Sau 3 tháng thảo luáºn qua sá»± tham gia của 18 tham dá»± viên, vá»›i trên 50 trao đổi, tham luáºn trá»±c tiếp, Bà n tròn Talawas vá» "Ãồng tÃnh luyến ái trong xã há»™i hiện đại" đã được ngÆ°ng hôm 30-9. Bà i vở của Talawas Ä‘ang được chá»n lá»c để là m Số đặc biệt vá» Ä‘á» tà i nà y cho tạp chà Hợp LÆ°u số Tân Niên tháng 2-3/2003. Các thảo luáºn vá» ÃTLA vẫn có thể tiếp tục trên Talawas nhÆ° 4 tháng trÆ°á»›c và nhÆ° má»i Ä‘á» tà i khác.
Nay gá»i lá»i chà o tạm biệt của Bà n tròn ÃTLA qua hai bà i sau của Faith và Thy Vân.
Talawas
Xin được gửi đến tất cả những ai đã tham gia thảo luận cũng như bạn đọc của Bàn tròn ÐTLA gần ba tháng qua vài dòng chia tay!
Qua các bài viết, ý kiến mặc dù việc thảo luận chưa được thực sự hiệu quả và chưa có chưa có một kết luận cụ thể được rút ra có tính thuyết phục cho mọi tham dự viên; nhưng bản thân mỗi chúng ta đều có thêm các hiểu biết về ÐTLA và biết thêm các góc nhìn xã hội dành cho ÐTLA. Và có lẽ đó cũng chính là mục tiêu của Bàn tròn.
ÐTLA là một hiện tượng được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học, triết học cho đến xã hội học mà trong đó nó có sự va chạm lớn với khía cạnh xã hội. Dù còn nhiều tranh cãi, duy một điều có thể khẳng định rằng ÐTLA là một phần của tự nhiên và là một phần của xã hội dẫu xã hội có chấp nhận hay không. Nó không phải là một sự "lúng túng" của tự nhiên mà nó thuộc về tự nhiên. Chỉ có con người bị "lúng túng" bởi hiện tượng ÐTLA, và từ đó dẫn đến sự lúng túng trong sự vận động của cá nhân và cộng đồng. Mà cũng giống như thắc mắc nảy sinh trước các hiện tượng vật lý do sự thúc đẩy khoa học phát triển, chính sự lúng túng dành cho ÐTLA khi nó nảy sinh trong chúng ta là động cơ thúc đẩy xã hội đến mức hài hòa hơn.
Và chúng ta, những nguời đang trên đường đi tìm câu trả lời cho sự lúng túng của mình thì còn rất nhiều nghiên cứu cần phải học trước khi đạt được một sự hiểu biết phù hợp với tự nhiên. Trên con đường này, có thể nói thảo luận trên Bàn tròn và trên Talawas đã đóng góp một phần nhất định.
Vậy thì cám ơn Ban tổ chức đã tập hợp và tạo một nơi cho các thành viên từ nhiều nơi trên thế giới, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, được thảo luận bằng tiếng Việt một cách trực tiếp và cởi mở thông qua Bàn tròn về một vấn đề xã hội mà nó ít được bàn thảo ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng Việt ở nước ngoài - vấn đề Ðồng Tính Luyến Ái.
Thy Vân
Bài kết
Thưa các anh các chị Bàn tròn ÐTLA,
Ba tháng qua, tôi đọc tất cả các bài của các anh chị trong Bàn tròn và muốn tỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã góp phần tiếng nói của mình trong Bàn tròn này. (Tiếc là tôi không ca cải lương được để xuống sáu câu mùi mẫn đánh dấu buổi tiệc tàn). Nhìn lại bài Khai mở của mình lúc ban đầu để xem ra thế nào, thì tôi có phần hơi lo là chắc phải đợi đến vài chục năm nữa mới có dấu hiệu tốt về hôn nhân đồng tính. Ai đã đọc bài "Ðồng Tính Luyến Ái và Thế giới" của anh Trần Thiện Huy lại càng nên ái ngại cho thân phận đồng tính của tôi. Trừ phi tôi khăn gói qua Thụy Ðiển ở. (Nghe anh Nguyễn Việt Hà nói thấy mà ham!)
