trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
13.10.2007
Bình Nguyên Lộc
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35 
 
Biểu số 101

Việt Nam: Tám
Bà Na: Tơngaam
Mạ: Pàm
Kơ Yong: Tơham
Khả Nam Om: Sam
Khả Boloven: Tham
Jêh: Tam
Sơ Đăng: Tham
Xiêng tiêng: Pam
Giarai: Spam


Biểu số 102

Việt Nam: Chín
Mường: Chín
Mạ: Shin
Sơ Đăng: Chin
Kơ Yong: Chin
Bà Na: Tơsin
Khả Nam Om: Kin
Khả Boloven: Chin


Biểu số 103

Việt Nam: Mười
Mạ: Mơht
Mường: Mươi
Khả Nam Om: Muy
Khả Boloven: Chêt (Chục)

Đây là 10 con số của Mã Lai đợt I, Nam Dương là Mã Lai đợt II, nên 10 con số ấy của họ khác ta hết.


Biểu số 104

Việt Nam: Vật (Thú vật)
Cao Miên: Sât
Thái: Sât


Biểu số 105

Việt Nam: Lỗ
Bà Na: Lỗ
Giarai: Lủ
Mã Lai: Lubang
Cao Miên: Lô


Biểu số 103

Việt Nam: Còng, Vòng (tức cái xuyến đeo tay)
Cao Miên: Kong
Giarai: Kuung
Bà Na: Kuay


Biểu số 107

Việt Nam: Đốt
Rađê: Đuic
Bà Na: Tơk
Jêt: Têk


Biểu số 108

Việt Nam: Gió
Hrê: Yau
Sơ Đăng: Kơya
Nhựt Bổn I: Kazi
Nhựt Bổn II: Thôyò
Khả Boloven: Yưll
Mã Lai Á: Bayu


Biểu số 109

Việt Nam: Năm (Année)
Cao Miên: Chonam
Bà Na: Đđam


Biểu số 110

Việt Nam: Thêm
Cao Miên: Thêm
Giarai: Thiam
Bà Na: Tam


Biểu số 111

Việt Nam: Gầy
Rơn Gao: Rơnghi
Sơ Đăng: Rơghi
Mạ: Rgay
Khả Boloven: Srầy

Người Mạ không hề có tiếp xúc với Bắc Việt, chỉ gần Nam Việt thôi còn Nam Việt nói ốm chớ không bao giờ nói gầy. Vậy mà Mạ và Bắc Việt vẫn có chung danh từ với nhau, tức đồng gốc tổ rồi vậy.


Biểu số 112

Việt Nam: Muỗi
Cao Miên: Mú
Bà Na: Mỏi
Giarai: Moả
Mã Lai: Mok


Biểu số 113

Việt Nam: Đan
Giarai: Laam
Bà Na Rơbang: Klan


Biểu số 113 bis

Việt Nam: Nửa, Rưởi
Rađê: Nả
Cao Miên: Kamlả


Biểu số 114

Việt Nam: Xơi
Cao Miên: Xi, Sa
Khả Boloven: Cha
Cổ ngữ Mân thứ 7 trong Thất Mân (Triều Châu): Chia
Mạ Biên Hòa: Saa
A Ka Lông: Haa


Biểu số 115

Việt Nam: Ăn
Mường: An
Cao Miên: Ănh
Khả Nam Om: An
Khả Lá Vàng: An
Mã Lai: Mak An

Tôi rất bối rối trước hai nhóm danh từ có nghĩa là Ăn. Nếu lấy Mark-An của Mã Lai Nam Dương làm cái mốc thì Ăn đích thị là danh từ của Mã Lai đợt II.

Thế nhưng Mân Việt, Lạc bộ Mã, cũng là Mã Lai đợt II lại nói Chìa, đồng gốc với động từ Mã Lai đợt I là Cha của Khả Boloven, Sa của Cao Miên?

Trong xã hội Mân Việt không thể có hai đợt Mã Lai như trong xã hội Cao Miên hoặc Việt Nam mà danh từ của đợt nào, có mặt cũng không làm cho ai ngạc nhiên hết. Ở Mân Việt chỉ có độc một đợt là đợt II, đợt Lạc bộ Mã, con dân của Câu Tiễn.


Biểu số 116

Việt Nam: Nhắm
Việt Nam: Liếm (Ăn theo lối chó ăn)
Mường: Lam
Cao Miên: Nham
Rađê: Miam (Ăn)
Bà Na: Miam (Ăn)
Mã Lai Á: Nyam (Ăn tiếng nói của trẻ con)
Mã Lai Á: Minum (Uống)
Cổ ngữ Đông Âu (Phúc Kiến): Lim (Ăn và Uống)
Mã Lai Phi Luật Tân: Mi miom (Ăn)

Thật ra thì Nhắm là uống hơn là ăn, nhưng vẫn có ăn thế nên Đông Âu dùng tiếng đó vừa chỉ ăn mà cũng vừa chỉ uống.


Biểu số 117

Việt Nam: Cà
Chàm: Kán (Âm Án đọc theo Bắc Việt tức như Ál của Pháp)
Mường: Ka
Sơ Đăng: Kaa
Khả Lá Vàng: Aka
Khả Boloven: Ca
Thái: Blá
Nhựt Bổn: Sakána
Mã Lai: I-Kán (Chữ N cuối cũng đọc như Bắc Việt hoặc như L của Pháp)


Biểu số 118

Việt Nam: Ghe
Cao Miên: Thwe (ghe chài loại to lớn)
Mã Lai: Gav

Chúng tôi đã cho thấy rằng Bắc Việt chỉ mới mất những danh từ thuần Việt là Bông, Trái, Muỗng, Ghe vào đầu đời Thanh vì lưu vong nhà Minh tràn ngập vùng đó (Khâm Định Việt Sử, Bản dịch Langlet).

Thế nên không ai biết Hòn Gay là cái gì. Có lẽ đó là cái đảo mà ngày xưa là Bến Ghe thương hồ, và nó ăn khớp phần nào với Kattigara của Ptolémée, chớ Kattigara không thể là Oc Eo như ông Melleret đã viết.

