trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 51 bài
  1 - 20 / 51 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
12.10.2007
Bình Nguyên Lộc
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35 
 
Biểu số 27

Việt Nam: Sạch
Mạ: Sạt
Cao Miên: Soạt


Biểu số 28

Việt Nam: Cây, gậy
Giarai: Gaai
Chàm: Gaai
Rađê: Giê
Mã Lai Célèbes: Gaai


Biểu số 29

Việt Nam: Hút
Bà Na: Huuc
Kơyong: Huut

Uống nước bằng ống. Người Thượng dùng ống trúc nhỏ hoặc ống sậy để uống rượu cần.


Biểu số 30

Việt Nam: Tro
Jêh: Blô
Kơ Yong: Loo
Sơ Đăng: Plo


Biểu số 31

Việt Nam: Sắn (Nam kỳ: Báng)
Bà Na: Blang
Thái: Parăng
Sơ Đăng: Loong
Giarai: Ploom
Khả Lá Vàng: Bluôn
Giarai + Radê (Pleiku): Bblaang


Biểu số 32

Việt Nam: Tru (chó)
Mường: Tlu
Bà Na: Klu
Sơ Đăng: Klu
Giarai: Lu


Biểu số 33

Việt Nam: Chết
Sơ Đăng: Chết
Mường: Chết
Mạ: Sớt
Khả Lá Vàng: Kết

Biểu đối chiếu này và bao nhiêu biểu khác cho thấy rõ ràng Thượng Việt không phải là Cao Miên như các ông Tây nói. Chết, Cao Miên gọi là Ngợp. Biểu về Trăng, Cá, v.v. đều có mặt người Thượng mà không có mặt người Cao Miên ở đâu cả.


Biểu số 34

Việt Nam: Bét (Toét mắt)
Bà Na: Peek
Giarai: Peek
Hadrông: Peek
Cu-Ti: Piơ


Biểu số 35

Việt Nam: Mới
Thái: Mai
Cao Miên: Thơmây
Mạ: Mhê


Biểu số 36

Việt Nam: Bước
Bà Na: Bôôk
Giarai: Rơ bành trướng
Mã Lai Célèbes: Bơlak


Biểu số 37

Việt Nam: Bửa (củi)
Mạ: Pả
Bà Na: Pả


Biểu số 38

Việt Nam: Bọn, bạn
Cao Miên: Pôut, Bòn
Bà Na: Buơl, Pụng
Giarai: Pout
Khả Lá Vàng: Bang
Mã Lai: Mbang


Biểu số 39

Việt Nam: Sâu (không cạn)
Cao Miên: Chrau
Mạ: Zirâu
Bà Na: Jrâu


Biểu số 40

Việt Nam: Ruột
Mạ: Proit
Cao Miên: Pốt (Viên)
Giarai: Porooi
Rađê: Prooe
Mã Lai: Prụt

Mã Lai Nam Dương, Mã Lai Á và Phi Luật Tân chỉ có một danh từ Prụt để chỉ Ruột, BụngDạ dày. Về mặt cơ thể và mặt thủy vận thì Mã Lai đợt I giàu danh từ hơn Mã Lai đợt II, mặc dầu Mã Lai đợt II ở biển.

Thí dụ Mã Lai đợt I là Môn và Khơ Me có danh từ Prek mà Nam Kỳ biến thành Rạch để chỉ phụ lưu, Thái có danh từ Honei mà Bắc Việt biến thành Suối, trong khi đó thì Mã Lai Nam Dương chỉ có Sôngai. Suối, họ nói là Sông con nít. Còn nguồn thì họ nói là Con mắt của nước. Nhưng một chuyện cổ tích cho biết rằng người Nam Dương từ Hòa Bình của ta mà di cư xuống đó, sau khi chung sống với ta khá lâu. Thế mà họ lại không học được những danh từ của đợt I.


Biểu số 41

Việt Nam: Lưng
Thái: Lâng
Bà Na: Roong
Sơ Đăng: Roong
Giarai: Roong


Biểu số 42

Việt Nam: Xương
Cao Miên: Chxoâng
Thái: Sân
Sơ Đăng: Ksing
Mạ: Ting
Bà Na: Kting
Cổ ngữ Ba Thục: Xoong
Khả Lá Vàng: K’tương
Mã Lai: Tulang

Ta thấy sự biến dạng hữu lý của những danh từ chỉ Xương, danh từ chung cho cả hai đợt Mã Lai, mà ông Lê Ngọc Trụ cho là Xương do Khang của Tàu mà ra. Cả hai nhóm đều không có chịu ảnh hưởng Tàu khi di cư, mà khi đó thì họ phải đã có danh từ Xương rồi vì họ ăn cá, mắc xương cá, họ chế tạo dụng cụ bằng xương thú, không làm sao mà đợi học với Tàu mới có được danh từ để chỉ món đó.


Biểu số 43

Việt Nam: Mắt
Bà Na: Mat
Sơ Đăng: Mat
Khả Lá Vàng: Mat
Mạ: Maht
Mã Lai: Mata
Tây Tạng: Mag
Mã Lai: Mata-Mata = Cảnh sát, tức kẻ có nhiều mắt ở khắp nơi


Biểu số 43 bis

Việt Nam: Mác
Xi Tiêng: Mata = Giáo cán dài
Mạ: Mata = Giáo cán dài

Hai danh từ Mata của Mã Lai trên đây, không phải là hai tiếng đồng âm. Danh từ thứ nhứt là danh từ chung của hai đợt Mã Lai (Mắt). Danh từ thứ nhì chỉ là danh từ riêng của Lạc bộ Trãi (Việt Nam và Thượng), có nghĩa khác hẳn, chẳng liên hệ gì đến con mắt hết.

Năm 1858, Pháp chiếm Saigon, với lính Pháp và Bạc Ti Dăng Phi do Tây Ban Nha cho thuê.

