trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
30.7.2007
Tôn Phượng Minh
Triệu Tử Dương đánh giá Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo
Dương Danh Dy dịch
 
Ngày 15 tháng 8 năm 2003

Còn nhớ trong lần nói chuyện trước, Triệu Tử Dương có nói, trước tết âm lịch sẽ đi Quí Châu, thời gian không dài lắm, khoảng tháng năm sẽ trở về. Sau này do Bắc Kinh phát sinh “Sars” [1] , nên từ Quí Châu về Uy Hải Sơn Đông, nên thời gian xa Bắc Kinh tương đối dài.

Hôm nay sau khi gặp mặt, trước tiên tôi [2] hỏi sức khỏe như thế nào?

Triệu nói, cụ Tôn ơi, xem ra không khuất phục tuổi già không được. Trước đây sống quen rồi nên cứ coi là bình thường, [bây giờ] đến nơi [ở] mới rất khó thích ứng.

Tôi nói tiếp, lần này Bắc Kinh phát sinh sự kiện “Sars”,Hồ [Cẩm Đào], Ôn[Gia Bảo] xử lý tương đối tốt, đã khống chế được, mọi người khen ngợi, nhất là đã cách chức Trương Văn Khang, Bộ trưởng Bộ Y tế, che giấu tình hình dịch, công khai nói dối. Nhưng cách chức Mạnh Học Nông, thị trưởng Bắc Kinh bị người ta cho là để chịu tội thay. Vì Trương Văn Khang là thân tín của Giang Trạch Dân, nghe nói sau khi Giang từ Thượng Hải trở về, đã cố ý mời Trương Văn Khang đến nhà ăn cơm, biểu thị an ủi. Truyền thuyết là, thái độ của Trương Văn Khang đối với tình hình dịch là theo ý định của Giang Trạch Dân “nội, ngoại có khác nhau.”

Triệu nói: đại khái là sẽ sắp xếp công tác mới cho Trương tại Trung ương.

Tôi nói: đối với sự kiện sinh viên đại học Tô Chí Cương đang đi tìm việc làm ở Thâm Quyến bị nhân viên chấp hành pháp luật, nhân viên tạm giam đánh chết; lần này Ôn Gia Bảo thân tự hỏi han xử lý, nghiêm trị nhân viên chấp pháp có liên quan, bồi thường gia đình Tôn Chí Cương 50 vạn NDT [khoảng 1 tỷ VNĐ], làm như vậy bảo vệ được quyền lợi của nhóm người dễ bị tổn thương, mọi người biểu thị rất hài lòng. Trước việc ban lãnh đạo mới sau khi lên nắm quyền chế định một số biện pháp yêu cầu triển khai dân chủ trong Đảng đồng thời phải mở rộng từng bước thực hiện dân chủ xã hội, mọi người đều ôm ấp hy vọng. Một số biện pháp này tôi đã thấy đưa tin trên đài truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông. Nhưng không biết vì sao vào “1-7” [ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc] lại đột ngột chuyển hướng, phải nắm chắc cao trào mới học tập “ba đại diện”.

Điều này làm người ta thất vọng. Đỗ lão [Đỗ Nhuận Sinh] [3] nói, thực hiện dân chủ ở Trung Quốc, xem ra đời mình không thấy được. Lý Thận [chưa rõ] cũng đã nói, Trung Quốc muốn thực hiện dân chủ còn phải mất một trăm năm. Nói chung, thanh niên thấy thế hệ già không đứng ra thúc đẩy dân chủ, nên cũng đã thiếu lòng tin.