Kathi có thể nào là Kẻ Thị chăng? Vâng, Kẻ ThịKẻ Chợ cũng thế thôi. Và Kathi GaraKẻ Thị Gay, tức thành phố ghe thuyền, tức thương cảng.

Cũng nên biết rằng Ptolémée đến nơi đó vào cuối thế kỷ thứ II S.K., thế nghĩa là ta bị Mã Viện chinh phục gần hai trăm năm rồi, và sự vay mượn danh từ Thị đã xảy ra rồi.

Hoặc Kattti hay KathiCái Xị của Quảng Đông không chừng, vì dân cổ Tây Âu đã tràn sang đó để buôn bán vì bị trị trước và vì thạo thương mãi hơn ta.

Dầu sao, không vì thế mà Kattigasa lại nằm trong tỉnh Quảng Đông như có nhiều ông Tây đã nói, vì Gara không ăn vào với địa danh nào cả trừ với GayHòn Gay mà thôi.

Kattigara cũng không thể là Oc Eo như ông Melleret đã viết vì ông R.A. Stein đối chiếu sự miêu tả cảnh vật của Ptolémée thì thấy nó không ăn khớp với vùng Oc Eo tí nào cả.


Biểu số 119

Việt Nam (kim): Trầu
Việt Nam Trung cổ: Tlù
Mường: Plù
Cao Miên: Mìu
Bà Na: Bơaou
Sơ Đăng: Graou
Mã Lai: Brao


Biểu số 120

Việt Nam: Ta
Giarai: Ta
Chàm: Kiểm tra (?)
Mã Lai: Kita (chỉ có nhà vua mới được dùng)
Mã Lai Kelantan: Kita (thường dân cũng được dùng)


Biểu số 121

Việt Nam: No tức Đâu (No Nao = Đâu nào)
Cao Miên: Na
Mường: No


Biểu số 122

Việt Nam: Mặc (áo)
Bà Na: Bak
Giarai: Bak

Ba thí dụ dưới đây làm cho thuyết của giáo sư Lê Ngọc Trụ bị xáo trộn, như đã trình bày về vụ người Mường “Chàm thau” từ ngàn xưa, và về sự chiết tự chữ Nỗ của Tàu.

Chúng tôi xin lặp lại, cho đoạn này được trọn bộ, mặc dầu cả ba bản đều đã trình ra rồi ở đoạn trước nhơn một dịp khác.


Biểu số 123

Việt Nam: Chìm
Chàm: Tram
Cao Miên: Tram
Giarai: Ram
Bà Na: Kham
Mã Lai: Kram
Thái: Đâm

Chú ý: Tram của Chàm cũng có nghĩa là Ngâm (nước).


Biểu số 124

Việt Nam: Đâm
Bà Na: Tam
Mường: Chàm
Chàm: Tơm
Mã Lai: Tơm

Chú ý: Cả hai tiếng ChìmĐâm, giáo sư Lê Ngọc Trụ đều cho rằng do Hán Việt TrầmChâm mà ra.


Biểu số 125

Việt Nam: Ná, Nỏ
Cao Miên: Snả
Mạ: Na
Bà Na: Hôm nay
Sơ Đăng: Mnáa
Giarai: Hnáa
Thái: Nảa
Mã Lai: P’nả


Biểu số 126

Việt Nam: Tên (cung tên)
Mã Lai: Tiang

Sự thật thì danh từ đúng là Anak P’na nghĩa là Con của cây Nỏ, còn danh từ Tiang chỉ là cây dài, nhọn. Nhưng cả hai danh từ ấy lại để chung, mặc dầu định nghĩa khác nhau, trong tự điển Mã Lai. Ta có thể hiểu rằng như thế có nghĩa là mượn nghĩa qua lại được.

Giáo sư Lê Ngọc Trụ vì chủ trương rằng Ná, Nỏ do Nỗ của Tàu mà ra, nên ông bắt buộc phải chủ trương rằng Tên do Tiễn của Tàu mà ra.

Nhưng về động từ Bắn dưới đây thì ông không còn biết làm sao để lôi kéo ta vào Tàu được nữa vì BắnXạ khác nhau quá xa, chớ nếu động từ Tàu mà rủi ro là Bạn, Bằng gì đó thì nhứt định ông đã bắt ta làm bà con với Tàu rồi.


Biểu số 127

Việt Nam: Bắn
Cao Miên: Panh
Thái: Puen
Mạ: Panh
Mã Lai: Panaa


Biểu số 128

Việt Nam: Nhà
Trung Việt nông thôn: Yà
Mường: Nha
Kơ Yong: Nyia
Khả Lá Vàng: Honiơm
Jêh: Niơ
Sơ Đăng (K. Bring): Hnhây
Rơn Gao: Hnyê
Lamet: N’a
Khả Boloven: Túp (lều tranh)

Ta có thể hồi phục lộ trình biến dạng như sau:

Hnyê biến thành Hnhây
Hnhây – Niơ và Hniơm
Niơ. Hniơm – Nyia
Nyia – Na Ya và Nha
N’a, Nha, Ya – Nhà


Biểu số 129

Việt Nam: Mặt
Cao Miên: Múk
Mã Lai: Muka
Mạ: Mat
Bà Na: Maa
Sơ Đăng: Hơmaa
Khả Lá Vàng: Mat

Cũng có nghĩa là phía tay mặt (tay phải)

Tự điển Anh-Mã của R. O. Winstedt ghi rằng Muka là danh từ gốc Phạn ngữ. Chúng tôi cho rằng đây là trùng hợp ngẫu nhiên, y hệt như người Khả Lá Vàng nói AiTôi như Anh. Dân Mã Lai đợt nhì di cư xuống Nam Dương thì đã tiến đến thời đại đồng thau rồi, không lẽ lại không có danh từ Muka để phải vay mượn của Ấn Độ.

