trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
28.7.2003
Khuê Việt
Từ Tranh luận/Tranh tụng đến Dịch thuật/Phóng tác
 
Tôi là một tiểu thị dân hãnh tiến nên thường hay vào đọc các websites Việt Nam có mùi mẽ trí thức. Chả là hôm qua có đọc bài thơ tân hình thức/hậu hiện đại hay là lời cáo lỗi/cáo phó gì đó của nhà thơ/dịch giả Thường Quán về "bản dịch" của ông về M in M do ký giả Lôra Pít viết. Ðọc xong bài trả lời của Thường Quán gửi Lê Ðình Khoa trong đó có cả gửi cho tôi nữa (độc giả talawas) tôi mới hiểu là thơ siêu hình đang trỗi dậy ở một lĩnh vực mà lâu nay người ta quen dùng văn chính luận.

Chuyện Thường Quán là chuyện nhỏ nhưng làm tôi nhớ đến chuyện lớn. Không biết văn hóa có phải là chuyện lớn không nhỉ? Chắc là lớn lắm vì bây giờ đi đâu cũng nghe người ta khạc nhổ hai chữ văn hóa, từ quốc nội đến quốc ngoại. Trong nước thì bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, ngoài nước thì chúng ta phải biết tôn trọng các truyền thống văn hóa khác. À, đôi khi tôi hơi lẩm cẩm, các cụ nhà ta nói vậy thì rõ rồi, cứ cái gì của ta xưa nay ông cha ta làm thì ta cứ giữ cho chắc bằng cách may túi bỏ bẹn; nhưng mà rằng thì là không biết mấy ông Tây ổng muốn gì nhỉ, nếu mình ăn thịt người thì ổng có tôn trọng mình không nhỉ. Nhưng mà không sao, cứ cho là như vậy, lấy cái bia văn hóa ra đỡ là được hết, đối với bên nào thì toàn thắng cũng về ta.

Vậy thì ý muốn gì đây hả cái tên tiểu thị dân hãnh tiến kia? (Quý vị chắc tự hỏi) Ý của tôi là muốn làm một cái luận văn tốt nghiệp tiểu học bỏ túi về Người Việt Cao quý (cha tôi người Lào mẹ tôi người Cambốt nhưng tôi thích ăn Pizza nên tôi nhận mình là người Ý để viết về người Việt) để quý vị khỏi tốn công gầy dựng những diễn đàn cho tốn công sức của nhân dân, để những người như Lê Ðình Khoa khỏi mắc công lên tiếng.

Bắt đầu bằng tranh luận. Những cuộc tranh luận gần đây nhất từ Hợp Lưu đến Tiền Vệ đến talawas đều kết thúc trong cảnh dầu sôi lửa bỏng kiểu Hoạn Thư chì chiết Thúy Kiều. Tôi nghĩ ông Bush lắm khi dại quá, hơi đâu đi tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq cho mệt cứ nhảy đại vô sòng nào, dù tụ lớn tụ nhỏ, của anh em trí thức ta đều thấy WMD (Weapon of Mass Destruction) bàng bạc như ánh trăng Lý Bạch. Như vậy có phải vừa được lòng nhân dân Mỹ mà nước Việt ta cũng được tiếng thơm lây vì có góp mặt trên chính trường quốc tế. Còn chuyện cầm nhầm trong "HỌC GIỚI" An-nam-mít dầu cũng thuộc phạm trù văn hóa, nhưng vì quá phổ biến nên xin Nô Tế Bồ (No Table) ở đây (thuật ngữ khoa học của một nhà báo ở Thành Phố Hồ Chí Minh dịch từ chữ "miễn bàn").

Sang chuyện dịch thuật. Dân tộc ta vốn có truyền thống phóng tác từ lâu đời. Khỏi kể dài dòng tên họ ra đây làm chi kẻo động vong hồn những người đã khuất. Nhưng nói như vậy để biết rằng cái chuyện phóng tác là không có gì mới mà phải la ầm lên. Ngặt nỗi người phóng tác ngày nay (ở nước ta) có cái gọi là lương tâm tri thức nên họ không để tên mình khơi khơi như Hồ Biểu Chánh chẳng hạn. Họ khiêm nhường đề là dịch để cho thiên hạ biết là họ không vơ cái của người ta vào làm của mình. Nói đi thì cũng nói lại, ví như Lôra Pít biết đọc tiếng Việt (cái này Thường Quán đã bảo đảm là hổng có mà), hỏi rằng "Ủa, bài này đâu phải của tui". Dĩ nhiên mình phải biết hỏi lại "Thưa ma-đàm, (nếu bà thực sự là ma-đàm, sao bây giờ cái gì tui cũng hay nghi ngờ), vậy chẳng hay bà đây viết bằng tiếng gì?" "Thì tiếng Anh!" "Vậy sao bà còn théc méc cái gì, đây là tiếng Diệt mà" "Ờ hén."

Ðó, cái trường hợp xấu nhất thì tôi cũng đưa ra rồi. Còn gì phải sợ mà không thẳng tiến để xây dựng đất nước ta ngày một to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.

© 2003 talawas