Triệu nói, người ta kỳ vọng vào Hồ Cẩm Đào quá cao, cũng giống như Giang Trạch Dân sau khi lên cầm quyền, kỳ vọng vào Giang làm cải cách. Tuy vậy Hồ và Ôn đều là người tốt, nhưng đều thiếu niềm tin, thiếu hoài bão lớn lao và nhãn quang. Hơn nữa, hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành tập đoàn lợi ích, bất kể là tinh anh chính trị, tinh anh kinh tế, hay là tinh anh tri thức đều cùng kết hợp nhất trí, còn quần chúng công nông và các học giả kinh tế có tư tưởng chủ nghĩa dân chủ cũng đều giáp ranh hóa. Dưới cục diện đó, sẽ quyết định không thể cải cách chính trị. Nếu không, những người được lợi kết thành nhóm sẽ liên hợp, nhất trí dưới sự thúc giục của Giang, hạ bệ Hồ, Ôn. Trong khuôn khổ đó, Hồ, Ôn chỉ có thể thực hiện ba đi sát [4] , để quyền cho dân dùng, để lợi cho dân mưu, để tình cho dân buộc, làm một số việc tranh thủ lòng dân. Như thế, Giang sẽ không thể muốn làm gì thì làm, và cứ như vậy, ảnh hưởng của Hồ, Ôn sẽ từng bước tăng lên, ảnh hưởng của Giang sẽ từng bước giảm nhỏ, Giang sẽ không thể hạ bệ Hồ, Ôn.

Tôi nói, gần đây tôi thấy Văn phòng Trung ương chuyển phát văn kiện rêu rao: tất cả vì ổn định, phải thực thi sức ép cao với phái dân chủ và người không đồng chính kiến, đề xuất phải chủ động xuất kích, vừa thò đầu ra là bắt, đánh trước để kiềm chế người; còn việc sửa đổi hiến pháp, quốc gia hóa quân đội thì không cho nêu lại; kiên trì Đảng quản cán bộ, tự do vào đoàn, xã, dư luận tân văn không thể mở cửa. Đối với việc này Đỗ lão nói, những nhà đương quyền Trung Quốc có bệnh sợ hãi khi thi hành dân chủ.

Dư luận ngoài Đảng thì yêu cầu sửa đổi hiến pháp, đề xuất thực hiện “chế độ Tổng thống”, hủy bỏ điều khoản “chuyên chính”, “ba đại diện” không thể đưa vào hiến pháp, cho rằng đó là việc một đảng của Đảng Cộng sản.

Triệu nói, rốt cuộc cải cách chính trị làm như thế nào, thực hiện chế độ đa đảng không tốt sẽ đổ xe, làm loạn Trung Quốc. Trước mắt, nên dưới khuôn khổ Đảng lãnh đạo, thực hiện tự do ngôn luận, mở cửa cấm báo. Đồng chí nhấn mạnh tự do quan trọng hơn dân chủ, Hồng Kông dưới thời thống trị của thực dân Anh, không có dân chủ nhưng có tự do, bất kỳ người nào cũng có thể phê bình Thống đốc Hồng Kông. Tư pháp lại độc lập, không chịu sự khống chế của chính quyền. Sau đó sẽ cho phép thành lập đoàn, xã, như thế khêu gợi dân trí, nâng cao ý thức dân chủ của nhân dân. Còn việc quốc gia hóa quân đội, chế độ đa đảng, trước mắt không đề cập.

Triệu lại nói, cách mạng Pháp là từ dân chủ đi tới chuyên chính. Do không ngừng giết người, đối phó không kịp, nên mới chế ra máy chém. Ở nước Anh không đề cao dân chủ nhân dân mà làm dân chủ chính trị, nhằm hạn chế quyền lực của chính phủ, bảo vệ quyền lực của nhân dân. Cố Chuẩn [5] cũng không chủ trương làm dân chủ nhân dân, cho rằng đại dân chủ nhất định sẽ sản sinh chủ nghĩa vô chính phủ, mà chủ trương dân chủ nghị viện. Làm dân chủ nhân dân cũng dễ bị kẻ dã tâm đoạt lấy quyền lợi cá nhân để lợi dụng.

Triệu bình luận nói, Cố Chuẩn, Lý Thận là triệt để giác ngộ, đã đoạn tuyệt với hình thái ý thức của chủ nghĩa Marx-Lenin; còn Hồ Tích Vỹ [6] , Lý Nhuệ, Đỗ Nhuận Sinh là phái dân chủ trong Đảng.

Cuối cùng tôi, nói một câu; nếu như ban lãnh đạo mới không có niềm tin của mình, không có hoài bão lớn lao lịch sử, thì liệu có thể thúc đẩy cải cách chính trị Trung Quốc không?