Dân Lạc Việt đã phải vay mượn không cần thiết, thí dụ Đùi = Thùi là vì bị thực trị, còn Mã Lai thì không bao giờ bị Ấn Độ xâm lăng cả thì họ chỉ mượn những gì họ không có mà thôi.

Người mà ta gọi là da đỏ Maya ở Nam Trung Mỹ có vài danh từ giống hệt Do Thái. Nhưng các nhà chủng tộc học, dân tộc học và ngôn ngữ học vừa khám phá ra họ là Mã Lai đợt II.

Và cũng xin nhắc lại rằng cái thuyết của thế kỷ XVIII cho rằng nhơn loại đồng gốc tổ, nên tất cả các ngôn ngữ đều đồng một vốn cũ, nay đã thấy là sai rồi. Những trùng hợp lẻ tẻ, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, chớ không phải là đồng tổ.

Không có lý nào mà cho rằng người Khả Lá Vàng đồng gốc với Ăng Lê được chỉ vì đại danh từ ngôi thứ nhất của hai dân tộc đều là Ai.

Paddy, Ananas của Pháp là danh từ Mã Lai Mỹ Châu, Pháp mượn mà không khai ra trong tự điển của họ, khiến ngày kia có người sẽ nói là Mã Lai vay mượn của Pháp đấy. Mã Lai có danh từ Đua có nghĩa là Hai, Đôi, Song, Cặp mà Việt Nam biến thành Đũa (ăn cơm) Latinh, Pháp cũng có Dualis, Dualité, cũng đồng nghĩa với Đua của Mã Lai, nhưng không vì thế mà Mã Lai là La Tinh, hoặc là Pháp bao giờ cả.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên có rất thường trong ngôn ngữ, nhưng phải trùng hợp vài trăm từ sắp lên kia mới là đồng tông, chớ chỉ có vài từ thì chỉ là trùng hợp buồn cười vậy thôi.


Biểu số 130

Việt Nam (Bắc): Hắc
Thái: Harak
Sơ Đăng: Harak
Bà Na: Harak
Việt Nam (Trung và Nam): Lác
Chàm: Laak
Mã Lai Sumatra: Haarraak
Sơ Đăng: Harak Lao (Hắc của người Lào)
Bắc Việt: Hắc Lào


Biểu số 131

Việt Nam: Lạ
Mã Lai Á: Lu ạ
Mã Lai Sumatra: Lahi
Môn, Miến: Lạ

Chúng tôi có ám chỉ đến lối đọc tiếng Lạ của tài tử Anh Tuấn (gốc miền Bắc) trong Tivi. Ông ấy đọc là Lạ-a (hai âm). Mà như vậy là đúng với gốc Mã Lai Lu-Ạ (hai âm), tức tài tử đó đọc theo cổ Việt vốn là nhị âm, còn ta thì độc âm hóa tiếng Lu-Ạ thành Lạ.

Hai ngàn năm đã qua rồi, mà sự độc âm hóa của Mã Lai ngữ trong xã hội Việt Nam chưa hoàn thành và còn để lại dấu đây đó, nơi ông Anh Tuấn.


Biểu số 132

Việt Nam: Mưa
Mạ: Mui
Mường: Mừa
Khả Lá Vàng: Mừa


Biểu số 133

Việt Nam: Mây
Mường: May
Cao Miên: Mêk (cũng có nghĩa là Trời)
Cổ ngữ Ba Thục: Mui
Thái: Mek

Trên đây là danh từ của nhóm Mã Lai lưỡi rìu tay cầm, gốc Hoa Bắc dưới đây là danh từ của nhóm Mã Lai lưỡi rìu hình chữ nhựt gốc Hoa Nam.


Biểu số 134

Việt Nam: Vân
Cổ ngữ Tây Âu: Wàl
Quảng Đông: Wàl
Khả Lá Vàng: Wil
Mã Lai: Awan

Toàn thể người Việt Nam đều ngỡ Vân là Hán Việt. Nhưng sự thật đó là tiếng Mã Lai, do nhóm Mã Lai Tây Âu giữ được. Chúng tôi đã đưa ra nhiều thí dụ rằng người Quảng Đông (tức cổ Tây Âu bị Hoa hóa) tuy nói tiếng Tàu sai giọng chút ít, nhưng vẫn cố giữ được non trăm danh từ cổ Tây Âu, vì tinh thần tiêu cực đề kháng. Mây, tiếng Trung Hoa kinh đô (Quan Thoại) là Diễn. Quảng Đông vẫn phải viết y như người Tàu chánh hiệu, nhưng thay vì đọc trại chút ít, họ đọc cái chữ Diễn đó bằng ngôn ngữ Mã Lai Wàl tức là Awan, mất chữ A đầu.

Các “Man di” Tây Âu, lẫn “Man di” Lạc Việt đều đề kháng y như nhau, viết y như Tàu nhưng không chịu đọc như Tàu nhưng sai chút ít, theo thường lệ, mà đọc là Wàl, là Vân tức giữ gốc tổ Awan.

Mà đừng tưởng là Mã Lai đợt II đã học của Tàu. Khoa khảo tiền sử đã cho biết với đầy cả chứng tích là bọn đó là Mã Lai Hoa Nam còn thuần túy là Mã Lai, lúc di cư.

Chúng tôi có nói bằng chứng. Chữ đó, Quan Thoại đọc là Diễn mà âm D của Quan Thoại chỉ biến thành âm D của Quảng Đông và Ng của Quảng Đông chớ khônh bao giờ biến thành âm W cả, Diễn không thể biến thành Wal được, theo cái luật biến nói trên.

Một lần nữa, ta thấy Âu, tức Thái, tức Quảng Đông, mặc dầu là bọn lưỡi rìu tay cầm, có mượn vài danh từ của Lạc đợt II như Nghen là Trời, Nả là Mẹ và WàlMây.

(Không thể nói ba danh từ đó là danh từ chung cho cả hai đợt, mà có bằng chứng là danh từ riêng của đợt II).