Chiếm Saigon xong Pháp cho bọn ấy ở lại làm cảnh sát mà Mata-Mata là tiếng Mã Lai có nghĩa là cảnh sát (có nhiều mắt). Saigon bỏ dấu gọi là Mã Tà.


Biểu số 44

Việt Nam: Tóc
Cao Miên: Sóc
Bà Na: Sok
Khả Lá Vàng: Sok
Mạ: Soc
Sơ Đăng: Sok

Đây là danh từ của Mã Lai đợt I mà các ông Tây không biết, cứ nói là của Cao Miên

Mã Lai đợt II có danh từ khác, nhưng chúng tôi không trích, không đối chiếu. Chúng tôi chỉ nói đến những danh từ riêng của Mã Lai đợt II khi nào có gì cần phải nhận xét mà thôi, thí dụ về trường hợp Hari, đã nói rồi và sẽ nói nữa.


Biểu số 45

Việt Nam: Sấm (sét)
Bà Na: Grâm
Giarai: Grâm


Biểu số 46

Việt Nam: Trôn
Giarai: Klôôn
Rađê: Tlôôn


Biểu số 47

Việt Nam: Nem
Tơlô: Nyem (Thịt)
Bà Na: Sêm (Thịt)
Sơ Đăng: Nyam (Thịt)


Biểu số 48

Việt Nam: Ít
Mạ: Y hệt
Bà Na: Nyet
Giarai: Eet
Nam Ấn: Eet (Dravidien tức Mlech’a tức Malayalam)

Đối chiếu Nem với Thịt, tưởng như là vô lý, nhưng không. Đó là mượn danh từ rồi biến nghĩa đôi chút. Nhưng Mạ thì Puịt = Thịt, Khả Lá Vàng thì Plịt = Thịt.

Tiếng Nam Ấn EetMột mà cũng là Ít.

Chúng tôi đã nói người Nam Ấn gốc da vàng từ Tây Tạng sang Ấn, và họ là Mã Lai và đây là xác nhận của ông L. Renou trong quyển Les littératures de l’Inde, xác nhận riêng về ngôn ngữ Nam Phạn chớ không phải về chủng Dravidien, nhưng vẫn củng cố những gì chúng tôi đã nói về chủng tộc học: “Tiếng Nam Phạn cũng do Bắc Phạn mà ra. Nhưng nó bị các phương ngữ thổ dân Nam Ấn xâm nhập vào, do chính các giáo sĩ Bà La Môn khuyến khích sự xâm nhập đó để truyền giáo với các thứ dân khác chủng”.

Vậy Eet của Nam Phạn không phải đồng gốc với Bắc Phạn mà là danh từ Dravidien tức đồng gốc Mã Lai.

Có lẽ Nam Ấn có nhiều danh từ giống ta lắm, tại ta chưa thông ngôn ngữ Malayalam, Tamoul, v.v. nên trong các biểu đối chiếu này rất thiếu họ.


Biểu số 49

Việt Nam: Chơn, chưn, chân
Cao Miên: Chơn
Mạ: Zưn
Giarai: Jơng
Jêh: Yơng
Sơ Đăng: Yông
Bà Na: Yơng
Khả Lá Vàng: Yơng

Trên đây là danh từ của Mã Lai đợt I. Danh từ của Mã Lai đợt II là Kaki mà Chàm biến thành Teay và Việt biến thành Cẳng.

Thấy rõ là trong xã hội Việt Nam Mã Lai đợt I đa số nên Chơn chiếm địa vị sang trọng trong văn chương: Người ta không thể nói: Xây gạch Bát Tràng cho nàng rửa cẳng.

Trong khi đó thì Chàm và Mã Lai nói: Cẳng của nàng, và Chơn trời họ nói là Cẳng trời, và họ nghe rất là văn chương vì đó là động từ chánh của họ.

Trong xã hội Việt Nam còn có một danh từ nữa là danh từ Giò thấy trong tự điển Anh-Mê-la-nê có ghi. Vì đó là danh từ của một chủng kém cỏi, nên trong ngôn ngữ Việt Nam, danh từ đó chiếm hạng ba. Người ta nói giò gà, giò lợn, tướng học trò, giò ăn cướp.


Biểu số 50

Việt Nam: Đứng
Bà Na: Đớng
Giarai: Đóng


Biểu số 51

Việt Nam: Tay
Chàm: Tangưl
Mã Lai: Tangan
Bà Na: Tii
Khả Lá Vàng: Tai
Mạ: Ti
Sơ Đăng: Taai
Cao Miên: Đaai

Danh từ Chàm đã bị biến qua lịch sử của họ. Hồi cổ thời, họ vẫn nói Tangan y như Mã Lai, thay vì Tangưl như ngày nay.

Dấu vết còn thấy được ở địa danh mũi Batagan ở Quảng Ngãi mà các ông Tây viết dính lại, khiến cả người Chàm cũng không hiểu địa danh ấy có nghĩa gì, một là tại Tây viết dính, hai là nếu viết đúng là Ba tangan Chàm cũng không hiểu vì họ đọc là Tangưl.

Ba là Ngón tay. Đó là Mũi ngón tay.

Nhưng không chắc chắn lắm là người Chàm đã biến Tangan thành Tangưl.

Ngôn ngữ Chàm mà Tây và ta học được ngày nay chỉ là ngôn ngữ Chàm Ninh Thuận, còn ngôn ngữ Chàm miền Quảng Ngãi thì trên đời này, không ai biết nó sao cả, và rất có thể nó giống hệt ngôn ngữ Mã Lai, bằng chứng là địa danh Tangan.

Nhưng Chàm Ninh Thuận thật ra là Phù Nam đa số vì nước Phù Nam ăn lên tới tỉnh Khánh Hòa hồi cổ thời.

Có lẽ chính Phù Nam đã biến Tangan của Mã Lai thành Tangưl và Chàm Ninh Thuận bị thiểu số trong đại đa số Phù Nam nên phải nói theo Phù Nam.

