trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiThể thao
Loạt bài: World Cup 2006
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11 
9.6.2006
Lê Việt Hà
Hai qui luật bí hiểm của World Cup
 
Qui luật 1

Trong quá khứ, Giải Vô địch Bóng đá Thế giới (Wolrd Cup) có một sự kiện khá bí ẩn, nó linh thiêng đến nỗi gần như trở thành một quy luật. Đó là việc đội chủ nhà không bao giờ thua ở trận đầu ra quân!

Thật là kỳ lạ, nhưng đó lại là một sự thật: nhiều đội bóng từng muốn phá vỡ quy luật này, khổ nỗi nó lại cứ chính xác như định luật Archimède. Nhiều chuyên gia bóng đá nổi tiếng từng muốn chứng tỏ mình thông thái, cố phán ngược quy luật, kết quả là làm trò cười cho thiên hạ và tự đánh mất uy tín của mình một cách thảm hại. Trước lúc bóng lăn, nó luôn là đề tài cá cược lớn tại các nhà cái và biết bao kẻ đã “sạch sành sanh hầu bao” vì dám cả gan đùa với “quy luật” đã được chứng minh qua 17 kỳ World Cup cho đến nay.
  1. Năm 1930 tổ chức tại Uruguay: Uruguay thắng Peru 1-0

  2. Năm 1934 tổ chức tại Ý: Ý thắng Mỹ 7-1

  3. Năm 1938 tổ chức tại Pháp: Pháp thắng Bỉ 3-1

  4. (Năm 1942, 1946 không tổ chức vì chiến tranh thế giới)

  5. Năm 1950 tổ chức tại Brazil: Brazil thắng Mexico 4-0

  6. Năm 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ: Thụy Sĩ thắng Ý 2-1

  7. Năm 1958 tổ chức tại Thụy Điển: Thụy Điển thắng Mexico 3-0

  8. Năm 1962 tổ chức tại Chile: Chile thắng Thụy Sĩ 3-1

  9. Năm 1966 tổ chức tại Anh: Anh hoà Uruguay 0-0

  10. Năm 1970 tổ chức tại Mexico: Mexico hoà Liên Xô 0-0

  11. Năm 1974 tổ chức tại CHLB Đức: CHLB Đức thắng Chile 1-0

  12. Năm 1978 tổ chức tại Argentina: Argentina thắng Hungary 2-1

  13. Năm 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha: Tây Ban Nha hòa Honduras 1-1

  14. Năm 1986 tổ chức tại Mexico: Mexico thắng Bỉ 2-1

  15. Năm 1990 tổ chức tại Ý: Ý thắng Áo 1-0

  16. Năm 1994 tổ chức tại Mỹ: Mỹ hoà Thụy Sĩ 1-1

  17. Năm 1998 tổ chức tại Pháp: Pháp thắng Nam Phi 3-0

  18. Năm 2002, kỳ World Cup lần thứ 17 hơi đặc biệt vì lần đầu tiên tổ chức song song tại hai quốc gia Nhật và Hàn Quốc nên có tới hai đội chủ nhà, cả hai đều bị giới chuyên môn xem là hai đội yếu. 16h00', ngày 4/6/2002 tại sân Saitama, Nhật gặp Bỉ. Và lúc 18h30' cùng ngày tại sân Busan, Hàn Quốc tiếp Ba Lan.
Khi đó nhiều chuyên gia rất lạc quan cho rằng qui luật sẽ bị phá vỡ. Phong độ của Ba Lan rất tốt, còn đội Bỉ khi ấy vừa hạ đương kim vô địch Pháp trong trận giao hữu! Thế nhưng kết thúc 90 phút thi đấu, Bỉ đành phải thủ hoà một đội Nhật dũng mãnh với tỉ số 2-2, hơn hai tiếng sau Ba Lan với thủ môn lừng danh Dudek khi ấy còn phải chịu thảm hại hơn khi thua trắng trước Hàn Quốc với tỉ số 0-2 (đội Hàn Quốc sau này đứng thứ tư kỳ World Cup đó).

18. Kỳ World Cup lần thứ 18 này, trận đầu ra quân (và cũng là trận khai mạc World Cup 2006) của chủ nhà Đức với Costa Rica có lẽ sẽ chẳng hứa hẹn một bất ngờ nào cả, hai đội chưa gặp nhau lần nào, Đức là chủ nhà và quá hùng mạnh so với Costa Rica còn non kém kinh nghiệm. Đội Đức sẽ đảm bảo cho quy luật bí hiểm tiếp tục… bí hiểm đến kỳ World Cup 19?

Chúng ta hãy chờ đến ngày 9/6/2006 xem sao, nhưng biết đâu sẽ có phép lạ bí hiểm hơn cả cái “qui luật bí hiểm” kia xảy ra?

Qui luật 2: Cầu thủ đoạt quả bóng vàng châu Âu năm trước không bao giờ đoạt chức vô địch World Cup năm kế tiếp

Năm
Tên cầu thủ đoạt quả bóng vàng
Đội vô địch World Cup
1957
Di Stefano (Tây Ban Nha)
Brazil (1958)
1961
Omar Sivori (Argentine / Ý)
Brazil (1962)
1965
Eusebio (Bồ Đào Nha)
Anh (1966)
1969
Gianni Rivera (Ý)
Brazil (1970)
1973
Johan Cruijff (Hoà Lan)
Đức (1974)
1977
Allan Simonsen (Đan Mạch)
Argentine (1978)
1981
Rummenigge (Đức)
Ý (1982)
1985
Platini (Pháp)
Argentine (1986)
1989
Van Bastel (Hoà Lan)
Đức (1990)
1993
Roberto Bargio (Ý)
Brazil (1994)
1997
Ronaldo (Brazil)
Pháp (1998)
2001
Micheal Owen (Anh)
Brazil (2002)
2005
Ronaldinho (Brazil)
??? (2006)

Nếu chiếu theo qui luật thì năm nay Brazil sẽ… không vô địch, nó sẽ linh nghiệm hay bị phá vỡ?

© 2006 talawas