trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 80 bài
  1 - 20 / 80 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
5.6.2002
Trịnh Thanh Thủy
Sự quan tâm của bậc cha mẹ: "Ước vọng" ÐTLA và quan niệm "Căn bệnh truyền nhiễm"
 
Một hôm nhân lúc rảnh tôi vào thư viện địa phương tính mượn vài cuốn phim Mỹ về coi. Vì thư viện sắp tới giờ đóng cửa tôi vơ đại mấy cuốn video. Lúc lấy ra coi, bỗng dưng tôi khám phá rằng mình đang được coi một cuốn phim về cuộc sống của những người đồng tính phái nữ. Truyện kể một cô gái tới tuổi vị thành niên bỏ nhà sống với một người bạn trai rất hạnh phúc. Một hôm kia, vì phòng tắm bị hư cô tình cờ tiếp xúc với người hàng xóm căn phòng trọ bên cạnh và biết được bà ta là một nhiếp ảnh gia đồng tình luyến ái. Lúc lạc vào phòng tắm của bà, cô bị quyến dụ và mê hoặc bởi những bức ảnh nghệ thuật chụp trên tường. Tính tò mò của cô bị kích thích rất mạnh vì những bức ảnh khích dục vừa khác lạ vừa nghệ thuật của người đồng tính luyến ái. Cuối cùng cô yêu người nữ nhiếp ảnh gia đó, ghiền thuốc, hít Heroin mỗi khi làm tình, bỏ người bạn trai dị tính và gia nhập cuộc sống của người đồng tính. Trong phim có chiếu những cảnh âu yếm và hôn nhau rất gợi dục của cô gái này và bà kia.

Tôi tự hỏi, nếu "chẳng may" những đứa bé đang ở tuổi vị thành niên hay trong giai đoạn dậy thì coi được thì sẽ ra sao? Ngay chính tôi - một người nữ đã trưởng thành - xem những cảnh này tâm hồn còn xao xuyến huống chi những đứa bé hoặc những thanh thiếu niên mới lớn chưa từng trải hoặc chưa xác định hay có lập trường vững chắc về một giới tính mình sẽ lựa chọn. Ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo và truyền thông rất lớn trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Tôi nghĩ nó có lực chi phối và góp phần vào việc quyết định chọn lựa giới tính của trẻ vị thành niên khi bắt đầu ngấp nghé trên ngưỡng cửa tình dục và yêu đương. Tại sao tôi lại suy luận như thế?
Cuốn phim trên chỉ nói lên được một trong nhiều lý do tại sao một người bỗng có ước vọng trở thành ÐTLA.

Có những "truyền thuyết" và "thực tế" khác nhau chung quanh việc tìm hiểu nguyên do tại sao có ÐTLA. Có người nói vì sinh lý, di truyền. Có người nói vì tâm lý. Có người bảo đó là một căn bệnh tâm thần... Theo Robert Lauer, trong một cuốn sách về xã hội học, có nhiều yếu tố tâm lý, xã hội, môi trường, hoàn cảnh đã ảnh hưởng sự lựa chọn giới tính của người ÐTLA. Theo một cuộc thăm dò của Kinsey năm 1948 có 10% người Mỹ đã đồng tính trong vòng ít nhất ba năm. Một nghiên cứu khác của Hunt cho biết có 20-25% đàn ông, 10-11% đàn bà đã lập gia đình, đã có kinh nghiệm của ÐTLA và khoảng 20% phụ nữ độc thân đã từng dính vào việc ÐTLA. Tức là, năm 1974, khoảng 7-8 triệu, hay hơn, người Mỹ, đã liên hệ đến ÐTLA. Họ có thể là người ÐTLA một thời gian rồi ngưng, hoặc tiếp tục hoặc ngưng hẳn và trở về đời sống tình dục bình thường.
Hiệp hội tâm bệnh học Mỹ ra quyết định loại bỏ ý tưởng xem ÐTLA là một bệnh tâm thần. Ðó là một hành động biểu tượng tự nhiên. Sau những cuộc thăm dò và nghiên cứu sâu rộng, những nhà khảo cứu đã đưa ra những kết quả không ngờ...
Ðây là những lý do tại sao một người trở thành Người đồng tính hay Người dị tính.