Ta nên đặt ra câu hỏi này: Ai đã ghi ra trên dư đồ cái danh xưng Batangan ấy? Chắc chắn là các cố đạo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì chính họ đã ghi Cửa Hàn ra Tour Han, rồi Pháp mới biến thành Tourane.

Mà thuở các cố đạo Tây và Bồ đến thì người Chàm Quảng Ngãi vẫn còn, và họ đã ghi theo cái nghe tận tai của họ, tức người Chàm Quảng Ngãi vẫn nói Tangan chớ không nói Tangưl như Chàm Ninh Thuận.


Biểu số 52

Việt Nam: Nài (Quản tượng)
Giarai: Naai
Rađê: Naai
Chàm: Naai


Biểu số 53

Việt Nam: Gãi
Ghẻ
Giarai Phú Bổn: Gải
Kuaĩ
Bà Na: Kổi (Cạo, Nạo ghẻ)

Các ông Tây cứ cho Chàm là Mã Lai, mà không biết rằng Việt Nam còn Mã Lai hơn cả Chàm nữa vì bao nhiêu danh từ Mã Lai được ta giữ gìn đúng còn Chàm thì biến rất xa.

Mã Lai: Bônga
Việt Nam: Bông
Chàm: Bơngư
Mã Lai: Sôngai
Việt Nam: Sông
Chàm: Krong
Mã Lai: Tangan
Việt Nam: Tay
Chàm: Tangưl

Có nhiều danh từ Mã Lai bị Chàm bỏ mất luôn như Gunông và Phunông họ không biến thành Non thành Gò nổng như ta, mà nói là Chớ, một danh từ của chủng Mê-la-nê.

Không ai hiểu tại sao các ông Tây nhận diện được Chàm là Mã Lai, qua ngôn ngữ, mà không nhận diện được ta. Vâng, họ chỉ nhận diện được Chàm là Mã Lai, nhờ ngôn ngữ, chớ không nhờ chứng tích nào khác cả, trước cuộc đối chiếu kiến trúc Mã Lai và Chàm của ông Claeys.


Biểu số 54

Việt Nam: Mái (Giống cái của loài cầm)
Sơ Đăng: Maai (Vợ)
Cao Miên: Maai (Cung phi)
Giarai: Amaai (Chị cả)
Bà Na: Mmaai (Chị cả)
Bà Na: Maai (Cô dâu)
Khả Lá Vàng: Prmay (Con gái)
Chàm: Cà May (Đàn bà)

Trong xã hội Chàm, người Mã Lai đợt II chiếm đa số, nhưng danh từ Cà May lại là danh từ của Mã Lai đợt I chớ người Nam Dương, đàn bà họ nói là Wanita, còn người Đa Đảo nói là Wahinê.

Xin nhắc rằng ở Bắc Chiêm Thành, tức Lâm Ấp, Mã Lai đợt I đa số tuyệt đối, mặc dầu chính Mã Lai đợt II lập quốc.

Càmay là ngữ nguyên chánh của MáiCái với cái nghĩa là đàn bà mà giống cái mà chúng tôi hẹn trình ra trong lời chú thích dưới biểu số 26 khi nãy. (Cái của ta có hai nghĩa, một nghĩa do danh từ Mã Lai Lì Cáy mà ra và có nghĩa là đàn ông là lực lưỡng, là to lớn, là lãnh đạo. (Thí dụ Bố Cái đại vương, thợ cái, ngón tay cái). Nghĩa thứ nhì do danh từ Cà May này và có nghĩa là giống cái, là con mái).

Chỉ phiền là không tìm được nhóm Mã Lai nào nói Cà May như Chàm, hoặc nói Cái như Việt Nam. Chúng tôi chỉ tìm được có hai danh từ 1 wahita của Mã Lai và 1 wahinê của Đa Đảo mà thôi.

Và Chàm không hề là Mã Lai Đa Đảo bao giờ cả như các ông Tây cứ nói vì thấy trong ngôn ngữ của họ có vài yếu tố lạ.

Ngôn ngữ của Đa Đảo cũng đã được biết. Nó chỉ là Mã Lai ngữ, pha với Mê-la-nê ngữ, nhưng trong Chàm ngữ thì không có yếu tố Đa Đảo, như danh từ Cà MayWahinê đã cho thấy là Chàm và Đa Đảo khác quá xa, Chàm chỉ là Mã Lai, chớ không có Đa Đảo gì hết.


Biểu số 55

Việt Nam: Mẹ (tức Mẫu thân)
Việt Bắc: Me
Việt Bình Trị, Thiên: Mạ
Mạ: Me
Bà Na: Me
Tàu Hải Nam gốc Lạc Lê: Mà
Cao Miên: Mê (Đàn bà trẻ tuổi)
Cao Miên: Ma đai (Mẹ, Má, đại danh từ chớ không là danh từ)
Thái: Maê
Cao Miên: Mê (Mẹ của thú vật)
Khả: Mè (Mẹ của người)
Mã Lai Java: Emak (Mẹ. Chữ E đọc nuốt phân nửa, chỉ còn nghe là Mak).


Biểu số 56

Việt Nam: Mợ (Vợ của cậu)
Giarai: Kmơi (Đàn bà)
Khả văn minh: Mơ (Mẹ)
Kơyong: Mơ (Mẹ)
Bà Na Gôlar: Mơ (Chị cả)
Bà Na Halong: Mơ (Chị cả)
Sơ Đăng: Moo (Mẹ)


Biểu số 57

Giarai: Mi (Mẹ). Đừng lầm với Mi là Mày của Bà Na và của Việt Nam.
Bà Na: Mi-i (Em dâu). Đừng lầm với Mi là Mày chỉ có một chữ I.