Triệu không biểu thị thái độ, khi chia tay nói đến, lần trước viết thư cho ban lãnh đạo mới, đề xuất việc tự do tiếp khách, Văn phòng Trung ương trả lời: ban lãnh đạo mới đang [bận] bàn giao thay đổi, đợi một thời gian. Vì thế lần này cũng không dự tính truy hỏi thêm, nhằm đỡ khó cho Hồ, Ôn.


Ngày 20 tháng 12 năm 2003

Hồ Cẩm Đào là cán bộ thanh niên được bồi dưỡng theo hình thái ý thức chính thống

Triệu nói, trước đây từng nói không thể yêu cầu quá cao đối với Hồ, anh ta bên ngoài bị Giang khống chế, trong Thường vụ lại có phái Thượng Hải, nội bộ bọn họ nhất định có mâu thuẫn. Trải qua gần một năm quan sát, xem ra tình hình không phải như thế, chủ yếu vẫn ở chỗ Hồ là cán bộ thanh niên được bồi dưỡng từ hình thái ý thức chính thống, thuộc hệ thống tư tưởng chính thống. Sau khi lên nhận nhiệm vụ, trước tiên đi Tây Bá Pha [7] , lại đến Tỉnh Cương Sơn [8] , sau [đó] còn đi thăm nhà cũ của Mao Chủ tịch; những cái đó cho thấy rõ anh ta sẽ đi theo đường lối chính thống, muốn duy trì khuôn sáo cũ. Điều này sẽ không có thay đổi gì về chế độ, cũng không có khả năng tiến hành cải cách chính trị, chỉ có thể làm thay đổi về một số tác phong mà thôi! Do đó, giữa bọn họ với nhau sẽ không có mâu thuẫn lớn, thể chế Hồ, Ôn vẫn là sự kéo dài của thể chế Giang, Lý [Bằng] mà thôi. Từ chỗ bọn họ đề xuất khi chuẩn bị họp quốc hội: không cho phép dân gian thảo luận sửa đổi hiến pháp, không cho phép thảo luận quân đội quốc gia hóa, không thể thay đổi Đảng quản [lý] cán bộ, không thảo luận luật báo chí, tiến hành khống chế nghiêm khắc giới truyền thông, có thể thấy rõ.

Triệu lại nói: thế nhưng Hồ, Ôn đều là người tốt, Ôn là cán bộ trung niên tương đối khai minh [9] trưởng thành từ trong trào lưu cải cách.

Tôi nói, gần đây tôi đọc các văn kiện hội nghị công an toàn quốc do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn và công bố cũng như những bài nói của người lãnh đạo, [thấy] về căn bản không đề cập đến câu cải cách chính trị, dường như có ý làm nhạt đi, khiến người ta quên mất cải cách chính trị. Nhấn mạnh cái gọi là trừng trị nghiêm, chủ động xuất kích, vừa lộ mặt là bắt ngay, quyết không để chúng hình thành không khí. Tóm lại là phải duy trì trạng thái sức ép cao.

Triệu nói: một khi người cầm quyền thượng tầng có cái gọi là cảm giác nguy cơ là sẽ khống chế, [gây] sức ép cao, mâu thuẫn cũng càng tích lũy càng gay gắt. Từ đó làm cho người ta lo lắng, có khả năng dẫn tới “bùng nổ”, tức cái gọi là “tầng lớp dưới Mao Trạch Đông và Đại Cách mạng Kinh tế Văn hóa”.

Khi tạm biệt, Triệu hỏi tôi: đánh giá cuốn Chu Ân Lai lúc cuối đời như thế nào?

Tôi nói, cuốn sách đó đã khắc họa hoàn toàn hình tượng của Chu Ân Lai.

Triệu nói, tác giả này viết tương đối thành công, đã viết ra được động thái nội tâm, triết học xử thế của Chu Thủ tướng, là tự thuật tư tưởng Nho gia bầy tôi đối với vua không thể không trung. Năm đó Mao Chủ tịch không tín nhiệm Chu Thủ tướng nhưng vừa không rời ông được, vừa không chống ông được, tức cái gọi là “chống Chu, tất loạn”, Triệu nuối tiếc nói: nội tâm cả cuộc đời Chu Thủ tướng là cực kỳ đau khổ.