Nhưng không vì thế mà chủ trương rằng Hán Việt do Quảng Đông mà ra. Đã bảo không bao giờ có Quảng Đông ngữ cả. Chỉ có cổ Tây Âu ngữ tức Thái ngữ và Hoa ngữ do Thái Lưỡng Quảng đọc sai chút ít.

Còn tại sao Việt và Quảng Đông lại khá giống nhau trong lối đọc Wàl, Vân thì rất dễ hiểu. Cả hai đều vay mượn Awan và đều biến gần giống Awan vì họ sống khít vách nhau.


Biểu số 135

Việt Nam: Lu (đựng nước)
Mường Cao Miên: Tr’lu
Khả Lá Vàng: Tru


Biểu số 136

Việt Nam: Bông
Mã Lai: Bônga
Chàm: Bơngư
Mường: Pong
Khả Lá Vàng: Pươ
Nhựt Bổn: Bana
Cao Miên: Chxba

Cao Miên còn một danh từ nữa là Phôka. Nhưng đó vay mượn Fóa của Quảng Đông. Người Chàm là Mã Lai chánh hiệu, nhưng lại biến xa hơn Việt về danh từ này. Giữa Bông của Việt và Bơngư của Chàm, thì Bông gần với Bônga của Mã Lai hơn.

Nhưng theo một người bạn Chàm thì khi xưa người Chàm vẫn nói là Bônga. Và người bạn ấy kể một chuyện rất lạ về tên của vua Chế Bồng Nga.

Đó là một cái tên hỗn loạn mà người Việt đã phiên âm bậy bạ chớ vương hiệu và tên cúng cơm của ông ấy không phải là thế.

Về Vương hiệu, thì ta nhìn nhận, vì các nhà khảo cổ Pháp đã cho biết đúng Vương hiệu của Chế Bồng Nga là gì.

Còn về tên cúng cơm của ông ấy, không ai biết cả. Người Việt Nam đã phiên âm danh từ Phạn Cri thường được đặt trước Vương hiệu các vua Cao Miên, Phù Nam và Chàm, thành ra là Chế.

Tới đây thì đã ổn. Nhưng người Việt Nam thuở đó lại không biết cả vương hiệu của ông ấy nữa chớ đừng nói là tên cúng cơm vì hai bên cắt đứt liên lạc ngoại giao với nhau tức khắc khi ông ấy lên cầm quyền.

Người Việt tưởng Chế là Vua (và cũng đúng phần nào) nên thêm vào đó là tên nước, mà tên nước của Chàm là Bônga Chămpa, tức Bông Sứ, Bông Đại, để diễn cái ý Vua của Chàm.

Vậy vì không biết, nên Việt gọi ông ấy là vua của nước Bônga Chămpa. Nhưng quá dài, nên Việt tự ý bỏ Chămpa, chỉ còn Chế Bônga mà thôi.

Mà Việt thì đã bị Hoa hóa sâu đậm rồi, viết Bônga thành chữ Nho không được nên lại tự ý biến Cri Bônga thành Chế Bồng Nga, hai tiếng Bồng Nga thì viết bằng chữ Nho được mà cũng không xa Bônga lắm.

Vậy đó là ba tiếng phiên âm, nhưng chỉ có tiếng đầu mới dính líu đến vua, còn hai tiếng sau thì dùng để trỏ tên nước vì họ không biết tên vua, cũng không biết vương hiệu, tức hai tiếng phiên âm sau chẳng dính líu gì đến tên hay hiệu của ông đó cả.

Một lần nữa, ta thấy rằng tiếng Chàm Ninh Thuận không phải là tiếng Chàm chánh hiệu, mà có thể chỉ là ngôn ngữ Phù Nam vì như đã nói, lãnh thổ Phù Nam ăn ra tới Khánh Hòa.

Địa danh Ba Ta Ngan và nhân danh Bônga đã cho thấy là Chàm ở trên, nói Mã Lai đúng giọng, còn Chàm Ninh Thuận thì nói sai quá xa.


Biểu số 137

Việt Nam: Cù lao
Mạ: Cu rao
Mã Lai Igorote: Cu rao
Chàm: Pi’lao
Mã Lai Á: Pu lô
Khả Lá Vàng: K’lô
Thái: Kốc
Cao Miên: Kốc

Có lẽ đây là danh từ chung cho cả hai đợt chớ không phải là danh từ riêng của đợt II. Sự biến dạng như sau:

Kốc biến thành Kốc Lô
Kốc Lô – K’Lô
Kốc Lô - Pulô
Pulô – CuRao
Cu Rao – Cù Lao

Tất cả các hòn đảo ở bờ biển Nam và Trung Việt cho tới Quy Nhơn, đều được Pháp gọi là Poulo. Nên biết rằng người Âu châu đến nước ta từ năm 1650, và họ đã đặt tên các đảo ấy trước khi xâm lăng. Có lẽ họ đặt tên theo hướng dẫn viên Phi Luật Tân chăng?

Nhưng không, ta thấy là các đảo ấy được đặt tên theo nghề nghiệp, theo thổ sản, thí dụ Poulo Gambir có nghĩa là Đảo Cau Mứt, Poulo Obi, Đảo Khoai, thì bọn thông ngôn Phi Luật Tân khó lòng thủ được vai trò nào bởi phải có sống lâu ở đó mới biết sanh hoạt của dân chúng.

Vả lại Phi Luật Tân nói là Cu-Rao chớ không hề nói là Poulo bao giờ cả mà nghĩ rằng chính họ đặt tên những cái Poulo đó.

Vậy họ phải đặt theo lối gọi của dân địa phương, tức của Chàm và Phù Nam. Thế nghĩa là người Phù Nam tồn tại vào thời đó, vì những danh từ Poulo, Obi, v.v. Cao Miên không có.