Biểu số 58

Việt Nam: Nạ (Mẹ có nhiều con: Chờ Nạ thì má đã sưng).
Việt Nam Trung Cổ: Ang Nà (Tự điển Huỳnh Tịnh Của = Mẹ)
Giarai: Ina (Mẹ)
Chàm: Ina (Mẹ)
Rađê: Ana (Mẹ)
Cổ ngữ Tây Âu: Nả (Mẹ)
Nhựt Bổn: Onna (Đàn bà)
Mã Lai Sumatra: Jnang (Mẹ)

Bằng vào danh từ miền Nam Ang Ná của Tự vị Huỳnh Tịnh Của, ta biết chắc rằng cách đây một trăm năm, người Việt miền Nam chưa dùng danh từ Mẹ, Má, mà nói là Ang Ná, và chắc Bắc và Trung cũng thế, nhưng không có ai ghi chép như Huỳnh Tịnh Của, nên không ai biết rằng có. Riêng Bắc Việt có lẽ dùng song song Nạ và Ang Ná.

Và Việt Nam rất giống Nhựt Bổn là cho danh từ đó một nghĩa nữa là Đàn bà (gái nạ dòng) chớ không phải chỉ có nghĩa là Mẹ. Có lẽ gốc cũ chính là đàn bà, vì Nhựt Bổn rất thủ cựu ít biến nghĩa của danh từ cũ lắm.

Người Quảng Đông, hậu duệ của Tây Âu, vẫn viết Mẫu, đọc là Mụ, y theo Tàu, nhưng trong dân chúng, họ luôn luôn đọc chữ Mẫu là hoặc Na. Họ có thành ngữ Chẩy NãMẹ con. Họ lại chưởi Tiểu Na Má, tức như ta chưởi Đ… mẹ.

Từ ngữ Chẩy Nã (Tử Mẫu) cho thấy rõ rằng người Quảng Đông là Thái chớ không phải là Tàu, vì người Tàu luôn luôn để Mẹ đứng trước con, thế thì phải Nã Chẩy (Mẫu Tử) mới đúng luân lý Khổng Mạnh.

Nhưng người Thái biến thành Tàu không mê Khổng Mạnh bằng Việt Nam. Như đã nói, phong tục luyến ái của người Thái rất buông lơi và theo các bản thống kê quốc tế thì ở Quảng Đông, gái buôn hương đông nhứt nước Tàu, bịnh hoa liễu lại cao nhứt thế giới.

Sự kiện đó cũng xảy ra như vậy ở Chợ Lớn, mà gái Phúc Kiến không có làm kỹ nữ như gái Quảng Đông. Việc thay đổi vợ chồng cũng xảy ra trong cộng đồng Phúc Kiến ít hơn là trong cộng đồng Quảng Đông một cách rõ rệt.


*


Phụ chú về lời chú thích biểu đối chiếu danh từ Cái ở vài trang trước.

Về câu đầu của bài hát trẻ con ở miền Bắc “Bắt cái hồ khoan” ông Tàu Việt Điểu trong Văn hóa Nguyệt san số 56, năm 1960, đã bác lối giải thích của ông Ngô Quý Sơn trong tập kỷ yếu B.I.I.E.H. 1943. Ông Ngô giải thích rằng Bắt Cái có nghĩa là bắt thăm để làm nhà lãnh đạo, theo lối rút cọng rơm ngắn hay dài, một lối bắt thăm của ta.

Ông Tân Việt Điểu cho rằng Bắt cái = Bát, Cạy, tiếng Chàm mà ta học được ở miền Trung.

Nhưng theo chỗ chúng tôi biết thì Mã Lai Nam Dương và Chàm có động từ Kuak (Cạy) là chèo lệch sang một bên, còn Pối (Bát) là chèo một cách khó nhọc tức chèo từ trái sang phải, cực nhọc vì dân Việt Tả nhậm lấy bên trái làm bên thuận (Tư Mã Thiên). Bao nhiêu chim, nai đều bay và đi từ phải sang trái ở trống đồng, cực nhọc vì làm trái với thói quen của họ. Ta đã mượn của Chàm, nhưng chỉ biến thành BátCạy mà thôi còn Bắt Cái là một câu hát tối cổ của ta ở đất Bắc thì ta phải vay mượn của đợt II bổ sung, tức của người Mường tại Bắc Việt, bởi cuộc Nam tiến thật sự chỉ xảy ra dưới trào Lý mà xem ra, bài hát đó cổ hơn nhiều.

Như thế thì từ Cái trong Bắt cái chỉ có thể là bắt thăm để làm Láky tức làm Lìcáy, tức làm nhà lãnh đạo trong một trò chơi, hoặc có nghĩa là Bắt lãnh tụ của địch, trong một trận thủy chiến. Ta đã có tiếng Cái ấy rồi từ thuở Bố Cái Đại Vương, chớ không đợi Việt Chiêm chiến sử mới có.

Cả ngày nay trong cờ bạc người ta vẫn còn dùng từ ngữ Bắt cái tức bắt thăm để làm cái, bằng cách rút phóng mạng một con bài, hễ ai nhiều nút thì Làm Cái.

Bắt Cái của ngày nay và của ngày xưa đều có nghĩa là bắt thăm để làm Xếp trong một trò chơi, nhứt là thi đua bơi chèo.

Đó là bài hát Chanson folklorique của một dân tộc thì không thể có chữ nho trong đó được. Như vậy Hồ khoan cũng phải là tiếng Mã Lai có nghĩa gì đó mà ta truy chưa ra, chớ không thể nào mà là chữ nho Hải Hồ Khoan như ông Tân Việt Điểu đã nói. Chúng tôi đang nỗ lực học thêm tiếng Mã Lai để đi sâu vào ngôn ngữ ấy hầu tìm biết những danh từ bí hiểm của ta có nghĩa là gì. Chúng tôi đã tìm được vô số danh từ như Tràm Lục, sông Trem với nghĩa đúng của nó trong ngôn ngữ Mã Lai, nên chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ biết được Hồ Khoan là gì, và chắc chắn không là chữ nho vì cái lẽ tự nhiên là Chanson folklorique phải có rất lâu đời, trước khi chịu ảnh hưởng ngoại lai, thì không thể là chữ nho được.