Ngày 24 tháng 10 năm 2004

Bộ mặt của Hồ Cẩm Đào đã bộc lộ ra rồi

Tiếp đó, Triệu hỏi tôi có ý kiến gì về bài nói của Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư không?

Tôi nói, theo tôi biết, Văn phòng Trung ương thông báo bài nói của Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư, tinh thần chủ yếu [của bài nói] là: ... lĩnh vực hình thái ý thức xưa nay là trận địa quan trọng tranh đoạt dữ dội giữa những thế lực thù địch với chúng ta, nếu như trận địa này có vấn đề, thì có khả năng dẫn tới động loạn xã hội thậm chí mất chính quyền. Thế lực thù địch muốn làm loạn xã hội, lật đổ chính quyền thường mở lỗ hổng trước tại lĩnh vực hình thái ý thức, làm loạn tư tưởng mọi người trước rồi mới hạ thủ. Từ bài học Đông Âu thay đổi lớn đến Liên Xô giải thể có thể thấy khi Gorbachev đề xuất: “đa nguyên hóa hình thái ý thức” đề xuất cái gọi là “tính công khai”, vứt bỏ địa vị chỉ đạo của chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực hình thái tư tưởng, kết quả dẫn đến chủ nghĩa phi Marx có địa vị chỉ đạo trên lĩnh vực hình thái tư tưởng, kết quả dẫn tới bàn luận xôn xao về trào lưu tư tưởng chủ nghĩa phi Marx và chủ nghĩa phản Marx, đó chính là một nguyên nhân vô cùng quan trọng làm cho Liên Xô giải thể, Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Cần phải tỉnh táo để thấy rằng thế lực thù địch phương Tây không bao giờ vứt bỏ ý đồ chiến lược tiến hành “Tây hóa”, “phân hóa” nước ta, nói chung các thế lực thù địch cũng muốn lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta... Thời gian qua, thế lực thù địch ở ngoài biên giới và một số truyền thông phương Tây đã công kích chế độ xã hội và người lãnh đạo nước ta, một số người đội cái mũ cải cách chính trị, làm rùm beng về dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí của giai cấp tư sản phương Tây, reo rắc tự do hóa ngôn luận của giai cấp tư sản, ý đồ phủ định về căn bản bốn nguyên tắc cơ bản, phủ định quốc thể và chính thể nước ta, các phần tử “dân vận” ở ngoài nước vẫn ra sức cổ xúy lật án cho cơn sóng gió chính trị năm 1989, các tổ chức tà giáo như “Pháp luân công” cũng ra sức tiến hành thẩm thấu và phá hoại, tổ chức tôn giáo ngoài biên giới trăm mưu ngàn kế tiến hành hoạt động truyền giáo và xây dựng tổ chức phi pháp trong nước ta v.v... Phải kiên trì hoằng dương giai điệu chủ yếu, đối với quan điểm và ngôn luận sai lầm, đối với những khiêu khích và công kích bốn nguyên tắc cơ bản phải kiên trì nguyên tắc, dám nắm, dám quản...

Còn nêu ra: ... thời gian gần đây, thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm đạt được âm mưu chính trị kiềm chế Trung Quốc, phân liệt Trung Quốc, làm loạn Trung Quốc đã nhiều lần gây khó khăn cho ta trên các vấn đề như tôn giáo, nhân quyền và Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng v.v… Các loại thế lực thù địch ra sức câu kết tụ tập, hô ứng với nhau, các thế lực hợp lưu như: “Đài Loan độc lập”, “Tây Tạng độc lập”, “dân vận”, “Pháp luân công” v.v…, các phần tử thù địch trong ngoài nước, lợi dụng rộng rãi các thủ đoạn truyền thông hiện đại như mạng Internet tiến hành kết bè kết nhóm cũng như các hoạt động phi pháp khác..., cần phải kiên trì chủ động xuất kích, lộ mặt là tóm, đánh trước để kiềm chế người..., cần phải duy trì tình trạng sức ép cao v.v..