Từ Phú Quốc lên tới Quy Nhơn, có hai thứ dân địa phương là Phù Nam và Chàm, vậy Phù Nam nói cùng một thứ tiếng với Chàm, và danh từ đó quả là Pu-lô, bằng chứng là hồi cổ thời Tàu đã phiên âm đảo Chàm ở Quảng Nam là Chiêm Phù Lao, phiên âm có sai đôi chút cũng còn gần sự thật, mà sự thật có thể là Ph’lao. Thế nên trên biểu đối chiếu, trước tiếng Chàm, chúng tôi để là Ph’lao là phỏng theo lối phiên âm của Tàu đời xưa mà không so lại với lối đọc của Chàm thời nay, thấy là đã sai cả rồi khác rất xa lối đọc cách đây mấy trăm năm của Chiêm Thành.

Nhưng người Mạ mà chúng tôi hồ nghi là dân Phù Nam sống sót lại đọc là Cu-Rao, giống hệt Phi Luật Tân, chớ không là Pu-lô. Nhưng cũng có thể là vì sống chung với ta mấy trăm năm, họ biến giọng đi.

Chỉ cần 50 năm là một dân tộc đọc sai cả rồi. Hiện người miền Nam, chịu ảnh hưởng của Pháp đọc Ph giống F trong khi Ph Việt Nam khác xa F không như trong ngôn ngữ của Pháp.

Các cô ca sĩ đầu tiên cách đây 25 năm đều xuất thân ở trường đầm. Họ đọc I giống hệt của Pháp. Họ được hoan nghinh hóa ra ngày nay đa số người Việt miền Nam đọc chữ I đã sai rồi. Chữ Ch cũng vì các cô đó mà sai tuốt, các cô đọc như Ti của Pháp.

Những địa danh Chàm ở Trung Việt, được Pháp ghi trong dư đồ Việt Nam chưa lâu, thế mà nay không còn ăn khớp với lối đọc của Chàm nữa, ta biết được nó là gì, chỉ nhờ thuở xưa nó giống Nam Dương, và ta đã học tiếng Nam Dương nên mới truy ra được, chớ cả một số người Chàm cũng không biết đó là gì, bởi họ đã đọc khác rồi mà trường hợp điển hình hơn cả là trường hợp mũi Bantagan ở Quảng Ngãi.

Nam Dương: Tangan = Tay
Kim Chàm: Tơngưl = Tay

Pháp không ghi là Cap Batơngưl thì tức là người Chàm năm 1860 không đọc là Batơngưl như ngày nay.

Ngôn ngữ biến như vậy, thế mà ta truy ra được tiếng ta là tiếng Mã Lai thật quá may mắn. Danh từ Kưala sôngai = Cửa sông, ở Mã Lai Á thì thế, thế nhưng đi có vài cây số đường biển sang Sumatra, nó đã biến thành Mưala sôngai. Nếu không có cái khoen Mã Lai Á thì ta đã bị tịt ngòi trong việc tìm ngữ căn của danh từ Cửa.


*


Danh từ của Thái và Miên tuy hơi khác, nhưng vẫn thấy được là cùng gốc tổ Mã Lai là từ Kốc sang Cu Rao có cái khoen trung gian K’lô của Khả Lá Vàng.

Chúng tôi không tin là dân Phù Nam đã bị đồng hóa với Cao Miên vào giữa thế kỷ XVII mà ta di cư tới Nam Kỳ. Một dân tộc phải mất một ngàn năm mới đồng hóa được một dân tộc khác, mà phải thật văn minh kia, còn Cao Miên thì không giỏi lắm. Hơn thế, ở một chương khác chúng tôi sẽ đưa ra khám phá của một nhà khảo cổ cho biết khi diệt quốc Phù Nam, Chân Lạp chỉ chiếm được đất Cao Miên ngày nay, chớ không chiếm được đất Nam Kỳ. Vậy Pu Lô phải là danh từ của Phù Nam tức Phù Nam nói y hệt như Nam Dương.


Biểu số 133

Việt Nam: Măng (tre)
Mạ: Pang
Cao Miên: Pang


Biểu số 139

Việt Nam (kim): Trâu
Việt Nam Trung cổ: Tlu
Mường: Tlu
Khả Lá Vàng: Salu

Đó là danh từ của Mã Lai đợt I Xy Vưu, Hùng Vương. Còn danh từ của Mã Lai đợt II là:

Mã Lai: Kả Bô
Chàm: Ku Bao
Thái: Kawi
Cao Miên: Kà Bây
Mạ: Kà Bây

Khoa khảo tiền sử cho rằng Môn và Khơ Me thuộc Mã Lai đợt I, chúng tôi kiểm soát bằng ngôn ngữ và quả thấy như vậy.

Nhưng biểu đối chiếu trên cho thấy một chi tiết khác là họ vẫn có dùng danh từ của Mã Lai đợt II.

Danh từ này có lẽ đi vào ngôn ngữ Cao Miên qua dân Phù Nam. Cao Miên diệt Phù Nam, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng Phù Nam phần nào.


*


Một động từ cho Cao Miên và Chàm khiến chúng tôi ngẩn ngơ:

Chàm: Ngáp Kubao = Giết trâu
Cao Miên: Sláp Kabây = Giết trâu

Động từ Ngáp, Sláp là giết, chúng tôi tìm khắp các đảo Mã Lai, không đâu có cả mà cũng không phải là động từ đợt I, động từ đợt I là Giết, Ket, Pchkét, v.v.


Biểu số 140

Việt Nam: Chiều
Cổ ngữ Ba Thục: Chiếu
Cổ ngữ Tây Âu: Châu

Tiếng Trung Hoa chánh gốc, Buổi Chiều, họ viết là Hạ Ngọ, tức sau giờ Ngọ, đọc là Xá Wùa.

Bị đồng hóa, dân nước Ba, nước Thục và nước Tây Âu tiêu cực đề kháng, tuy bắt buộc bị nói tiếng Tàu, họ phải viết là Hạ Ngọ nhưng cứ đọc là Hà Chiếu, Hà Châu, theo gốc tổ Mã Lai trong cái gốc tổ ấy dĩ nhiên làm gì có Hạ, bởi Sau Ngọ thì được chớ Sau Chiều thì không có nghĩa gì hết. Nhưng hiện người Hẹ và người Quảng Đông nói như thế, tức nói Sau Chiều, nhưng lại nói bằng một danh từ kỳ dị gồm một tiếng Tàu Hạ, mà họ đọc là , và một tiếng Thái là Chiếu, là Châu.