*


Biểu số 59

Việt Nam: Bu (Mẹ)
Cổ ngữ Mân Việt: Pô (Mẹ)
Các đảo Mã Lai: Ibu (Mẹ)
Mã Lai Johore: Papu (Nhủ mẫu)


Biểu số 60

Việt Nam: Bố (Cha)
Cổ ngữ Mân Việt: Pế
Tàu Hải Nam gốc Lạc Lê: Pe
Mã Lai: Phiên âm
Thái: Por
Cao Miên: Pút
Tamoul, tức Nam Ấn gốc Mã Lai: Babu

Đại danh từ U của Việt Nam, chúng tôi tìm không ra nguồn gốc, có lẽ nó chỉ là biến thể của Ibu của Mã Lai.


*


Người Việt miền Nam đã bắt chước Thất Mân dùng danh từ Tía, nhưng họ dùng sai giọng đọc lẫn cả nghĩa. Danh từ đó là Tia (không có dấu sắc) và đó là danh từ của Mã Lai đợt II. Thất Mân, Lạc bộ Mã, các đảo Mã Lai đều nói là Tưa và đó là Cha vợ chớ không phải là Cha như người Việt miền Nam đã dùng sai. Nam Dương và Thất Mân (Phúc Kiến) đều dùng đúng nghĩa là Cha vợ.


*


Quan Thoại có Pà Pá, nhưng đó là đại danh từ để xưng hô, chớ không phải là danh từ. Danh từ của họ là Fuá Tsil = Phụ thân.

Nhưng đó là trường hợp ngẫu nhiên vì Bắc Ấn Độ nói Pa, Pháp nói Papa, không hề có vấn đề Mã Lai vay mượn của Tàu hay của Pháp.


Biểu số 61

Việt Nam: Đẻ
Mạ: Đẻ
Bà Na: Kđẻ
Mường: Tể

Nói Mường gần ta hơn, nhưng ở đây thì thấy Mạ giống ta hơn Mường.


Biểu số 62

Việt Nam: Tỳ (chống tay)
Bà Na: Tiết
Giarai: Tít


Biểu số 63

Việt Nam: Già
Thái: Kà
Mạ: Krà
Bà Na: Kra
Bà Na: Ya (Bà già)
Giarai: Tla
Chàm: Tahaa
Mã Lai: Tu À
Cu Ti: Khaa
Khả Lá Vàng: K’rrà

N.B. Mạ và Khả Lá Vàng sống cách nhau hơn 1.000 cây số, nhưng lại rất giống nhau.


Biểu số 64

Việt Nam: Tre
Việt Nam Trung Cổ (A. de Rhodes): Ble
Bà Na: Plee
Giarai: Bu Le
Mạ: Gle
Mường: Tle


Biểu số 65

Việt Nam: Trăn (một thứ rắn to)
Mạ: Klan
Giarai: Tlan
Sơ Đăng: Klan
Bà Na: Klan


Biểu số 66

Việt Nam: Trẻ
Mường: Tlẻ
Khả Boloven: Plẻ


Biểu số 67

Việt Nam: Vải
Bà Na: Kpải
Giarai: Kpải
Cao Miên: Kpải
Khả Lá Vàng: Kpở
Mạ: Byải


Biểu số 68

Việt Nam: Chí, chấy (rận tóc)
Mạ: Chí
Sơ Đăng: Chí
Bà Na: Tzi
Cao Miên: Chaay


Biểu số 69

Việt Nam: Khố (quần)
Cao Miên: Kho
Mạ: Kho
Xi Tiêng: Kho


Biểu số 70
V
iệt Nam: Mùi (màu sắc). Nói theo Trung và Bắc.
Giarai: Bui
Cao Miên: Mau


Biểu số 71

Việt Nam: Mùi (vị). Huế cũng đọc là Màu.
Bà Na: Moou
Giarai: Bao
Mã Lai: Baou


Biểu số 72

Việt Nam: Há (miệng)
Bà Na: Haa
Giarai: Haa
Sơ Đăng: Haa
Mã Lai: Haa

Biểu số 73

Việt Nam: Lợi (Nướu răng)
Giarai: Lơni
P. Kli: Lươni
Ma: Lưng
Bà Na: Li in
Chàm: Liên
Mã Lai: Lơny


Biểu số 74

Việt Nam: Bú
Cao Miên: Bau
Mạ: Phản ứng (?)


Biểu số 75

Việt Nam kim: Trời
Việt Nam Trung Cổ: Blời và Tlời
Mường: Blời
Mạ: Trô
Bà Na: Blơny
Nhựt Bổn: Hara
Khả Boloven: H’ngày
Mã Lai Célèbes: Hơry
Mã Lai các đảo khác: Hari

Có lẽ lộ trình biến dạng là như thế này:

Hơri, Hari (Mã Lai) biến thành Hara (Nhựt Bổn)
Hơry - Hơny
Hơny – Blơny (của Bà Na)
Blơny – Blời (Việt Nam Trung Cổ)
Blời – Trời (Việt Nam hiện đại)
Blời – Trô (Mạ)

Nhưng trong xâu chuỗi này, chúng tôi chưa tìm ra cái khoen Hơny, có lẽ là của nhóm Mã Lai rừng rú nào đó ở Bornéo. Nhưng cái khoen Bà Na Blơny cho thấy quá rõ lộ trình biến dạng như thế đó. Sự biến dạng của danh từ Mã Lai Lơny thành Lợi của Việt Nam ở biểu số 74 trên đây cũng qua một lộ trình tương tợ như Hơry thành Trời. Chúng tôi để biểu Lợi và Trời cạnh nhau để cho thấy rõ cái luật biến dạng đó.

Trong biểu đối chiếu danh từ Ngày, chúng tôi đã nói khá nhiều về danh từ Hari của Mã Lai và Hara của Nhựt Bổn, nhưng nói chưa đủ.

