trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
3.8.2006
Lữ Phương
Lần đầu tiên tôi thấy có một bài viết [1] nói về họ, những người Việt Nam thiên tả, “thân cộng”, đặc biệt trong giới trí thức hải ngoại. Gọi họ là những “anh hùng” thì hơi cường điệu. Sự biểu hiện có trách nhiệm theo một truyền thống tinh thần nào đó rất khác với hành vi của một chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Những người trí thức ấy chỉ có thể xuất hiện trong thế kỷ 20, với một xu thế văn hoá-chính trị của cả một thời kỳ: tin tưởng trên cơ sở chủ nghĩa Marx, có thể giải quyết được một lượt hai vấn đề cho những nước thuộc thế giới thứ ba: độc lập dân tộc và công bằng xã hội.

Sự chuyển biến của tình hình thế giới vào cuối thế kỷ 20 đã phơi bày ảo tưởng đau đớn của niềm tin đó. Không có gì gọi là “chủ nghĩa xã hội” trong “phe ta” cả. Chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trước vận hội mới, lòng yêu nước không thể nào kết hợp được với những tư tưởng toàn trị kiểu Stalin và Mao Trạch Đông.

Trung thành với thiên hướng cố hữu của mình, những người thiên tả không thể không nhìn lại nội dung những chọn lựa đã qua. Chủ nghĩa Marx phải được thanh lọc lại. Công bằng xã hội vẫn không thể tách rời phát triển trong dân chủ. Nhưng dứt khoát không thể khấu đầu trước mọi thứ cuồng tín, ngu dân, xâm lược và phát xít.

Thế giới không thể phát triển trong cân bằng nếu thiếu những lực lượng trung thành với truyền thống chống bạo ngược, áp bức dưới mọi hình thức. Liệu một lý luận mới của một “phe tả mới” có thể được xây dựng lại sau một thời kỳ khủng hoảng ảm đạm do thứ chủ nghĩa toàn trị mạo danh “chủ nghĩa xã hội” gây ra?


[1]Nguyễn Hữu Liêm, “Ở vùng nguội lạnh và từ trong bóng hình quá khứ”, talawas 31.7.2006