Danh từ Chiều thì ta dùng của đợt Mã Lai I, nhưng danh từ Sáng thì ta lại dùng của Mã Lai II. Đó là một sự hợp tác ngộ nghĩnh tại địa bàn Hồng Hà làm vừa lòng cả hai đợt.


Biểu số 141

Việt Nam: Sáng (buổi sáng)
Mã Lai: Siang
Thái: Rong sáng (tức Rạng sáng)

Biểu đối chiếu này cũng cho thấy một điều kỳ dị là Âu tức Thái cũng có danh từ của Lạc. Có lẽ nước Tây Âu cũng có tiếp thu một mớ Lạc chạy giặc Sở, vì Thái có Nghén, một biến thể của Langít Nam Dương mà Cao Miên biến thành Nghít.

Nhưng Rạng Đông thì ta trở lại dùng danh từ của đợt I.


Biểu số 141 bis

Việt Nam: Sớm mai
Nhựt Bổn:Yoakê Maê


Biểu số 142

Việt Nam: Xóm
Cổ ngữ Ba Thục: Xâm
Mã Lai Célèbes: Tsăm

Bi
ểu số 143

Việt Nam kim (toàn quốc): Nước
Việt Nam kim (Bình Trị Thiên): Nác
Mường: Đák
Khả: Đák
Bà Na: ĐĐák
Sơ Đăng: ĐĐak
Xi Tiêng: Đáa
Mã: Đạa
Mã Lai Phi Luật Tân: Đanum
Cao Miên: Tứk
Mã Lai Á: Banyu

Chữ U trong Đanum và Banyu của Mã Lai ghi trên đây, nên đọc như chữ U của Việt Nam.

Sự biến dạng như sau: Đạ-Đá-Đák-Nác-Nước-Tứk-Banyu.

Đó là danh từ của Mã Lai đợt I. Mã Lai đợt I còn một danh từ nữa là Nam, chỉ được dân Thái dùng.

Danh từ của Mã Lai đợt II là:

Mã Lai: Ayer
Nhựt Bổn: Ây
Chàm: Ea
Rađê: Ia
Giarai: Ya

EA của Chàm, đọc thật nhanh, và nghe YA của Giarai.

Ở các đảo Mã Lai, Nam biến thành JAM. Như vậy ở các đảo Mã Lai vẫn có dùng danh từ đợt I, có lẽ đó là ảnh hưởng của Célèbes là đất của đợt I.

Nhưng như đã nói, chúng tôi không tin rằng EA của Chàm là biến thể của Ayer của Mã Lai đợt II ở Nam Dương, vì đó là danh từ Lưỡng Hà có nghĩa là NướcNữ Thần nước mà Chăm thì cũng dùng EA với cả hai nghĩa đó, thí dụ EA BlăngBà Trăng, Nữ Thần trăng.

Chúng tôi lại tìm được nhiều dấu vết Lưỡng Hà nữa trong xã hội Chàm và sẽ kể ra ở chương “Chàm”.

Ây của Nhựt Bổn mà Tây viết là EI để đọc cho đúng giọng Nhựt Bổn thì mới là không thể chối cãi là biến dạng của Ayer.

Trong xã hội Nhựt Bổn họ cũng dùng hỗn loạn danh từ của đợt I (như Kazi là Gió) và danh từ đợt II (Ây là nước) vì ở đó có cả hai đợt Mã Lai y hệt như ở Việt Nam và Chàm.

Nhưng ở Đại Hàn thì chỉ có Mã Lai đợt I mà thôi. Tuy nhiên, ở cực Nam Đại Hàn, thuở xưa có một tiểu vương quốc hé tí Hồ Nam mà sử của Tây của Tàu không có nói đến. Đó là tiểu vương quốc Nhiệm Na. Đó thuộc địa của Nhựt và ở đó thì có danh từ của cả hai đợt Mã Lai, vì ảnh hưởng Nhựt sâu đậm ở đó.

Trong nhiều xã hội Mã Lai, Nước cũng dùng để chỉ Sông, thí dụ nơi người Thái, người Chàm, người Thượng và cả các đảo Mã Lai nữa.

Sự kiện này không lạ lắm vì hình như dân tộc nào, lúc sơ khai, cũng dùng danh từ như vậy, chỉ có khác là có dân tộc đã bỏ lối cũ, có dân cứ còn giữ hoài.

Hiện ở Việt Nam, cũng có vài con sông được gọi là Nước. Ở Trung Hoa cũng có nhiều con sông được gọi là Thủy.

Nên nhớ là trong ngôn ngữ Trung Hoa, Giang ban đầu không phải là danh từ mà tên riêng của sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Sông Hoàng Hà đến đời nhà Chu, vẫn còn bị gọi là Hà Thủy (xem lại Xuân Thu và Tả Truyện: Năm U Vương thứ ba Kinh Thủy, Hà Thủy và Lạc Thủy đều cạn nơi nguồn”.

Ngày nay thì họ dùng Thủy để chỉ những con sông nhỏ, bất luận tánh cách, chớ không phải phụ lưu được gọi là Thủy, mà hễ nhỏ thì mặc dầu đổ thẳng ra biển cũng được gọi là Thủy, y hệt như dân Mã Lai.

Ba tên riêng Hà, GiangHoài bị biến thành danh từ, nhưng không vì thế mà Thủy mất địa vị, bởi đôi khi họ cũng gọi sông Dương Tử là Giang Thủy.

Nhưng sự kiện dưới đây mới là lạ. Người Giarai đọc tiếng EA của Chàm nhanh đến mức y như Ya. Nhưng ở quanh Ban Mê Thuột có những con sông tên là EA YA này, EA KRONG nọ.