Thoạt kỳ thỉ, các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ ngỡ rằng Mã Lai đã vay mượn danh từ đó của Phạn ngữ là Surya. Nhưng xét ra thì Nhựt Bổn không có tiếp xúc với Ấn Độ trước Tây lịch mà họ đã có Hara trước Tây lịch rồi, thì sự hơi giống nhau giữa Hari, Hara và Surya chỉ là một cuộc trùng hợp ngẫu nhiên như trường hợp danh từ Cái Đầu của Việt Nam ngẫu nhiên trùng hợp với Tàu.

Ngày nay thì Mã Lai Nam Dương chỉ còn dùng danh từ Hari trong hai trường hợp:

Hari = Ngày
Hari = Ông Thiên

Muốn chỉ vòm trời, họ nói Langít, Chàm cũng nói thế. Người Thái thì biến thành Ngèn, còn người Cao Miên không biến nhưng lại cho nó một nghĩa hơi khác là Trời chiều.

Khi mà Cao Miên và Thái đều có Langít (biến dạng, biến nghĩa chút đỉnh) thì ta cũng phải có vì cả hai đợt đều có hai danh từ chỉ trời với hai nghĩa khác nhau:

Vòm trời (vật chất)
Ông Thiên (thiêng liêng)

Việt Nam đã đánh mất Langít, chớ không phải là không có, bằng chứng là các nhóm đợt I khác đều có.

Xin chú ý: Tất cả mọi nhóm đều dùng danh từ Hari với ý nghĩa thiêng liêng, người Mã Lai Nam Dương gọi mặt trời là Mata Hari, tức Mắt của vòm trời.

Tàu thì chỉ có độc một danh từ Thiên để chỉ hai ý niệm Thiêng liêng và Vật chất, tức chỉ ông Thiên và vòm trời.

Danh từ Nhựt của Tàu tuy chỉ mặt trời, nhưng không mang ý niệm ông Thiên hay vòm trời nữa.


*


Danh từ Trời thì biến dạng lung tung như thế đó, nhưng danh từ Trăng thì rất là đồng nhứt trong tất cả mọi nhóm.


Biểu số 76

Việt Nam: Mặt trăng
Mạ: Maht Kan
Thái: Jăng
Khả Lá Vàng: Mặt Kai
Bà Na: Mat Tlang
Cổ ngữ Ba Thục: Chắng
Giarai: Blăang
Chàm: Blăang
Miến Điện: Blăang
Tây Tạng: Blăang
Mã Lai: Bulăng

Thái, trên biểu này là Thái Lan, gốc Vân Nam. Nhưng Thái thượng du Bắc Việt Nam thì gọi Trăng là Bưông. Đó là một danh từ kỳ dị không giống danh từ của đợt I, cũng chẳng giống danh từ của đợt II.

Danh từ Trăng là danh từ may mắn nhứt có đủ mặt tất cả các dân tộc gốc Mã Lai, thế mà Thái thượng du Bắc Việt lại đi chơi riêng thì quả thật đáng buồn. Không biết là họ vay mượn của ai, chúng tôi truy mãi mà không ra. Họ cũng chỉ là Thái Vân Nam và Thái Lưỡng Quảng di cư xuống chớ không phải là Thái bí mật nào. Nhưng cho đến cả Ba Thục còn nói là Chắng thì không lẽ Tây Âu lại nói Bưông vì Ba Thục và Tây Âu đồng ngôn y như Nam Việt và Bắc Việt.

Chú ý: Một quyển tự điển Anh – Thái Lan mà chúng tôi mua từ Thái Lan về để kiểm soát lại sự hiểu biết về tiếng Thái của chúng tôi, lại viết rằng trong ngôn ngữ Thái Lan, Trăng nói là Đuăng. Thế thì không còn ăn khớp với Jăng ở trên đây nữa mà chúng tôi học với Việt kiều ở Thái hồi hương. Nhưng dầu cho jăng hay Đuăng gì, nó cứ đồng gốc tổ với Blăng của Tây Tạng.

Nhưng người Chàm thường thêm danh từ EA trước Blăng; tức có nghĩa là Bà Trăng, cũng như Việt nói Ông Trăng vậy.

Danh từ Chàm EA là Nước không phải biến thể của tiếng Mã Lai Ayer. Đó là tiếng Lưỡng Hà có nghĩa là Nữ thần nước, thế nên nó mới đứng trước danh từ Blăng và có nghĩa thật đúng là Bà Trăng, Nữ thần Trăng.

Ta lại thấy rằng kẻ đến đất Chàm, không phải là Ấn Độ như các ông Tây tiền chiến đã viết. Theo khám phá mới thì đó là người Ba Tư gốc Nhục Chi.

Nhưng bọn Ba Tư Nhục Chi này lại có thể là gốc Lưỡng Hà, theo khám phá của riêng chúng tôi, chính vì danh từ EANước của người Chàm, bởi đó là danh từ Lưỡng Hà không thể chối cãi. Dân Ba Tư lại thờ Mặt Trăng.

Nhưng tôi tìm được hai ba chứng tích rằng Chàm do Lưỡng Hà khai hóa chớ không phải Ấn Độ (sẽ nói rõ ở chương Chàm).


*


Trong quyển Atlas ethnographique du globe, Paris, 1821, thấy ghi rằng vào năm đó, Việt Nam gọi TrăngBlăng, tức giống hệt Giarai, Chàm, Miến Điện, Tây Tạng. Và tiếng Việt rời xa gốc tổ không lâu lắm như ai cũng đã ngộ nhận.


Biểu số 77

Việt Nam kim: Trái
Việt Trung Cổ: Blái
Mường: Blái
Khả Lá Vàng: Plái
Bà Na: Plây
Mạ: Plái
Cao Miên: Ph’le
Thái: Pho-la

Chú ý: Trong ngôn ngữ Chàm thì Plây có nghĩa là Xứ, là Vùng. Ở Ninh Thuận có làng Chàm Plây Râm, tức Vùng rậm rạp, đã được Việt hóa thành làng Văn Lâm.

