trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 56 bài
  1 - 20 / 56 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Gửi bài này cho bạn bè
20.12.2007
 
Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về biểu tình tại Việt Nam
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 46 – Ngày 20 tháng 12 năm 2007
Quà Noel


(Pat Bagley)
Câu hỏi nổi tiếng của Hamlet: Mua hay không mua? Không mua thì bọn khủng bố sẽ thắng.

(Bob Englehart)

Mua thì ham rẻ. Nhưng trước khi móc hầu bao, bạn hãy rà lại từng điểm: chơi món đồ Trung Quốc này, con mình có bị trúng độc không? Có bị tắc thở không? Có bị thủng màng nhĩ không? Có bị gãy xương không? Có bị bỏng rộp không? Và nó có chọc lòi mắt con bạn không?
Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về biểu tình tại Việt Nam
Phóng viên tự do TK thực hiện

Giáo sư Carl Thayer
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam xảy ra một số cuộc biểu tình của người dân, mà đa số là thanh niên, để phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên các khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam cho là lãnh thổ của mình. Phóng viên tự do TK đã có cuộc phỏng vấn ông Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, một chuyên gia hàng đầu và cũng là người có rất nhiều tin tức nội bộ về Việt Nam, về vấn đề này.

TK: Thưa Giáo sư, ông có thông tin gì khác về phản ứng của chính phủ Trung Quốc với các cuộc biểu tình ở Việt Nam, ngoài phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao nước này?

GS. Carl Thayer: Theo tôi được biết, Trung Quốc cũng bất ngờ về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào rất bực bội nên đã yêu cầu thư ký gọi điện khiển trách Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngoài việc giải thích và thanh minh, TBT Nông Đức Mạnh có hứa là Việt Nam sẽ cố gắng hơn nữa trong việc hạn chế người biểu tình. Thay mặt Bộ Chính trị, TBT Nông Đức Mạnh đã trang trọng hứa với thư ký của TBT Hồ Cẩm Đào rằng: “Vì tình hữu nghị đời đời bền vững với Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả!”. Sau đó, có vẻ TBT Hồ Cẩm Đào đã bớt tức giận. Theo tôi, đây có thể là một chỉ dấu cho thấy công an Việt Nam sẽ mạnh tay hơn nữa nếu còn xảy ra biểu tình.

Ngoài Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cũng bị áp lực phải ngăn chặn biểu tình từ phía chính phủ Hàn Quốc, vì việc cấm đường ở TP Hồ Chí Minh đã làm ảnh hưởng nặng tới doanh thu của tòa nhà Diamond Plaza, nơi có nhiều cơ sở kinh doanh của các thương gia Hàn Quốc.

TK: Theo ông, tại sao đa số người Việt Nam vẫn có vẻ bàng quan và chưa tham gia tích cực hơn vào các cuộc biểu tình?

GS. Carl Thayer: Có thể vì sợ sự ngăn chặn từ phía chính quyền, nhưng tôi có hỏi nhiều người thì họ không tham gia biểu tình vì không tin tưởng vào các cơ quan nhà nước.

TK: Ông có thể nói rõ hơn ý này được không ạ?

GS. Carl Thayer: À, đơn giản thôi. Những người này nói với tôi rằng, cố gắng giành lại Trường Sa hay Hoàng Sa để làm gì. Nếu có giành được thì chỉ khoảng 5 - 10 năm sau, cấp ủy, chính quyền địa phương ở những nơi đó cũng sẽ xà xẻo, chia chác đất của Hoàng Sa, Trường Sa cho nhau để mưu lợi cá nhân mà thôi, việc này đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam rồi.

TK: Theo ông, sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể bùng nổ thành chiến tranh?

GS. Carl Thayer: Ồ, theo tôi thì điều này không thể xảy ra. Trước đây, trong thời chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giới lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng chiến đấu tới cùng vì đối với họ, mất nước là mất tất cả, không có gì quí hơn độc lập của Tổ quốc. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới ở Việt Nam rất khác. Họ có rất nhiều cái để mất nếu xảy ra chiến tranh. Quyền lực, tài sản, đất đai, các cơ sở làm ăn kinh doanh lớn, các cô bồ nhí trẻ trung xinh đẹp… tất cả những điều đó sẽ biến mất nếu chiến tranh xảy ra hoặc có thêm bất ổn xã hội. Việc Trung Quốc chiếm một vài hòn đảo ở một nơi xa xôi nào đó không gây ảnh hưởng gì nhiều đối với họ. Họ chỉ sợ nhất là tình hình bất ổn do chiến tranh hoặc do những cuộc biểu tình, bởi những người dân có tinh thần dân tộc, kết hợp với đám thanh niên đòi dân chủ gây ra. Tôi cho rằng, thế hệ lãnh đạo mới ở Việt Nam sợ người dân của chính họ hơn sợ Trung Quốc chiếm đất, sợ mất quyền lợi và tài sản của chính họ hơn sợ mất đi một vài hòn đảo heo hút. Vì vậy chắc chắn chiến tranh không thể xảy ra.