1- Trở thành Người đồng tính (homosexual, 1940 và 1970), vì:
  • Ðã từng có liên hệ và trải qua kinh nghiệm tình dục với người trưởng thành hoặc bạn bè ÐTLA từ lúc mới lớn - 22%
  • Có bạn bè là người ÐTLA hoặc tiếp xúc nhiều với người ÐTLA - 16%
  • Mối giao tình giữa mẹ và con tồi tệ - 15%
  • Mối giao tình giữa cha và con tồi tệ - 14%
  • Phát triển không bình thuờng (quá nhút nhát, có nghệ sĩ tính, không hòa hợp với người khác, tom-boy...)
  • Không có co hội làm quen hay có bạn trai/gái là người khác tính -12%
  • Không thích nghi với xã hội hiện tại - 9%
  • Ðồng tính luyến ái bẩm sinh - 9%
2- Trở thành Người dị tính (heterosexual, 1983), vì:
  • Ðã tiếp xúc và liên hệ nhiều với người khác giới tính - 39%
  • Xã hội dạy làm người phải dị tính và phải theo - 34%
  • Dị tính bẩm sinh - 22%
  • Noi theo tấm gương hạnh phúc của cha mẹ và ước muốn trở thành như họ - 21%
  • Ðã thử và thích làm người dị tính - 12%
  • Những kỷ niệm trải qua với bạn bè dị tính từ thời thơ ấu trong tiềm thức - 9%
  • Bị quyến dụ bởi người dị tính trưởng thành - 5%
Có nghiên cứu gia cho rằng yếu tố đồng tính là do di truyền, nhưng theo cuộc khảo cứu của Kinsey năm 1930 tới 1970 chỉ có khoảng 10% người ÐTLA tiết lộ rằng họ là người ÐTLA bẩm sinh. Còn những người khác phái tính thì cho rằng trong việc chọn lựa giới tính điều chính yếu là sự chi phối của những điều kiện xã hội, sự giao du và tiếp xúc đã có ảnh hưởng không nhỏ.

Ngoài ra có nhiều bằng chứng cho thấy rõ rằng một người trở thành ÐTLA còn do sự quyến dụ của người lớn tuổi hơn đang là ÐTLA. Theo những khảo cứu có tới 64% người ÐTLA đã trả lời rằng người có quan hệ tình dục lần đầu với họ đều lớn tuổi hơn họ. Trong một cuộc nghiên cứu toàn quốc ở Anh, 35% bé trai và 9% bé gái bị những người lớn ÐTLA đến gần dụ dỗ. Vì sự gây chú ý, tò mò, bị áp lực mà 2% bé trai, 1% bé gái bị sa vào. Ở Hoa Kỳ, 37% thanh niên và 9% thiếu nữ báo cáo là có người ÐTLA tìm đến và cố gắng mời mọc (65% sự mời mọc do người ÐTLA nhiều tuổi hơn). Theo một nghiên cứu của Kinsey, năm 1970, kết quả rất rõ ràng là sự quyết định giới tính của một thanh thiếu niên tùy thuộc vào lần tiếp xúc tình dục đầu tiên của cô/anh ta. Nếu anh / cô ta có liên hệ với người đồng phái hay khác phái, 95% cô / anh ta sẽ chọn trở thành người đồng hành trong phái tính của người đã được tiếp xúc đầu tiên.