Danh từ Trái trên đây là của Mã Lai lưỡi rìu tay cầm đợt I, tức Lạc bộ Trãi. Dạng từ của Lạc bộ Mã là Bu Ả. Nhưng không phải là do Quò, Quó, Quả của Tàu vì khoa khảo tiền sử cho biết rằng lúc di cư thì Lạc bộ Mã thuần Mã Lai, không có hợp chủng, không có chịu ảnh hưởng Tàu.


Biểu số 78

Việt Nam: Về, Vìa (Nam kỳ)
Bà Na: Wia
Nam Giarai: Wit
Rađê: Wit
Mường: Vê
Chàm: Vơk
Cao Miên: Vil
Kơ Yong: Val

Một điều lạ lùng hết sức là người Bà Na với người Việt miền Nam đọc các danh từ quá giống nhau, sáng tác danh từ mới cũng quá giống nhau như Jông, Nhồng (Yểng) chẳng hạn, mà họ thì không hề có liên lạc với Bà Na trước năm 1954.

Nếu đọc quá giống một danh từ chung, ta có thể nghĩ rằng qua khỏi vĩ tuyến nào đó, dân Lạc phải đọc khác, và mọi người mọi nhóm đều đọc khác như nhau. Nhưng vấn đề sáng tác thì đã khác. Có lẽ hồi xưa, Bà Na và Việt miền Trung không sống riêng rẽ như ngày nay, và chính những người Việt miền Trung ấy đưa giọng đọc và danh từ vào Nam.


Biểu số 79

Việt Nam: Khạc
Bà Na: Kơhak
Cao Miên: Khac
Khả Lá Vàng: Khé


Biểu số 80

Việt Nam: Nhổ (Khạc nhổ)
Sơ Đăng: Kơ cổ
Bà Na: Kơ sỏ


Biểu số 81

Việt Nam: Rừng, Rừng rậm, Rừng rú
Mạ: Pri, Prưng
Cao Miên: Prây
Thái: Sây và Rú
Khả Lá Vàng: Brây, Bru
Chàm: Râm
Chàm: Rố (glai)

Chuỗi biến dạng có thể là từ cái gốc Ri của ai đó, ta truy chưa ra.

Ri biến thành Ru, Rú, Rố (glai) và Pri.
Pri biến thành Prưng, Prây và Rừng.

Ta thiếu mất cái khoen Ri không biết của dân tộc nào.

Tới Rừng thì có sự trở về nguồn. Việt Nam nhập Rừng với để làm Rừng Rú, rồi lại nhập Rừng với Rậm để làm Rừng Rậm.

Nhưng thì chỉ có hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh là dùng mà thôi. Tại sao vậy? Có lẽ đó là ảnh hưởng Lào ở gần đấy. Ở quê hương của Nguyễn Du thì danh từ được dùng gần như đơn độc, ít có dùng Rừng lắm.

Ông H. Maspéro lại cho rằng chánh gốc là của Thái. Ông không biết Pri, BruPrưng để thấy được sợi dây chuyền của danh từ Rừng của ta.

Bác sĩ Reynaud ghi là Brai thì sai. Phải ghi là Prei trong Pháp văn mới đúng.

Ở đây có một sự kiện giống nhau lạ lùng giữa Mạ và Việt.

(Mạ) Prưng = (Việt Nam) Rừng

Dân Mạ quá nhỏ trong các bộ lạc khác, ở quá xa gốc chánh Việt Nam, cớ sao có sự kiện kỳ lạ như thế?

Mà đừng tưởng là họ biến Rừng của ta thành Prưng của họ. Họ có hai danh từ mà họ dùng khác nhau, tức họ đã có từ lâu nên mới được ghi sâu vào văn phạm của họ như vậy.

Thú rừng = Pom tahm pri
Gà rừng = Yhr prưng

Với thú thì Pri còn với cầm thì Prưng, họ cũng đã dùng khác nhau, trong nhiều trường hợp, và đó là bằng chứng không phải họ mới học với ta sau này. Vả lại họ học làm gì, khi họ đã có danh từ Pri rồi?

RốRâm đều là danh từ của Mã Lai đợt I của Chàm miền Bắc du nhập xuống Ninh Thuận, chớ danh từ của Mã Lai đợt II là Hu Tăng mà người Pháp biến thành Outang trong danh từ Orang-Outang (người vượn rừng).

Có thuyết cho rằng Lâm Ấp là tên mà Tàu phiên âm của Chàm miền Bắc là Râm Iếp, tức vùng Rậm rạp (Thừa thiên cổ thời).

Thuyết này có vẻ đúng hơn thuyết Lâm Ấp là sự co rút của Tượng Lâm Ấp.

Lâm Ấp là danh tự xưng thì phải là ngôn ngữ của Lạc Lồi, hoặc Lạc bộ Mã, của bọn Khu Liên, chớ không thể nào mà là tiếng Tàu được.

Vả lại Tàu gọi nơi ấy là Tượng Lâm, huyện chớ không bao giờ gọi là Tượng Lâm ấp. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, danh từ ấp chỉ một vùng đất rất lớn, lớn bằng cả nước Việt Nam của ta, thí dụ An ấp, Lạc ấp đều là những vùng mà vua nhà Hạ, nhà Chu để dành cho họ đủ ăn, còn các ấp khác thì họ phong cho chư hầu. Huyện Tượng Lâm chỉ bằng một tỉnh Việt Nam nay thì không xứng đáng với danh từ Ấp của Trung Hoa đời Hán.

Cũng nên nhớ rằng Tàu luôn luôn thay âm R mà họ thiếu bằng âm L khi nào phải phiên âm danh xưng ngoại quốc. Vậy thì Râm biến thành Lâm là đúng. Ta cũng đã biết Plây râm thành Văn Lâm.

Thế thì còn danh từ Ngàn của Việt Nam do đâu mà ra? Chúng tôi hồ nghi nó do Utang của Mã Lai Nam Dương mà Pháp biến thành Outang, trong Orang-Outang.