Sau đây là các lời đúc kết trước khi mọi người tan hàng ra về:
Ðầu tiên là bài viết của anh Lê Quốc Tuấn kêu gọi mọi người hãy xử sự theo lương tâm, trong tình người với những người ÐTLA, chứ đừng dùng số đông để đè bẹp số ít. Theo sau, đó là chị Tre Xanh khơi mào sự ra mặt của một người ÐTLA, và tiếp với Lá thư đồng tính để trả lời câu hỏi của anh Nguyễn Anh Cơ, chị đã đề cập rõ ràng hơn đến vấn đề tại sao người Ðồng Tính cần kết hôn. Ðến bài của chị Faith nêu ra cách nhìn về người ÐTLA và kêu gọi mọi người nên được dạy về sự khoan dung, chịu đựng để chấp nhận tất cả những khác biệt hầu xử sự với nhau theo lẽ phải. Rồi - thay lời qua tiếng lại - là những lời thơ yêu đương của anh Lê Nghĩa Quang Tuấn. Anh Ðỗ Kh. đã khẳng định rằng cái tai hại không phải ở nơi người ÐTLA có hôn nhân hợp pháp, mà ở chỗ con người trong xã hội bị kỳ thị, áp bức, và cái nguy cơ này sẽ là cho tất cả mọi người. Vì hôm nay thì người ÐTLA bị áp bức, ai nói trước được là ngày mai người DiTLA sẽ không bị áp bức kế đó? Anh Nguyễn Ðức Tùng với thái độ chừng mực, đã viết khá rõ về những trường hợp khác nhau về quan hệ tình dục và cái lợi, hại của nhiều ca. Có lẽ điều anh Tùng nói về người ÐTLA là một "lúng túng" của Thượng Ðế cũng có phần đúng. Tôi xin bổ túc rằng có thể đấy là ý muốn của Thượng Ðế đặt ra để con người có sự lúng túng rồi từ đó mới học cách sống dung hòa với nhau. Về sau Bàn tròn có thêm một số những bài báo, dịch hoặc biên dịch... của các anh Châu Liêm, Nguyễn Ðăng Thường, Vũ Quang nói về người ÐTLA, với những hình ảnh về người ÐTLA: "hiếm hoi như hoa mọc trên đá", như "bông cải tháng Mười", v.v... Lại xin có một nhận xét riêng là có thể nào nếu xã hội càng cởi mở công khai thì biết đâu ÐTLA không còn là hiếm hoi mà thành ra ngàn hoa đua nở? Riêng chị Pham Thị Thanh có thắc mắc về tình cảm/tình dục của những người ÐTLA, tôi xin vắn tắt đáp rằng chỉ cần có xúc cảm lúc ban đầu thì đâu sẽ vào đấy thôi.
Anh Nguyễn Việt Hà có những trao đổi về cái nguyên nhân sâu xa của người ÐTLA: theo anh "chỉ có người trong cuộc mới bộc bạch hết được cái lý giải rất nội tâm tự nhiên mà chẳng yếu tố ngoại cảnh nào có thể kích thích hoặc kìm nén nó được". Cuối cùng anh Ðỗ Kh. kết bằng một màn kịch phản khoa học để mọi người thấy rõ ràng hơn cái sự "nếu như ..." (What If...).
Không biết anh Nguyễn Anh Cơ đã có câu trả lời cho những vấn đề anh đưa ra hay chưa? Xin có một nhận xét muộn về vấn đề thẩm mỹ anh Cơ đưa ra: Tôi nghĩ giá trị thẩm mỹ của một thời đại nào cũng đều là một sự tương đối chứ không tuyệt đối. Nếu như tuyệt đối thì sẽ không bao giờ có chuyện đàn bà mặc quần, hay đi bỏ phiếu, hay tự do ngừa thai. Anh Nguyễn Anh Cơ nói rằng, "Nếu quả tình ÐTLA giống như nhai đùi heo thì phải chăng ta đang sống trong một cái nhà thờ Hồi giáo lớn của DiTLA?" Thú thật tôi vốn không thích bàn luận về tôn giáo nên chỉ xin hỏi với tính cách li ti (split hair): Trong tất cả những người theo đạo Hồi, có bao nhiêu người muốn sống trong cái nhà thờ Hồi giáo ấy? Nhân loại sẽ bị mất mát bao nhiêu nếu tất cả chúng ta đều là người Hồi giáo? Vẫn biết điều nên bàn đến không phải là cái mộng muốn biến toàn thế giới trở thành dân đạo Hồi. Nếu ở đây ta chỉ muốn nói về "niềm tin vào thánh Allah", thì có lẽ ta cũng nên đặt một câu hỏi khác: Tai sao thánh Allah đáng được bảo vệ? Nhìn lại quá trình lịch sử, loài người đã phải trải qua bao nhiêu sự đổi thay, từ tư tưởng, tôn giáo, đến khoa học? Nói chung là những gì không đáng tồn tại, những gì không dùng được nữa, cho dù đã được thử thách qua vài ngàn năm vẫn phải bị phá bỏ, cần được đổi mới; ví dụ điển hình là việc khám phá trái đất là hình tròn. Có phải con người chỉ có thể tiến tới nếu có thể chấp nhận sự đổi mới tân tiến? (Vì không theo đạo Hồi và những câu hỏi này sẽ làm mất hòa khí của những người thờ thánh Allah nên tôi xin dừng tại đây: Ðiều "Thánh Allah có đáng được bảo vệ hay không", tôi phải để người Hồi và thời gian trả lời).
