên chúng tự do hơn nhiều, càng không giống bọn đàn anh thích kèn cựa, cô lập (dưới nhãn mác của chủ nghĩa độc lập) chúng phóng khoáng, dễ hòa đồng và hợp tác. Một chút kiến thức bọn đàn anh có được mà chúng còn mải chơi chưa thèm học thì sau này chúng học, vài năm chẳng đáng là bao so với cả cuộc đời. Và điều quan trọng nhất là những giá trị mới của thế hệ @ phù hợp với môi trường mới của xã hội, một xã hội mà sáng tạo, đổi mới và hợp tác là các giá trị văn hóa quan trọng nhất của phát triển.
(TanNg, 20.05.2003)