Nhưng chúng tôi chỉ nói qua vậy mà thôi, muốn nối kết hai danh từ khác nhau, phải có đủ cả xâu chuỗi biến dạng, điển hình là danh từ Lợi của Việt Nam.

Danh từ Trời tuy thiếu mất một cái khoen của xâu chuỗi nhưng vẫn có xâu chuỗi đó. Còn với Utang và Ngàn thì chúng tôi tìm những khoen trung gian chưa ra. Nhưng nó vẫn phải có ở đâu đó, vì có đến 2.000 phương ngữ Mã Lai Nam Dương mà chúng tôi học đến bạc đầu cũng chưa xong.

Vậy xin nhường lại cho thế hệ sau để truy nguyên nguồn gốc của danh từ Ngàn mà không có nhóm nào có cả, trong các nhóm mà tôi đã học ngôn ngữ, kể cả bao nhiêu nhóm Thượng Cao nguyên vốn cũng đông vô số kể rồi.


Biểu số 82

Việt Nam: Rức
Giarai: Ruac
Bà Na: Rố
Rađê: Rứ
Chàm: Ruik
Mã Lai: Ruak


Biểu số 83

Việt Nam: Bay (lên trời)
Bà Na: Par
Giarai: Poor


Biểu số 84

Việt Nam: Ngáp
Cao Miên: Sngap
Bà Na: Sơ ngap
Giarai, Chàm: Hơap
Mã Lai Á: Kuap
Mã Lai Johore: Sa ngap


Biểu số 85

Việt Nam: Lột (vỏ)
Bà Na: Lok
Giarai: Lỏ


Biểu số 86

Việt Nam: Rét
Giarai: Rơot
Jêh: Root
Bà Na: Hrơt
Khả Lá Vàng: Dèt


Biểu số 87

Việt Nam: Sán (xơ mít)
Bà Na: Klan
Giarai: Tlaan


Biểu số 88

Việt Nam: Quăng, Quẳng
Sơ Đăng: Hoang
Jêh: Toual
Bà Na: Hoang


Biểu số 89

Việt Nam: Mây (Rotin)
Giarai: Hwây
Chàm: Hwây

Mặc dầu Chàm có danh từ này, nhưng đó là danh từ của Mã Lai đợt I do bọn Lâm Ấp đưa xuống. Tiếng Mã Lai đợt II mà đáng lý Chàm phải dùng là Rô Tăng (mà Pháp vay mượn, biến thành Rotin).


Biểu số 90

Việt Nam: Môi
Giarai: Boai
Cao Miên: Bobôô
Khả Lá Vàng: Bưa (Âm M của cổ Việt là B)


Biểu số 91

Việt Nam: La (hét)
Giarai: Laa
Cao Miên: Lôla


Biểu số 92

Việt Nam: Cành
Sơ Đăng Koirap: Kâng
Bà Na: To kơng
Sơ Đăng Tổng quát: Tkhơng
Cổ ngữ Ba Thục: Chảnh
Khả Boloven: Kưng


Biểu số 93

Việt Nam: Một
Mường: Môt
Cao Miên: Mui
Bà Na: Môny
Sơ Đăng: Môi
Khả Nam Om: Moy
Khả Boloven: Muôi


Biểu số 94

Việt Nam: Hai
Mường: Hai
Kơyong: Haai
Khả Nam Om: Hai


Biểu số 95

Việt Nam: Nhị
Khả Boloven: Bư
Cao Miên: Phải
Cổ ngữ Mân Việt: Ni, Nò
Bà Na: Nyi
Cổ ngữ Ba Thục: Nhi
Cổ ngữ Tây Âu: Dzi
Quảng Đông: Dzi
Tây Tạng: Ngi

Chữ Nhị này là một hình thức đề kháng của người Tây Âu khi họ bị đồng hóa thành Trung Hoa ở Quảng Đông. Đó cũng là danh từ chung của Mã Lai gốc Tây Tạng song song với danh từ Hai. Riêng Việt Nam, ta vừa dùng Nhị vừa dùng Hai. Đồng thời về Hán Việt ta cũng đề kháng mà nói Nhị chớ không nói theo Trung Hoa là Ơl.

Tất cả các nhóm Trung Hoa đều nói Ơn, Ờn, Ớn, chỉ trừ Mân Việt và Quảng Đông vì bị đồng hóa sau hết nên còn giữ được Ni, Dzi. Riêng nhóm Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ, là Ba Thục, bị đồng hóa trước khi Tần Thỉ Hoàng lên ngôi, nhưng đây là nhóm chạy xuống lánh thân ở Quảng Đông nên cũng cứ giữ được Nhi của họ.


Biểu số 96

Việt Nam: Ba
Mường: Pa
Mạ: Pê
Sơ Đăng: Pii
Cao Miên: Pee
Khả Nam Om: Pa
Khả Boloven: Pê


Biểu số 97

Việt Nam: Bốn
Mường: Pươn
Khả Nam Om: Pon
Khả Boloven: Puôn
Bà Na: Pươn
Sơ Đăng: Puôn
Cao Miên: Puôn
Mạ: Puôn


Biểu số 98

Việt Nam: Năm
Mường: Kam
Bà Na: Pơđđm (ĐĐ Bà Na = NN của Việt Nam)
Cao Miên: Pram
Mạ: Prahm
Khả Nam Om: Đam


Biểu số 99

Việt Nam: Sáu
Mạ: Prao
Bà Na: Tdruao
Khả Boloven: Trau

Tất cả các nhóm Thượng đều có từ số 6 đến số 10, chỉ có Cao Miên là không có. Thế mà các ông Tây lại nói rằng tiếng Thượng là một phương ngữ phụ của Miên ngữ.


Biểu số 100

Việt Nam: Bảy
Mường: Pai
Khả Nam Om: Pay
Khả Boloven: Po
Mạ: Pỏ
Sơ Đăng: Pải
Bà Na: Pải
Jêh: Pải
Nguồn: Bách Bá»™c xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.