TK: Theo thông báo chính thức thì công an Việt Nam có phát hiện việc một số tổ chức đã xúi giục và tài trợ cho các cuộc biểu tình. Ông có nguồn tin nào về vấn đề này không, thưa Giáo sư?

GS. Carl Thayer: Nguồn tin nội bộ của tôi cho biết, Bộ Chính trị chắc chắn rằng phải có sự tài trợ của các tổ chức phản động thì các cuộc biểu tình mới có thể kéo dài đến thế. TBT Nông Đức Mạnh đã giao Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, điều tra xem đó là tổ chức phản động nào. Ngay ngày hôm qua, Tổng cục 2 đã phát hiện ra một số tổ chức như vậy. Tuy nhiên, điều bất ngờ rằng đây lại là những tổ chức trong nước chứ không phải nước ngoài. Ví dụ một tổ chức có tên: Liên đoàn các tài xế xe tải chở quá qui định và phóng nhanh vượt ẩu. Sở dĩ tổ chức này góp rất nhiều tiền tài trợ vì khi biểu tình diễn ra, rất nhiều công an giao thông được huy động để cấm đường, ngăn chặn biểu tình, nên không còn đủ lực lượng để ra xa lộ “làm luật” với các lái xe của Liên đoàn này. Do đó, các tài xế trong liên đoàn đỡ được một khoản chi phí rất đáng kể và tha hồ chở nặng, phóng nhanh vượt ẩu, thu nhập tăng rất cao. Ngoài ra, một số nhóm chuyên móc túi, giật đồ của khách du lịch nước ngoài cũng đóng góp tài chính cho các cuộc biểu tình vì một số lớn cảnh sát du lịch đã được điều đi ngăn chặn biểu tình, nên các nhóm móc túi và giật đồ có thể thoải mái hành nghề.

Rất đông cảnh sát du lịch đã được sử dụng để ngăn chặn biểu tình ở TP Hồ Chí Minh

TK: Xin cảm ơn Giáo sư về những thông tin bổ ích mà ông cung cấp. Trong thời gian tới chúng tôi hi vọng sẽ được phỏng vấn ông thêm về vấn đề này.
Tham vọng chinh phục mặt trăng



(Manny Francisco)
Nguyễn Hoài Phương
Định hướng

(Thơ gửi đồng bào hải ngoại nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới 2008)

Thưa đồng bào hải ngoại!

Nếu có điều kiện, trong giai đoạn hiện nay
Đồng bào nên tập trung giúp đỡ
Các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ
Các nạn nhân trong vụ sập núi Bản Vẽ
Các nạn nhân chất độc mầu da cam
Các nạn nhân trong vùng bị bão lũ
Những người nhiễm HIV
Nếu có điều kiện, đồng bào nên tập trung đầu tư
Vào các chương trình xóa đói giảm nghèo
Các chương trình tạo công ăn việc làm
Các chương trình khuyến học
Các chương trình giúp đỡ người tàn tật
Giúp đỡ những thương phế binh
Những nạn nhân chiến tranh
Nếu có điều kiện đồng bào nên tập trung xây dựng
Đất nước ta còn nghèo nàn thiếu thốn về mọi mặt
Nếu có điều kiện đồng bào nên giúp đỡ
Làm giảm bớt gánh nặng của Đảng
Nhưng nhớ là phải triệt để theo định hướng
Quyết không để bọn xấu lợi dụng
Kẻ thù của chúng ta ở khắp mọi nơi
Còn riêng vụ Trường Sa, Hoàng Sa hiện nay
Hay như vụ biên giới phía Bắc mấy năm trước
Những quan hệ của ta với các nước láng giềng
Đặc biệt là với nước láng giềng phương Bắc
Là những việc hết sức tế nhị
Đồng bào không nên tập trung đầu tư suy nghĩ
Chính sách ngoại giao của nước lớn

(Patrick Chappatte)

Ồ, mạnh thằng nào, thằng đó thắng. Ta đây vô can!

(Christo Komarnitski)

Đừng trách ta không nghe tiếng ngươi!
… và của nước chưa lớn lắm



(Patrick Corrigan)
Nhân vật nổi bật


(Petar Pismestrovic)

của năm 2007, do tờ Time chọn


Và của năm 1938