Vì vậy các bạn - những bậc phụ huynh - cũng không nên lấy làm ngạc nhiên khi một hôm nào đó "khám phá" ra con em mình là ÐTLA! Hoặc có một lúc chúng đến thưa thật rằng mình là ÐTLA. Nhìn lại quá trình giao du của con, em mình hẳn bạn sẽ thấy bằng chứng: chúng có liên hệ tình dục hay quan hệ mật thiết với người ÐTLA.
Ðó cũng là lý do tôi những muốn đưa ra câu hỏi “Ðồng tình luyến ái có phải là 'căn bệnh truyền nhiễm' hay không? Các phụ huynh có cần kiểm soát xem con em mình có bị lây lan hay không?” thành tựa đề của bài này; hầu nhắn những bậc phụ huynh nên theo sát hơn và chú ý đến con cái mình, nhất là trong thời kỳ những thanh thiếu nữ bước vào giai đoạn dậy thì, bắt đầu nhận biết và lựa chọn phái tính của chúng.

Tóm lại, nếu theo các nghiên cứu như trên, ta có thể tạm kết luận: những lý do tạo nên người ÐTLA phần lớn do sự tiếp xúc đầu tiên khi bé thơ hay lúc có liên hệ tình dục lần đầu với người ÐTLA; và có những nguyên nhân khác như mối liên hệ tình cảm của cha mẹ và con cái tồi tệ, hoặc mồ côi hoặc thiếu cha hoặc mẹ, hoặc cha hay mẹ là người ÐTLA, có người đã cưỡng dâm con cái cùng một phái tính của mình. Ngoài ra ở một điều kiện xã hội mà ÐTLA được công nhận, khuyến khích thì nó có hấp lực khêu gợi sự tò mò và phô bày hành động ÐTLA. Các trường hợp ở những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi tranh, phim ảnh ÐTLA từ thuở ấu thơ; hay bị thầy giáo "dụ" bằng hình ảnh ÐTLA khi họ là ÐTLA... là những điều không thể bỏ qua khi tìm hiểu vấn đề này.

Có lẽ vì thế, khi có dự luật cho người ÐTLA nhận nuôi con nuôi, phần lớn công dân Mỹ đã chống đối và dự luật đã không được thông qua ở phần lớn các tiểu bang. Theo tôi, người Mỹ không bảo thủ. Người Mỹ rất cởi mở và thông hiểu vấn đề của người ÐTLA. Họ chấp nhận và thông cảm với tình huống khó khăn của người ÐTLA. Nhưng đạo đức và cấu trúc xã hội Mỹ mà họ mong muốn đã ngăn ngừa họ đồng ý hay ủng hộ dự luật này.

