trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Tây Tạng, Việt Nam và Thế vận há»™i Bắc Kinh 2008
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28 
11.4.2008
Bùi Văn Phú
San Francisco: đón, đuổi những ngọn đuốc
 
Năm nay Thế vận hội sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào mùa hè.

Ai bảo thể thao và chính trị phải tách rời là đã quên lịch sử: Berlin 1936, Munich 1972, Moskva 1980, Los Angeles 1984 là những Thế vận hội đã mang nhiều dấu ấn của chính trị.

Một lần nữa, chính trị lại không thể tách rời thể thao. Cuộc rước Đuốc Thế vận đang làm nổi lên một làn sóng phản đối chính quyền cộng sản ở đất nước đông dân nhất thế giới này và đòi hỏi Bắc Kinh cải tiến thực trạng nhân quyền của họ.

Trong mấy ngày vừa qua, thành phố San Francisco đã là điểm đến của 3 ngọn đuốc, tất cả đều mang những ý nghĩa cao đẹp: Đuốc Nhân quyền, Đuốc Tự do Tibet và Đuốc Thế vận hội 2008.

Vận động viên John Carlos, huy chương đồng Olympics Mexico 1968, phát biểu trong buổi rước Đuốc Nhân quyền. Ông lên án những chính sách kì thị mầu da và tôn giáo.

Ngày 5.4 Đuốc Nhân quyền, được đốt lên từ Athens vào tháng Tám năm ngoái, đã được chừng 300 người rước qua đường phố San Francisco, khởi đi từ Union Square, xuống đường Market, ra bến cảng.

Người Tibet lưu vong khắp nơi đã kéo về San Francisco dự đêm thắp nến cho tự do ở quê hương của họ.
Ngày 8.4 Đuốc Tự do Tibet được đưa từ Civic Center đến trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, rồi về United Nations Plaza để có đêm đốt nến cho tự do của dân tộc Tibet, một quốc gia đã bị Trung Quốc xâm chiếm từ hơn nửa thế kỉ qua. Nhiều nghìn người đã tham dự đêm thắp nến. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi và là quán quân Nobel Hoà bình 1984, dịp này đề nghị Ủy hội Quốc tế Olympics hủy bỏ việc rước Đuốc Thế vận qua Tibet và kêu gọi lãnh đạo những quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Tổng thống George W. Bush không tham dự lễ khai mạc Olympics tại Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây. Còn diễn viên điện ảnh Richard Gere đọc một thư ngỏ của Đức Dalai Lama kêu gọi mọi người hãy tranh đấu trong tinh thần bất bạo động.

Hôm 9.4 Đuốc Thế vận hội Bắc Kinh đã đến San Francisco, một trong 20 thành phố được vinh dự chuyển đuốc trong một hành trình dài 85 nghìn dặm đường và qua 20 quốc gia, trong đó có Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Argentina, Việt Nam.

Hàng vạn người đã đổ về khu Embarcarado để hy vọng có cơ hội nhìn thấy ngọn Đuốc Thế vận. Nhưng hy vọng đó đã tan theo mây khói.
Chờ đón Đuốc Thế vận có những người ủng hộ Trung Quốc cũng như những người đòi tự do cho Tibet
Trung Quốc bị cáo buộc là đồng loã với những vụ diệt chủng ở Darfur, châu Phi
Biểu tượng của Olympics Bắc Kinh 2008 cũng có mặt trong đoàn người chờ đón Đuốc Thế vận.
Hình ảnh của Đức Dalai Lama được những người kính trọng Ngài giơ cao trong các cuộc biểu tình.
Ký kháng thư phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền
Hai hình ảnh tố giác những vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh

Thế nhưng Đuốc Thế vận đã đến San Francisco và ra đi theo một lộ trình đầy bí mật và chỉ qua vài con phố, trong khi có mấy chục nghìn người đứng dọc theo lộ trình trên đường Embarcadero như đã được thông báo trước để chờ đón, nhưng không có cơ hội nhìn thấy đuốc. Trong đám đông nhiều vạn người đứng chờ, có người có cảm tình với Trung Quốc, phất cờ đỏ nghênh đón Đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008; có người lại phất cờ đòi tự do cho Tibet, hay giơ biển chữ phản đối Trung Quốc chà đạp nhân quyền của dân Tibet; kẻ khác lên án Trung Quốc đồng loã với chính sách diệt chủng ở Darfur, Sudan.

Cộng đồng người Việt hải ngoại lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và kêu gọi thế giới tẩy chay Olympics Bắc Kinh qua một “Lời kêu gọi” đăng trên báo San Francisco Examiner ngày 8.4.08
Nhiều người Việt và tổ chức cộng đồng đã tham gia biểu tình trong ngày Đuốc Thế vận đến San Francisco và những sinh hoạt đón Đuốc Nhân quyền, Đuốc Tự do Tibet.

Ở những nơi tụ họp, có chỗ người tham gia biểu tình được xem trình diễn nhạc sống trên sân khấu ngoài trời, có khi được xem múa rồng, múa lân, có lúc nghe những tiếng hô ồn ào, náo nhiệt: “China out. Tibet now”, “Free. Free Burma”, “China lies. People die”, “Save Darfur. Boycott Olympic”.

Cả vạn người thất vọng vì chờ đợi nhiều giờ đồng hồ nhưng không được thấy Đuốc Thế vận

Thị trưởng San Francisco Gavin Newsom đã quyết định thay đổi lộ trình vì e ngại sẽ có những tấn công làm tắt ngọn đuốc như ở London và Paris. Sau lễ khai mạc ngắn gọn, đuốc đã không được rước theo lộ trình đã công bố mà đi ngả sau, ra một lộ trình khác khiến hàng chục nghìn người đứng đón hai bên đường phải ra về ấm ức vì đã mất cơ hội nghìn năm một thuở mới có một lần.

Lễ bế mạc cũng đã phải đổi chỗ, thay vì tại một công viên với nhiều nghìn người chờ sẵn, thì được tổ chức vội vàng tại phòng khách của sân bay quốc tế San Francisco để rồi đuốc tiếp tục lên đường đến Argentina. Đuốc Thế vận đã đến chào nước Mỹ rồi ra đi một cách bí mật, vội vàng làm nhiều người bực tức cho rằng Thị trưởng Gavin Newsom đã để chính quyền Bắc Kinh xỏ mũi kéo đi, với mục đích che đậy những hình ảnh không đẹp cho Trung Quốc khi Đuốc Thế vận đi đến đâu cũng gặp những tiếng la phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh chà đạp nhân quyền. Bằng chứng là khi đến lượt cô Majora Carter cầm đuốc chạy, cô rút ra một lá cờ Tibet để vẫy lên thì liền bị nhân viên an ninh Trung Quốc đi kèm giật lấy và ban tổ chức đẩy cô ra khỏi cuộc rước.

Đối với người Hoa, con số 8 là số hên, sẽ mang lại nhiều may mắn nên Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Thế Vận hội và ngày khai mạc sẽ là 08.08.08 tới đây. Đâu ngờ những vòng tròn đó đã trở thành biểu tượng của những cái còng giam người bất đồng chính kiến, gắn liền với một nước Trung Quốc trước Thế Vận hội với những vi phạm nhân quyền trầm trọng vẫn còn tiếp diễn.

(Ảnh trong bài của tác giả)

© 2008 talawas