trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 80 bài
  1 - 20 / 80 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
28.8.2002
Nguyá»…n Anh CÆ¡
Bàn Tròn Talawas về Ðồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
"Chống Mao bằng phương pháp của Mao thì không thắng nổi Mao"
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20 
 
Chào các anh các chị,

Cảm ơn chị Tre Xanh, chị Thy Vân và anh Ðỗ Kh. đã trả lời một số câu hỏi của tôi. Có một số độc giả cũng viết thư riêng giải thích và nêu ra những vấn đề rất hay. Tôi có "nằn nì" xin phép được repost các lá thư đó lên đây cho rộng đường dư luận, thì chưa được sự đồng ý. Có một số lý do làm tôi vẫn càng ngày càng "lúng túng", nhân đây tôi muốân giải thích thêm các lúng túng đó nhờ các anh các chị phủ phê cho.
Tất nhiên tôi đã phải thử đặt mình vào vị trí người ÐTLA để tìm được sự cảm thông và phá bỏ các định kiến cố chấp của mình. Trái với giả thiết của anh Ðỗ Kh., tôi hoàn toàn không thấy "ghê bỏ mẹ" hay một sự nhờm tởm nào. Thậm chí tôi hình dung ra được sự thi vị và cám dỗ của ÐTLA. Có lẽ vì thứ gì trên đời người ta ăn được thấy ngon, tôi cũng chén được tuốt (Trở thành ÐTLA thì quả có hơi muộn, nên đối với tôi nó giống thú chơi thể thao điền kinh nặng nhiều hơn).
Theo tôi thì vấn đề của những người ÐTLA đặt ra không chỉ là vấn đề luyến ái. Nếu chỉ đặt vấn đề là quan hệ tình cảm, tinh thần và sinh lý (= luyến ái) giữa những người cùng giới thì vấn đề trở nên rất dễ, có thể không phạm tới hệ thống đạo đức xã hội gì. Nhưng tôi nghĩ rằng những người ÐTLA muốn đặt vấn đề một cách cơ bản hơn và muốn thay đổi hệ thống đạo đức xã hội với sự hiện diện của họ ở mọi tầng văn hóa, đạo đức, pháp lý, xã hội.
"Ðiểm chiến lược" đầu tiên trong "trận đánh" này là gia đình. Theo tôi đó là điểm hết sức quan trọng đối với những người ÐTLA muốn đạt được. Ai dám bảo cấu trúc gia đình chỉ là vấn đề như ăn thịt chó và không có ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội? Sở dĩ tôi hỏi câu hỏi đầu tiên là muốn xác định rõ tiến trình phát triển của ÐTLA trong xã hội. Trong xã hội luôn có những phương thức sinh hoạt tương đối "độc đáo" trong những nhóm người hạn hẹp, tuy cũng bị xã hội phê phán (đối với họ thì là "kỳ thị") như các phương thức quần hôn, ngoại tình, luyến ái vị thành niên, đồng tộc... Trong đó, giới hạn giữa đúng sai nhiều khi cũng mờ nhạt lắm, rất phụ thuộc vào góc nhìn và xã hội có thể chấp nhận như là những thăng giáng tất yếu, cho đến khi các sinh hoạt này không đòi hỏi một thiết chế xã hội đi kèm, thì đó chỉ là vấn đề như nhà sư ăn vụng thịt chó hay có nhân tình. Theo tôi nếu ÐTLA chỉ là luyến ái hay là một sở thích đặc biệt giống như cái dục vọng được đấm vào một thằng cha thô bỉ nào đó... thì việc thực hiện nó trong một phạm vi hẹp, giữ kín, ví như "tát vào mặt sếp" mà chỉ hai nhân vật biết với nhau, cũng hay ho ra phết.
Về đạo đức xã hội cũng vậy, tôn sư trọng đạo, yêu người, hiếu thuận là chuyện tốt, nhưng cũng có những ông bố, ông thầy bị ăn đòn đáng đời, những tên bất lương bị tiêu diệt đúng lúc. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta có thể đưa vào hệ thống đạo đức xã hội cho phép trò đánh thầy, con nện bố hay người ta có thể tự ý bắn hạ người khác. Tiêu chẩn đạo đức, pháp lý là quy tắc toàn thể và luôn có ngoại lệ. Pháp quan là người chiếu theo quy toàn thể để bảo vệ xã hội. Nghệ sĩ là người thông cảm với các thân phân riêng tư. Xã hội sống trên sự cần bằng của hai cực đó.
Câu hỏi ÐTLA là ngoại lệ (tức là có thể thông cảm như những thăng giáng đặc biệt) hay cần đưa vào hệ thống quy luật? Nếu nói đến gia đình thì có nghĩa là không còn là ngoại lệ nữa. Sở dĩ tôi hỏi vấn đề ngoại tình, poligamy... là muốn xem hình thái gia đình ÐTLA là một chiến lược trong cuộc đấu tranh của người ÐTLA hay một ước vọng tự nhiên.
Theo tôi thì áp đặt những tiêu chuẩn đạo đức luân lý thông thường cho hệ tư tưởng ÐTLA dường như mâu thuẫn. Tôi có cảm giác đặt vấn đề "Gia đình ÐTLA có sắp xếp được vào hệ thống xã hội hiện nay được không?" cũng lớn chẳng kém gì "Cấu trúc gia đình có cần thiết hay không?", "Ngoại tình có chấp nhận được hay không?" (Hình như ông Jean Paul Sartre rất ủng hộ vợ ông đi chơi với mấy anh trẻ và còn khen vợ có thẩm mỹ trong chọn lựa!)
Vì vậy tôi càng lúng túng tợn khi chị Tre Xanh và chị Thy Vân lại đem các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống ra một cách tương đối dễ dãi để làm tiêu chuẩn cho quan hệ gia đình ÐTLA. Người ta bảo "chống Mao bằng phương pháp của Mao thì không thắng nổi Mao".
Xin lỗi các anh chị vì các ý nghĩ không mạch lạc, lộn xộn, chẳng qua vì vẫn còn lúng túng.

Trân trọng
(mailto:bocohan@hotmail.com )

Bàn tròn Talawas ÐTLA http://groups.yahoo.com/group/ta_round