Hễ EA thì không còn Ya nữa làm gì, mà hễ EA rồi thì cũng không còn Krong làm gì nữa, thế mà dân địa phương lại đặt tên như thế đó, y như ở vùng đất Việt duyên hải ở ranh giới hai tỉnh Ninh và Bình có con sông tên là sông Lòng Sông.

Hình như đó là dấu vết của hai chủ đất kế tiếp nhau, thuộc hai nhóm Mã Lai không thạo ngôn ngữ của nhau, nên chủ trước đặt tên rồi, có danh từ Sông trong đó, chủ sau lại tiếp theo mà đặt tên nữa, cũng thêm danh từ Sông nhưng bằng phương ngữ của mình.

Thí dụ người Bà Na đặt tên là Krông Pach, thế rồi người Chàm lên cai trị Cao nguyên không hiểu Krông là gì (Họ có Krong nhưng không có dấu mũ, đọc khác Krông của Bà Na), bên ngỡ Krông Pach là tên nên thêm EA ở trước, hóa ra sông đó là EA Krông Pach, tức sông Sông Pach.

Tên của sông Lòng Sông chắc cũng có nguồn gốc như thế.

Chú ý: Danh từ Thái, Nam = Nước cũng có mặt trong Việt ngữ ở độc một trường hợp. Đó là danh từ Con Nam của ta, mà giáo sư Trần Ngọc Ninh đã ngộ nhận là do Mana của chủng Mê-la-nê mà ra. Chúng tôi sẽ trở lại rành mạch về danh từ Con Nam ở biểu đối chiếu về các danh từ Ma.

Và cũng nên biết rằng ở Nam Dương cũng có danh từ Nam. Đó là ảnh hưởng của đảo Célèbes (Mã Lai đợt I). Nhưng Nam ở Nam Dương bị biến thành Jam.


Biểu số 144

Việt Nam: Non (Núi)
Cổ ngữ Ba Thục: Non
Phù Nam: B’Nam
Cao Miên: Ph’num
Mạ: Phơnơm
Bà Na Trường Sơn: Bơnơm
Thái Lan: Phu
Mã Lai: Gunong và Phunông

Đã nhận xét rồi ở chương Mã Lai chủng là các nhóm Mã Lai có thói quen không lấy hết trọn danh từ hai Xy láp, mà có nhóm lấy Xy láp đầu như Thái, có nhóm lấy Xy láp sau như Ba Thục và Việt Nam, có nhóm lấy hết nhưng biến dạng, như Cao Miên, Phù Nam và cả Việt Nam nữa: Gunông = Gò nổng.

Đây là danh từ chung của cả hai đợt Mã Lai, còn Chớ của Chàm là danh từ Mê-la-nê.

Hi là núi, trong Hi-Malaya, có mặt ở Nhựt Bổn. Còn Yama là Núi ở Nhựt Bổn thì lại không thấy nơi nào có cả.


Biểu số 144 bis

Việt Nam: Gò
Mã Lai Penong: Gun
Mã Lai Kedanh: Gua


Biểu số 145

Việt Nam: Gò Nổng
Mã Lai: Gunông


Biểu số 145 bis

Việt Nam: Sông
Mường: Không
Khả: Hông
Chàm: Krong
Bà Na: Krông
Thái: Khung (Mé Khung)
Cao Miên: Stung (Phụ lưu), Sông của Cao Miên là T’lê
Mã Lai: Sôngai


Biểu số 146

Việt Nam: Cửa
Mường: Cua
Mã Lai Á: Kưala

Trong danh từ Sông, chỉ có Việt Nam là dân gốc Mã Lai nhứt mặc dầu Chàm được xem như là dân Mã Lai, còn ta thì không xa Mã Lai nhứt là Cao Miên với danh từ T’lê của họ.

Mã Lai đợt II di cư đi xa hơn Mã Lai đợt I và có sông ngòi nhiều hơn, giỏi thủy vận hơn, thế mà lại nghèo danh từ, về sông ngòi đợt I. Quả thật thế, để chỉ con suối họ nói là Anak sôngai tức Con nít sông. Trong khi đó thì:

Thái: Houei
Việt: Suối

Họ cũng không có danh từ phụ lưu. Trong khi đó thì:

Cao Miên: Prek (Phụ lưu)
Việt Nam: Rạch (Phụ lưu)


*


Danh từ Kưala của Mã Lai chỉ để trỏ cửa sông mà thôi, chứ không hề trỏ Cửa (nhà). Nam Việt lại mượn thêm danh từ Piam của Cao Miên để chỉ Kưala và Việt hóa thành Vàm (Vàm Cỏ). Nhưng Vàm chỉ trỏ nơi sông nhỏ đổ vào sông lớn chớ không chỉ nơi sông lớn đổ ra biển như Kưala. Nam Việt cũng dùng đúng y hệt như thế. Cửa chỉ để gọi nơi cửa biển, còn Vàm thì gọi nơi giáp lưu bên trong.


Biểu số 147

Việt Nam: Cây
Khả: Ki
Mã Lai Á: Kâyu


Biểu số 118

Việt Nam: Làng = Đơn vị hành chánh tự trị
Mường: Lang = Thái ấp nhỏ (Quan Lang là chủ của Lang)
Mã Lai: T’lang = Thôn

Hiện nay ở Phi Luật Tân, làng họ nói là Barangay và danh từ này có một lịch sử kỳ dị ngộ nghĩnh nó cho ta thấy sự biến dạng của danh từ thật là thiên hình vạn trạng.

Nguyên dân Phi Luật Tân ban đầu là dân phiêu lưu ăn cướp biển từ Nam Dương đến. Họ đi bằng gay (tức ghe thuyền).

Đến nơi vì chưa khai hoang kịp, họ lâp làng ngay trên các sông ngòi mà làng này là làng gồm toàn ghe thuyền, Làng thì đã sẵn có danh từ T’lang, nhưng họ đọc sai đi, biến nó ra thành Barang. Thế thì Barangay = T’langgay = làng ghe.