Bàn về thịt và thẩm mỹ, tôi sẽ thưa thêm (xin nói trước tôi có bạn thích ăn thịt cầy nhưng tôi lại chưa có dịp thử qua nên không rõ là mình có thích hay không): Thuộc thành phần thiểu số không có nghĩa là mất thẩm mỹ, và đại đa số không có nghĩa là có giá trị thẩm mỹ tuyệt đối. Ăn thịt chó không có gì sai; không đồng ý với khẩu vị của những người ăn thịt chó cũng không có gì sai. Nhưng khẳng định rằng ăn thịt chó không có giá trị thẩm mỹ hoặc thua kém vấn đề thẩm mỹ hơn ăn thịt bò, thịt gà, thịt heo, là độc đoán (tất nhiên thiên hạ sẽ kéo nhau xuống đường biểu tình chống đối, đánh nhau lỗ đầu). Nếu những người ăn thịt chó không chê những người ăn thịt bò, thịt gà, thì tại sao mỗi người chúng ta không được toàn quyền tự do thưởng thức bất cứ loại thịt nào? Và thưởng thức ở bất cứ nơi nào? Toàn quyền bình đẳng thưởng thức thịt sẽ đem lại quyền bình đẳng làm người của mỗi người, không cần biết người đó theo Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo hay bất cứ tôn giáo nào. Tôi vừa nói qua là chuyện ăn thịt cũng có thể gây nên chiến tranh.
Tôi mới đọc xong một chuyện khoa học giả tưởng (Cũng đang tìm mua cuốn "Một thế giới không đàn bà" mà các anh chị vừa giới thiệu để đọc xem ra sao nhưng chưa ra). Xin tóm gọn là trong chuyện này có một giống dân từ hành tinh khác muốn đi tìm một hành tinh mới để nương náu. Giống này tiến bộ hơn loài người rất nhiều và tuy cách xa trái đất gần trăm năm bằng ánh sáng họ tìm ra được trái đất và họ gửi đi những câu trắc nghiệm để thử xem người trái đất ra sao, có chấp nhận họ không. Người trái đất sau khi cho giải đáp thì giống dân từ hành tinh kia cho rằng người trái đất là một giống chỉ biết đến mình chứ không rộng mở cửa ngỏ để đón tiếp những giống từ các hành tinh khác. Họ bèn kết luận như thế có hại cho vũ trụ, và nếu người trái đất có ý muốn thám hiểm những hành tinh khác thì sẽ tiêu diệt các giống khác vì tính ích kỷ này. Và loài người vì không tiến bộ để hòa đồng và đón tiếp những giống dân của những hành tinh khác, họ cần phải bị tiêu diệt trước hết. Chỉ là chuyện không thật và lẽ dĩ nhiên tôi không thích những chuyện không có hậu; chưa kể là làm gì lại có quyền độc đoán tiêu diệt cả trái đất. Vậy mà tôi vẫn thấy áy náy cho con người; vì đến sống hoà bình với nhau còn chưa xong, nói gì đến tiếp thu một giống từ hành tinh khác? Xin lỗi là tôi lại lằng nhằng đi xa vấn đề.
Trở lại Bàn tròn, tôi muốn được tóm tắt lại và ghi nhận rằng: Các anh chị nào có ít nhiều sự thông cảm với giới ÐTLA. Chúc các anh chị những giấc ngủ yên bình không bị ác mộng là người ÐTLA chiếm cứ hết quả điạ cầu và bắt mọi người ăn thịt cầy quanh năm. (Chẳng biết anh Ðỗ Kh. sẽ la to lên rằng "quel cauchemar" hay là "quel paradis"?!) Những lời nói tử tế của các anh chị đã đi sâu vào óc tôi và tôi sẽ nhớ hoài.
Các anh chị nào vẫn cứ một mực cho rằng ÐTLA là đồi bại, phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, không nên cho chung đụng với người dị tính sợ làm hư hại, tổn thương đến giá trị và thẩm mỹ của người dị tính, thì tôi không biết như thế nào mới vừa lòng quý vị? Cô lập chúng tôi vào ở một trại tập trung như người Do Thái bị thuở xưa? Hay là đày chúng tôi ra một hải đảo xa xôi để chúng tôi lập nghiệp riêng ở đấy? Mong các anh chị sẽ không bao giờ phải bị đau khổ và thất vọng khi có người thân quyến, những anh chị em, hoặc con cái trong gia đình "ra mặt" để phải đuổi họ đi cho khuất mắt mình. Những lời phê phán khó chịu này ví như gió thoảng qua tai tôi và tôi sẽ không để bụng lâu. Có thể tôi cũng sẽ không cần phải chứng minh và biện hộ là tôi cũng là người, có hỉ nộ ái ố tham sân si như ai kia. À, cuối cùng là một lời yêu cầu: tôi hay bị say sóng, nếu bắt tôi ra đảo bằng tàu bè e không tốt cho tôi, làm ơn mua vé cho tôi đáp máy bay).
Xin cám ơn Diễn đàn Talawas, các anh Moderators; và chào các anh chị trong cũng như ngoài Bàn tròn ÐTLA.
Thân mến,
Bàn tròn Talawas ÐTLA
http://groups.yahoo.com/group/ta_round
© Talawas 2002