Tiếp đó, tôi nói: vẫn là cái trò đấu tranh giai cấp, thất vọng với Hồ Cẩm Đào rồi. Có [người] cho rằng đó là tính sách lược, không phải là tư tưởng chân thực của anh ta. Vu Quang Viễn nói, Giang, Hồ vốn là một, là một thể. Chu Hậu Trạch [?] cho rằng có khả năng phát triển theo mặt tả còn xấu hơn Giang. Lý Nhuệ từng nói, đợi một chút rồi sẽ thấy, sau Hội nghị Trung ương lần thứ tư, cũng cho rằng bộ mặt đã rõ. Có một số học giả nói, thế hệ này không thể nhìn thấy Trung Quốc thực hiện dân chủ.

Triệu nói, bài nói này của Hồ Cẩm Đào, đã bộc lộ bộ mặt của mình ra, nếu là cá nhân nói cũng có thể không nói như vậy. Điều này không giống với văn kiện Trung ương, Hồ là sinh viên Đại học Thanh Hoa, làm công tác Đoàn Thanh niên, là thế hệ thanh niên do Đảng ta giáo dục, bồi dưỡng trưởng thành, sau này phân phối đến công tác tại Cam Túc, dưới sự lãnh đạo của Tống Bình, chịu ảnh hưởng của hình thái ý thức chính thống của Tống Bình. Tóm lại, anh ta là một cán bộ thanh niên đi ra từ những cái gọi là “công cụ thuần phục”, “giáo dục” trong hình thái ý thức chính thống của Đảng chúng ta. Hồ giữ chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cũng là do Đặng Lực Quần đề xuất, [nên] tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng một số quan điểm tư tưởng của Đặng Lực Quần.

Triệu lại nói, từ khi anh ta lên giữ chức, trước tiên đi Tây Bá Pha, sau lại đi Diên An, còn tới quê hương Mao Chủ tịch. Điều này thể hiện rõ, [anh ta] muốn kế thừa cái truyền thống [của] Mao Chủ tịch. Từ việc viết bài nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Mao Chủ tịch ra sức ca ngợi cũng có thể thuyết minh. Dưới sự chi phối của hình thái ý thức chính thống đó, không có khả năng có niềm tin gì mới, khiến tự mình có cảm giác sứ mệnh gì đó, cảm giác trách nhiệm lịch sử gì đó để thay đổi cục diện chính trị Trung Quốc. Đồng thời anh ta không có ma lực và cũng không có lực lượng để thay đổi. Nếu không, cái thể chế [quyền quí], cái tập đoàn lợi ích này sẽ gạt anh ta đi. Gorbachev cũng đã bị tập đoàn được lợi ích gạt đi như thế. Những tập đoàn lợi ích này đã hình thành thể chế, đòi ủng hộ một đảng chuyên chính, là tuyệt đối không cho phép đụng tới, quyền lực là một mình nắm lấy, nếu không sẽ mất chính quyền.

Triệu nói, nhưng bản thân Hồ là người tốt, là được bồi dưỡng ra dưới sự giáo dục chính thống của Đảng ta. Không đồng ý cách nói “so với Giang còn xấu hơn” của Chu Hậu Trạch. So sánh một chút, [thấy] ý thức cải cách của Ôn Gia Bảo tốt hơn một chút. Ôn là phát triển lên dưới trào lưu cải cách mở cửa, nhưng con người này cẩn thận, thận trọng tới từng việc nhỏ, muốn công tác dưới cái truyền thống tôn trọng người đứng đầu của Đảng, xem ra trên [mặt] cải cách cũng sẽ không có việc làm gì lớn.

Trong mười năm tiếp xúc giữa tôi và Triệu Tử Dương, chưa [bao giờ] cảm giác thấy đồng chí ấy có tâm tình quá mức nào đó. Bất kể trao đổi vấn đề gì, nói về ai, đồng chí đều có trạng thái tâm lý ôn hòa, lấy việc bàn việc, lấy người bàn người. Tôi đã từng hỏi rất nhiều đồng chí khác đã tiếp xúc với đồng chí, bọn họ cũng đều có cách nhìn như vậy. Mọi người đều cho rằng đồng chí là một nhà chính trị rất có tấm lòng, rất có khí độ.

Tôi nói, lần trước đồng chí nói về An Chí Văn, không đồng ý câu nói của An “cải cách chính trị của Trung Quốc phải trải qua quá trình hai mươi năm”, cho rằng như vậy, nhân dân, xã hội Trung Quốc chịu đựng không nổi, vậy nội hàm của nó chỉ những cái gì vậy?