Ngày nay đã hết làng ghe, làng nào cũng là làng trên bờ, nhưng họ cứ tiếp tục gọi làng là Barangay nuốt mất hết một chữ G, chớ đáng lý gì mà Barang-Gay.


Biểu số 149

Việt Nam: Tắc kè (gecko)
Nam Việt: Cắc ké (gecko)
Nam Việt: Cắc kè (caméléon)
Thái: Tuk-kae (gecko)
Cao Miên: Tắc kè (gecko)
Mã Lai: Tokek (gecko)


Biểu số 150

Việt Nam: Đò
Bà Na: Đúc
Sơ Đăng: Đoo
Khả Lá Vàng: Đo
Mã Lai Kelantan: Đogol


Biểu số 151

Việt Nam: Đũa (ăn cơm)
Việt Nam: Đôi
Mã Lai: Đua = Hai, cặp
Mã Lai: Đua Đua = Đôi đũa

Bằng vào cuộc đối chiếu này, ta biết được rằng đũa ăn cơm do đợt nhì đưa vào nước ta, chớ không phải đợt I.

Mã Lai lại có động từ Suái nghĩa là Đối. Như vậy không chắc lắm là Đối của Việt Nam do Tàu mà ra.

Mà đừng tưởng rằng Mã Lai đợt II ấy đã học với Tàu vì khoa khảo tiền sử đã đưa ra đầy đủ bằng chứng là họ thuần túy Mã Lai, về máu mủ và văn hóa.


Biểu số 152

Việt Nam: Cổ (Trung Hoa chánh gốc là Chiêl)
Cổ ngữ Ba Thục: Cú
Cổ ngữ Tây Âu: Kẻng
Kim Thái: Kủ
Cổ ngữ Mân Việt: Kẹ
Mạ: Co
Mường: Kô


Biểu số 153

Việt Nam: Bướm
Cao Miên: Bâđ
Khả Lá Vàng: Pùl
Mường: Puôm
Mã Lai Johore: K’phản ứng (?)


Biểu số 154

Việt Nam: Soi
Mã Lai Á: Sua (Rọi bằng đèn) đọc là Su-A
Mã Lai Sumatra: Tua (Rọi bằng đèn) đọc là Tu-A?
Việt Nam tối cổ: Tua (ngôi sao)
Khả Lá Vàng hiện kim: Tua (ngôi sao)

Động từ này là động từ chung cho cả hai đợt Mã Lai, nhưng thật ra ban đầu nó là danh từ, có nghĩa là ngôi sao, còn thấy được trong ca dao Việt Nam và ngôn ngữ Khả Lá Vàng.

Về sau, Mã Lai đợt II biến thành động từ Sua ta biến thành động từ Soi.

Còn danh từ Tua cũng bị ta biến thành Sao, Thái biến thành Đao. Thế nên trong Việt ngữ thái cổ là Tua mà kim là Sao.


Biểu số 155

Việt Nam: Nàng
Cao Miên: Niêng
Thái: Năng
Thái: Năng
Mã Lai Java: Nona

Ta có tĩnh từ Nõn Nà có lẽ Nona đẻ ra Nàng và Nõn nà. Ta lại có danh từ Nõn Nường, chỉ bộ phận phụ nữ, có lẽ cũng là một biến thể của Nona.


Biểu số 156

Việt Nam: Vàng
Khả Lá Vàng: Yêng
Mã Lai: Wang

Nhưng Wang lại có nghĩa là Tiền nữa, nơi Mã Lai Đồng tiền còn gọi là Mata Wang, tức Con mắt bằng vàng, tức Vàng tròn như con mắt.

Họ còn một danh từ nữa là Ảma mà đồng bào Thượng và Chàm nói là Maah, ẢmaMaah là danh từ của Mã Lai đợt I vì người Thượng trừ Giarai thì thuộc đợt I, còn danh từ Wang chắc chắn là của đợt II mà vua Hùng Vương đã mượn.

Danh từ của đợt I lại cũng bị Mã Lai mượn.

Mã Lai: Ảma
Cao Miên: Mia
Thượng: Maah
Chàm: Mah


Biểu số 157

Việt Nam: Nôn mửa
Mã Lai Johore: Mual
Mã Lai Penang: Muak

Đó là động từ của Mã Lai đợt II. Động từ của Mã Lai đợt I là:

Việt Bắc: Oẹ
Việt Nam: Ọi, Ọc, Ợ
Miến Điện, Môn và Cao Miên: Ko ẹ


Biểu số 158

Việt Nam: (Chiếu) Sáng
Khả Lá Vàng: Trắng
Mã Lai: Tárang

Các tĩnh từ chỉ màu sắc của ta, thường mượn của Mã Lai đợt II.

Có lẽ ta mượn tĩnh từ Tărang để biến thành Trắng, chớ tĩnh từ của đợt I thì là So.

Môn: Đây So = Đất trắng
Miên: Đây So = Đất trắng
Việt Nam: Đất thó = Đất trắng


Biểu số 158 bis

Việt Nam: Đen, Thâm
Thái: Lam, Đăm
Mã Lai: Hi Tam


Biểu số 159

Việt Nam: Đêm
Khả Lá Vàng và các nhóm Thượng: Mang
Mã Lai: Malam


Biểu số 160

Việt Nam: Lưỡi
Cổ ngữ Tây Âu và Ba Thục: Li
Các nhóm Thái: Lin
Mã Lai: Lidaa, Lio

Quảng Đông nói là Li là dùng Cổ ngữ Tây Âu chớ không phải đọc tiếng Tàu sai giọng chút ít. Tiếng Tàu là XửaXửa thì không thể biến thành Li. Chúng tôi đang nghiên cứu tại sao các cụ nhà nho lại đọc cái tiếng Xửa ấy thành Thiệt. Có lẽ Thiệt là danh từ Mã Lai đợt nhứt chăng? Nhưng không chắc lắm, vì Môn Khơ Me là Mã Lai đợt I, nhưng họ nói là On Đát.
Nguồn: Bách Bá»™c xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.