Tại sao? Các bạn thử nghĩ xem. Gia đình là gì? Nói một cách vui vui, trong tiếng Anh FAMILY = (F)ather (A)nd (M)other, (I) (L)ove (Y)ou!
Từ lâu, trong tiềm thức và thực tế, Gia đình gồm có Cha, Mẹ, và Con cái. Nó là một đơn vị căn bản trong một cấu trúc xã hội bình thường. Nó là nền tảng của xã hội. Một gia đình tan nát và đổ vỡ, cấu trúc xã hội khuyết đi một chỗ trống hoặc có mô thức của một miếng pho-mát Thụy Sĩ. Cấu trúc của gia đình quen thuộc được định nghĩa phải có một người nam và một người nữ và muốn bền vững hơn phải có con cái để nối kết gắn chặt mối liên hệ này lại. Những bé gái được sinh ra sẽ học hỏi, bắt chước và hành động theo hình ảnh khuôn mẫu của người mẹ trong gia đình và chịu sự đùm bọc bảo vệ giáo huấn mạnh mẽ đầy nam tính của người cha. Những bé trai có khuynh hướng xem cha mình là mẫu mực học hỏi và thần tượng cần noi theo. Chúng hưởng sự thương yêu và săn sóc của hai phái tính cần thiết. Sự đổ vỡ của một gia đình sẽ khiếm khuyết đi một trong hai vai trò đó. Nếu sự ly hôn kèm theo một sự tái hôn thì trong tái hôn thường nuôi mầm hy vọng đứa bé sẽ được đền bù lại phần nào sự thiếu thốn ấy. Hai vợ chồng có thể ly dị, có thể bỏ nhau nhưng đứa con là máu huyết không thể bỏ được.
Trong sự liên hệ đồng tính, dường như không có đơn vị "Gia đình". Quan hệ giữa hai người đồng tính không thể tạo thành nhân tố thứ ba con cái. Không nói đến vai trò mẫu mực làm cha hay mẹ của họ không rõ ràng. Yếu tố đơn vị xã hội không được thành lập. Nó làm hỏng "cấu trúc xã hội" dị tính. Hai người đồng tính có thể lấy nhau, nhưng không thể có con để làm sợi dây thắt mối liên hệ của họ lại, nên có lẽ đó là một nguyên nhân khiến người đồng tính thường hay đổi thay người tình và hay ghen khi mất đi đối tượng, nhiều khi đi tới hành động tự sát. Nhiều người ÐTLA thấy được khuyết điểm này trong cấu trúc gia đình của mình nên thường xin được nhận con nuôi.
Bây giờ, các bạn nhìn lại những khảo cứu tôi đã trình bày ở trên và suy nghĩ xem: Một đứa bé được người đồng tính nuôi dạy có xác xuất bao nhiêu phần trăm trở thành người ÐTLA. Xác xuất này rất cao các bạn ạ! 80%, 90% và có thể gần gần 100% chưa biết chừng? Nếu tất cả thế giới đều chấp nhận và khuyến khích việc này, ÐTLA sẽ lan rộng và cấu trúc xã hội chung - trong đó có cả người đồng và dị tính - sẽ ra sao? Việc không tăng dân số sẽ không phải là một sự lo xa mà có cơ thành sự thật. Bằng chứng là, vì tránh nạn nhân mãn mà người Trung Hoa ra đạo luật chỉ có quyền có một con, đưa đến tình trạng người dân phải lựa chọn và họ lựa chỉ có con trai. Bây giờ hậu quả là Trung Hoa đang thiếu phụ nữ trầm trọng. Cán cân giữa phụ nữ và đàn ông nghiêng lệch về phía nam.
Thêm một nan đề đạt ra trước "bài toán ÐTLA": đó là sự liên đới mật thiết tới một căn bệnh nan y trên thế giới ngày nay, bệnh AIDS. Theo thống kê số người ÐTLA mắc bệnh này xác xuất rất cao. (Theo một nghiên cứu của FRI 1983, nếu có dịp tôi sẽ đề cập tới chuyện này trong một bài tiểu luận khác). Cũng theo các nghiên cứu, không phải chỉ những người ÐTLA mới mắc phải bệnh AIDS này. Người dị tính cũng bị và con số người ÐTLA mắc phải cao hơn. Tại sao? Như chúng ta đã biết, khi những người đồng tính nam có liên hệ tình dục với nhau, cơ hội bị truyền nhiễm bệnh AIDS cao hơn nếu có bất cẩn. Bệnh AIDS truyền từ người đồng tính qua người lưỡng tính từ lưỡng tính qua người dị tính theo nhiều ngả khác nhau, trong đó mãi dâm là một ngả truyền bệnh nhanh chóng nhất, khi mà hiện nay phong trào mãi dâm đang lên cao độ ở các nước nhược tiểu Á Ðông như Thái Lan, Ấn Ðộ, Việt Nam...
Tôi đưa ra những dữ kiện và nguyên nhân tạo nên ước vọng đồng tính luyến ái.
Sự lựa chọn là ở các bạn!

___________________________________
Tài liệu tham khảo:
- Robert Lauer, US. International University - Social Problems and the Quality of Life
  - Third Edition
- Armstrong, EG. – Archives of Sexual Behavior
- Bell Alan, Indiana University - Homosexualities: A study of diversity among men and
  women

- Bell Alan, Indiana University - Sexual Preference
- Biemiller, Lawrence – Homosexual students at Southern Methodist wage battle
  for recognition
.
- Một số tài liệu và bài viết của Paul Cameron, Ph.D., Chủ tịch của "Family Research
  Institute of Colorado Springs
", Colorado USA
  http://www.biblebelievers.com/Cameron3.html#info