Triệu nói, trước tiên như vậy sẽ làm cho cả cái xã hội này hủ bại đi, không được, sẽ làm thối nát toàn bộ thể chế này! Lại chênh lệch giầu nghèo càng gay gắt, lại phân hóa hai cực càng nghiêm trọng, đông đảo quần chúng có thể chịu đựng được mấy chục năm không? Trong tình hình nghiêm trọng đó, những người cầm quyền không thể áp dụng biện pháp khơi thông để người ta hy vọng, mà áp dụng động thái sức ép cao làm mâu thuẫn gay gắt thêm, hình thành đối lập xã hội nghiêm trọng, như vậy có thể không có sự bật trở lại không? Chỉ dựa vào cảnh sát trấn áp, mà cảnh sát đến từ nhân dân có thể thay đổi. Từ chỗ hiện nay các nơi lên trên tố cáo càng ngày càng nhiều, hơn nữa còn mang tính tổ chức, các vụ án giết người cũng càng ngày càng ghê gớm, phần nhiều mang tâm lý hận thù, Ngay đến học giả Tiêu Quốc Biêu [?] phóng viên Lưu Diệu Cương [?] cũng công khai đứng ra tiến hành đọ sức, bảo vệ quyền [lợi], đảm lượng càng ngày càng lớn, gặp sự kiện phát sinh đột ngột sẽ phát sinh bùng nổ xã hội. Tất nhiên cách mạng bạo lực thì chẳng ai muốn nhìn thấy, rồi mọi người sẽ bị hại.

Tôi nói theo, chính là vì hủ bại ngày càng gay gắt, phong khí xã hội ngày càng xấu, người ta càng tưởng nhớ Mao Trạch Đông. Cái gọi là “tầng lớp thấp Mao Trạch Đông và cách mạng văn hóa kinh tế” có khả năng hình thành. Cũng như vậy chính là do thực hiện chuyên chính, càng sức ép cao, người ta càng hướng về việc đi con đường dân chủ và pháp trị do Triệu Tử Dương đề xuất. Cũng chính vì thế, người ta càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, bệnh tình của đồng chí.


Bản tiếng Việt © 2007 talawas



[1]SARS: Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Dịch SARS được tuyên bố tại Trung Quốc vào ngày 22/4/2004
[2]Tác giả Tôn Phượng Minh
[3]Đỗ Nhuận Sinh( 1913- ), người Sơn Tây, chuyên gia vấn đề nông nghiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng là Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chính sách Nông thôn Trung ương.
[4]Đi sát thực tiễn, đi sát cuộc sống, đi sát quần chúng.
[5]Cố Chuẩn: được coi là một đại biểu ưu tú của trí thức Trung Quốc. Tác phẩm có Văn tập Cố Chuẩn xuất bản năm 1995 tại Quí Châu.
[6]Hồ Tích Vỹ: (1916- ), người Tứ Xuyên, nguyên Tổng Biên tập Nhân dân Nhật báo, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
[7]Nơi ở của Mao Trạch Đông và một số người lãnh đạo Trung Quốc trước khi vào tiếp quản Bắc Kinh
[8]Jinggangshan (井冈山), thuộc dãy núi La tiêu Sơn) thuộc ranh giới các tỉnh Giang Tây và Hồ Nam. Tỉnh Cương Sơn được biết như là nơi sinh ra Hồng quân Trung Hoa và là cái nôi của “cách mạng Trung Hoa". Sau vụ tàn sát Thượng Hải năm 1927 của Quốc dân Đảng; cuộc khởi nghĩa Vụ gặt mùa Thu (秋收起义/thu thâu khởi nghĩa) thất bại ở Trường Sa, Mao Trạch Đông đã dẫn 1000 tàn quân chạy tới đây và thiết lập Xô viết Nông dân đầu tiên của nước Trung Hoa Đỏ.
[9]Tư tưởng tiến bộ, không bảo thủ ngoan cố
[10]Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219.
Nguồn: Sách Triệu Tá»­-dÆ°Æ¡ng nhuyá»…n cấm trung đích đàm thoại [10] tr. 343-345, 353-354, 381-383